Doanh nghiệp Nhật Bản “đau đầu” vì chính sách thuế ở Việt Nam

VOV.VN - Có doanh nghiệp cho biết để được hoàn thuế VAT sẽ phải trình rất nhiều thủ tục phức tạp, hay có những “gợi ý” về khoản chi phí không chính thức.

70% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam cho rằng, sẽ có ý định mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong tương lai, tuy nhiên, môi trường kinh doanh tại Việt Nam vẫn cần phải cải thiện nhiều điểm nghẽn hơn nữa. Đây là chia sẻ của các doanh nghiệp Nhật Bản cùng các chuyên gia tại Hội thảo “Mô hình hợp tác phi vốn chủ sở hữu tại Việt Nam - Thúc đẩy mô hình hợp tác thương mại mới giữa Nhật Bản và ASEAN” do Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 30/3, tại Hà Nội.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản năm 2017 đạt hơn 33 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 16,841 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2016; nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 16,592 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ 2016.

70% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam muốn tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, sản xuất vì Việt Nam.
Ông Naoki Takeuchi, Đại diện JETRO tại Hà Nội cho biết, với những thuận lợi về môi trường kinh doanh mà Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực cải thiện, cộng với sự ổn định về tình hình chính trị - xã hội, khả năng tăng trưởng của thị trường cao, có đến 70% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam cho biết, rất muốn tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, sản xuất vì Việt Nam. So với nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản.

Đại diện Jetro cho biết, trong số các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia khảo sát về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, số lượng làm ăn có lãi chiếm 65,1%, tăng 2,3 điểm phần trăm so với năm 2016. Đáng chú ý, doanh nghiệp Nhật Bản tỏ ra khá tự tin về khai thác thị trường.

Báo cáo của JETRO cho thấy, có 80% doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng, sản phẩm của họ có tính ưu việt về chất lượng nên các sản phẩm của Nhật Bản có khả năng được người tiêu dùng nước sở tại đón nhận cao hơn so với sản phẩm, dịch vụ của nước khác. Tuy nhiên, cũng có tới 60% doanh nghiệp chỉ ra những khó khăn trong việc “đào tạo và đảm bảo nguồn nhân lực” trong khai thác, mở rộng thị trường.

Cũng theo ông Naoki Takeuchi, báo cáo được Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam vừa công bố đã chỉ ra 5 rủi ro trong môi trường đầu tư mà các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam phải đối mặt.  

Trong đó phải kể đến tốc độ tăng chi phí nhân công đang tăng cao (61,6% ý kiến DN nhận định), hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và vận dụng pháp luật không rõ ràng (46,9%), cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện (38,2%), thủ tục hành chính phức tạp (39,5%) và cơ chế, thủ tục thuế phức tạp (42%). Trong 5 rủi ro này, yếu tố về thủ tục thuế được các doanh nghiệp phàn nàn nhiều nhất.

Theo ông Naoki Takeuchi, những chính sách về thuế luôn là vấn đề khiến các doanh nghiệp Nhật Bản đau đầu trong nhiều năm qua. “Có doanh nghiệp cho biết, để được hoàn thuế VAT sẽ phải trình rất nhiều thủ tục phức tạp, hay có những “gợi ý” về khoản chi phí không chính thức nếu muốn nhanh về mặt thời gian, giảm thủ tục… Đây là những điểm nghẽn mà môi trường kinh doanh Việt Nam cần phải khắc phục”, ông Naoki Takeuchi nhấn mạnh.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư kinh doanh tại Việt Nam còn phản ánh những khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện tại Việt Nam. Theo khảo sát của JETRO, tỷ lệ cung ứng nguyên phụ liệu của Việt Nam trong năm 2017 có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2016, đạt tỷ lệ 33,2%, tỷ lệ này thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực như Trung Quốc hơn 67%, Thái Lan gần 57%, Indonesia hơn 45%.

Tại hội thảo, hầu hết các ý kiến của doanh nghiệp, giới chuyên gia Nhật Bản đều cho rằng, ngoài các doanh nghiệp lớn, còn có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nhật Bản sang đầu tư tại Việt Nam, bởi vậy, các doanh nghiệp mong muốn chính sách, cơ chế của Việt Nam cần phải rất cụ thể, rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi, và tạo sự hấp dẫn không chỉ với các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn cả đối với các doanh nghiệp nhiều nước khác trên thế giới khi có ý định tham gia đầu tư tại Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn của doanh nghiệp Nhật Bản
Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn của doanh nghiệp Nhật Bản

VOV.VN -  Việt Nam sẽ tiếp tục là địa điểm đầu tư quan trọng của các DN nước ngoài, trong đó có DN Nhật Bản.

Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn của doanh nghiệp Nhật Bản

Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn của doanh nghiệp Nhật Bản

VOV.VN -  Việt Nam sẽ tiếp tục là địa điểm đầu tư quan trọng của các DN nước ngoài, trong đó có DN Nhật Bản.

Doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác đầu tư với Việt Nam
Doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác đầu tư với Việt Nam

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp mong muốn mở rộng đầu tư sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới.

Doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác đầu tư với Việt Nam

Doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác đầu tư với Việt Nam

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp mong muốn mở rộng đầu tư sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới.

Khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam
Khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam

VOV.VN -  Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định Việt Nam luôn khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.

Khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam

Khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam

VOV.VN -  Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định Việt Nam luôn khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.