Đơn hàng giảm mạnh, doanh nghiệp cần trợ lực

VOV.VN - Để duy trì sản xuất, các DN phải nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, thay đổi cách điều hành, tiết giảm tất cả chi phí và đang mong chờ những chính sách hỗ trợ thiết thực hơn.

9 tháng qua, số lượng đơn hàng của các DN ở Bình Dương giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm 2022. Để duy trì sản xuất, các DN phải nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, thay đổi cách điều hành, tiết giảm tất cả chi phí và đang mong chờ những chính sách hỗ trợ thiết thực hơn. Đây là nội dung được đề cập tại Hội nghị tiếp xúc các hiệp hội ngành hàng và DN đầu tư trong nước do UBND tỉnh Bình Dương tổ chức vào ngày 12/10.

Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn

Bình Dương được xem là “thủ phủ” ngành chế biến gỗ với doanh số xuất khẩu hằng năm đạt 40-45% cả nước. Thế nhưng, từ đầu năm 2023 đến nay, đơn hàng giảm đến 60% khiến DN điêu đứng. Để có thể trụ vững, các DN đã dốc toàn lực, sử dụng nguốn vốn tích lũy mua nguyên liệu sản xuất và trả lương cho công nhân. Các DN cố gắng thay đổi cách điều hành, tiết giảm tất cả chi phí để duy trì hoạt động, giữ chân công nhân. Mặt khác, DN chủ động tìm kiếm đơn hàng, giảm giá bán để có thêm khách hàng.

Ông Hoàng Kiều Phong, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương cho biết, để vượt qua giai đoạn khó khăn, bên cạnh việc tự cứu mình, các DN gỗ rất cần sự hỗ trợ từ phía chính quyền. “DN kiến nghị tỉnh hỗ trợ cho hiệp hội mạnh hơn về vấn đề xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, để các DN có thể tiếp cận những đơn hàng mới, từ đó có thể vực dậy hoạt động của các DN gỗ”, ông Phong đề xuất.

Các DN thuộc Hiệp hội cơ điện của Bình Dương cho rằng, chưa bao giờ việc tiếp cận vốn vay khó như hiện nay. Trong khi DN đang “đuối sức”, các ngân hàng lại yêu cầu phải có tài sản thế chấp, thay vì tài sản tín chấp như trước đây. Các DN mong muốn ngân hàng đồng hành, tạo điều kiện duy trì đơn hàng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm do DN Việt sản xuất. Mặt khác, tăng cường kết nối doanh nghiệp FDI sử dụng sản phẩm của DN Việt để tạo chuỗi liên kết.

“Các đơn vị chức năng trong tỉnh như Ban Quản lý khu công nghiệp, Sở Kế hoạch- Đầu tư, các Sở, ban ngành khi tiếp xúc xúc tiến đầu tư với nhà đầu tư bắt đầu có ý định về Bình Dương, nên cho các Hiệp hội, các DN trong tỉnh có cung cấp sản phẩm dịch vụ tiếp xúc với họ. Từ đó tạo thành chuỗi liên kết để phát triển bền vững cùng nhau. Còn nếu họ đã tìm được đối tác từ các nước khác Bình Dương sẽ không có đất để làm”, ông Trần Thành Trọng - Chủ tịch Hiệp hội cơ điện tỉnh đề xuất.

Còn bà Trương Thị Thuý Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội da giày-túi xách tỉnh Bình Dương cho rằng, hiện nay DN dệt may đang kiệt quệ do đứt gãy đơn hàng. Để DN tồn tại, chính quyền cần tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận chính sách, đồng thời xem xét lại việc di dời nhà máy từ phía Nam lên phía Bắc.

“Theo quy định của tỉnh Bình Dương, trong năm 2025 bắt đầu di dời nhiều DN, cơ sở sản xuất, tuy nhiên các DN nghĩ rằng nên kéo dài thêm thời gian. Nghĩa là từ 2025-2030, tùy theo sức mạnh của DN còn tồn tại, họ có thể thu xếp chuyển đi. Không nên áp đặt vào thời điểm nào, nếu vậy DN khó tồn tại”, bà Liên nói.

