Bộ Công Thương: Thoái vốn doanh nghiệp lớn cần thêm thời gian

VOV.VN - Hiện Bộ Công Thương đã tích cực chủ động hỗ trợ, chỉ đạo công tác thoái vốn, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước.

Nói về vấn đề thoái vốn tại các Tập đoàn, Dự án hiện nay của Bộ Công Thương tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương ngày 14/7, bà Nguyễn Thị Hoa – Thường trực Ban Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã tích cực chủ động hỗ trợ, chỉ đạo công tác thoái vốn, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước.

Cụ thể, trên cơ sở Quyết định 58 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước và Danh mục doanh nghiệp Nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020, các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Bộ đang tập trung xây dựng, sắp xếp cổ phần hóa, kế hoạch thoái vốn tại các doanh nghiệp cổ phần hóa và trình phê duyệt theo thẩm quyền.

“Một số doanh nghiệp đã thành công khi cổ phần hóa sang công ty cổ phần, đa dạng hóa hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, tối đa hóa lợi nhuận, tạo minh bạch trong kinh doanh, tăng tối đa hiệu quả vốn Nhà nước”, bà Hoa nói.

Họp báo Bộ Công Thương ngày 14/7 giải đáp nhiều vấn đề dư luận đang quan tâm. 
Mặc dù vậy, đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương tại buổi họp báo cũng cho rằng, trong quá trình triển khai có những khó khăn nhất định do còn vướng mắc ở các văn bản quy phạm pháp luật. Các tổng công ty, tập đoàn có vốn lớn, tài sản đất đai cần có thời gian dài và kết hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương.

Đặc biệt, đối với đề án thoái vốn tại 4 Tập đoàn trực thuộc Bộ, bà Nguyễn Thị Hoa cho biết, hiện tại Bộ đã trình 3 đề án lên Chính phủ, gồm Đề án của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem).

Riêng đề án của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) hiện vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7 này. 

Hết sức tập trung theo tinh thần của Ban Chỉ đạo

Tại buổi họp báo, đề cập đến việc xử lý 12 dự án thua lỗ của ngành Công Thương, ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cho hay, đầu tháng 1/2017, Ban Chỉ đạo trực tiếp do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ là Trưởng Ban Chỉ đạo đã làm việc trực tiếp 9/12 dự án để đánh giá lại tình hình cùng với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.

Trong thời gian vừa qua, đã có gần 200 văn bản chỉ đạo quyết liệt của Ban chỉ đạo. Trên cơ sở tháo gỡ, một số dự án có chuyển biến tốt, đặc biệt là 4 dự án sản xuất phân bón đã đi vào hoạt động trở lại.

“Nguyên tắc của Ban Chỉ đạo cũng như của Thủ tướng là phải khẩn trương làm cho các dự án này tốt hơn, giải quyết mọi vướng mắc của các dự án, làm sao các dự án này phải hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ hết sức tập trung theo tinh thần của Ban Chỉ đạo”, ông Hưng khẳng định.

Thông tin thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng cho biết, các dự án tồn đọng của ngành công thương đang trong giai đoạn chờ xử lý, vì đây là những dự án thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty với quy mô vốn lớn, do đó vẫn cần có thêm thời gian để giải quyết lâu dài.

Lấy ví dụ về các dự án của ngành than, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, trong điều kiện giá than sản xuất trong nước đắt hơn giá than nhập khẩu, ngành than vẫn đang có những tính toán để làm sao, không ảnh hưởng tới 113.000 lao động của toàn ngành.

“Mỗi lao động ngành than đang có 4 - 5 người trong gia đình phụ thuộc, nên riêng đối với ngành này vẫn cần phải xem xét rất kỹ lưỡng. Bộ Công Thương cũng đã yêu cầu TKV, Tổng cục Năng lượng trình Chính phủ đề án thoái vốn ngay trong tháng 7 này”, Thứ trưởng Hải cho biết.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt để tái cơ cấu mạnh mẽ hoạt động của một số Tập đoàn, Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lớn của nền kinh tế như đồ uống, hóa chất, điện lực, than khoáng sản, dầu khí…

“Đây vừa là giải pháp mang tính trước mắt nhằm tiết giảm chi phí quản trị, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh vừa là giải pháp mang tính lâu dài để bảo đảm sự phát triển bền vững, phục vụ cho tăng trưởng bền vững của nền kinh tế trong những năm tiếp theo”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính phủ lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu, giải quyết 12 dự án thua lỗ
Chính phủ lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu, giải quyết 12 dự án thua lỗ

VOV.VN - Đối với 12 dự án thất thoát, thua lỗ lớn, Thủ tướng đã thành lập Ban Chỉ đạo nhằm xử lý đối với từng dự án cụ thể, xử lý các khoản nợ xấu.  

Chính phủ lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu, giải quyết 12 dự án thua lỗ

Chính phủ lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu, giải quyết 12 dự án thua lỗ

VOV.VN - Đối với 12 dự án thất thoát, thua lỗ lớn, Thủ tướng đã thành lập Ban Chỉ đạo nhằm xử lý đối với từng dự án cụ thể, xử lý các khoản nợ xấu.  

Phó Thủ tướng: Xử lý dứt điểm 12 dự án thua lỗ, thất thoát lớn
Phó Thủ tướng: Xử lý dứt điểm 12 dự án thua lỗ, thất thoát lớn

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình nhấn mạnh điều này khi báo cáo, giải trình chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Phó Thủ tướng: Xử lý dứt điểm 12 dự án thua lỗ, thất thoát lớn

Phó Thủ tướng: Xử lý dứt điểm 12 dự án thua lỗ, thất thoát lớn

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình nhấn mạnh điều này khi báo cáo, giải trình chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Bộ Công Thương yêu cầu PVN quyết liệt xử lý 5 dự án thua lỗ nghìn tỷ
Bộ Công Thương yêu cầu PVN quyết liệt xử lý 5 dự án thua lỗ nghìn tỷ

VOV.VN - Lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu PVN triển khai xử lý triệt để 5 dự án thua lỗ theo các phương án đã có, không sử dụng thêm nguồn vốn Nhà nước.

Bộ Công Thương yêu cầu PVN quyết liệt xử lý 5 dự án thua lỗ nghìn tỷ

Bộ Công Thương yêu cầu PVN quyết liệt xử lý 5 dự án thua lỗ nghìn tỷ

VOV.VN - Lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu PVN triển khai xử lý triệt để 5 dự án thua lỗ theo các phương án đã có, không sử dụng thêm nguồn vốn Nhà nước.