Nhiều DN khác cũng nêu lên những khó khăn nội tại, như vướng ở các thủ tục hành chính, chậm cấp giấy phép cho lao động nước ngoài, khó thông quan hàng hóa, vướng mắc khi thực hiện các quy định mới về phòng cháy chữa cháy…

Không để kiến nghị doanh nghiệp lặp lại

Trước khó khăn của DN, tại buổi tiếp xúc, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các sở, ngành hỗ trợ tháo gỡ. Đối với những khó khăn nội tại và thuộc thẩm quyền, lãnh đạo tỉnh yêu cầu các đơn vị phải giải quyết nhanh và không để doanh nghiệp lặp lại kiến nghị vào những lần tiếp xúc, gặp gỡ tiếp theo.

Về nỗi lo di dời nhà máy từ phía Nam lên phía Bắc của gần 3.000 DN, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương cho biết, sẽ cân nhắc cụ thể các chính sách và lộ trình phù hợp, các tiêu chí xem xét DN di dời, chuyển đổi công năng hay ở lại. Sở cũng sẽ tăng cường kết nối các hiệp hội để ghi nhận vướng mắc của DN, chuyển các đơn vị giải quyết.

Đối với vấn đề xúc tiến thương mại, Sở Công Thương đã phối hợp phát triển các dịch vụ hỗ trợ DN tìm kiếm đối tác kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tăng cường xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài. 

“Năm 2024 Bình Dương sẽ có chương trình xúc tiến thương mại ra nước ngoài, trong đó chú trọng thị trường Mỹ, châu Âu, châu Á. Trên cơ sở khảo sát nhu cầu thực tế của hiệp hội, DN, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh, ban hành những chương trình tổ chức, hỗ trợ cho DN”, bà Phan Thị Khánh Duyên - Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Dương cho biết.

Theo Cục Hải quan Bình Dương, thời gian qua đã triển khai các giải pháp hỗ trợ DN thông quan hàng hoá thuận lợi, trong đó khai trương tuyến vận chuyển hàng hoá qua Trung Quốc bằng đường sắt tại ga Sóng Thần, mở ra phương thức vận chuyển mới, giảm chi phí cho DN.

Với kiến nghị của DN về khó tiếp cận vốn vay hỗ trợ lãi suất 2% để phục vụ sản xuất, kinh doanh, NHNN chi nhánh Bình Dương cho biết, đang tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất nhằm tạo điều kiện cho các DN tiếp cận gói vay. Tính đến ngày 31/8/2023, chi nhánh các NHTM trong tỉnh Bình Dương đã hỗ trợ 59 khách hàng với số tiền vay gần 32 tỷ đồng.

“NHNN Việt Nam tại Bình Dương đã thành lập 2 tổ xuống các DN tiếp cận, xem khó khăn, vướng mắc nào thuộc khía cạnh ngân hàng thì trực tiếp tháo gỡ. DN nào đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định nhưng các tổ chức, tín dụng không xử lí, chi nhánh sẽ có văn bản gửi NHNN Việt Nam, có sự chỉ đạo đối với hội sở ngân hàng đó”, ông Võ Đình Phong - Giám đốc NHNN chi nhánh Bình Dương khẳng định.

Để ghi nhận những đóng góp của DN cho sự phát triển của tỉnh Bình Dương, chiều 12/10, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp mặt kỷ niệm 78 năm ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh DN, doanh nhân tiêu biểu năm 2023.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cơ hội và thách thức với cộng đồng doanh nghiệp trong nỗ lực tăng trưởng xanh
Cơ hội và thách thức với cộng đồng doanh nghiệp trong nỗ lực tăng trưởng xanh

VOV.VN - Trong nỗ lực xanh hoá, các chuyên gia khẳng định, thời gian qua, các bộ ngành đã có nhiều cố gắng nhằm đưa ra những chương trình, hành động, lộ trình hiện thực hoá mục tiêu ... nhưng thực tiễn hoạt động doanh nghiệp cho thấy cần cải thiện hệ thống pháp lý sát thực hơn nữa, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế mới.

Cơ hội và thách thức với cộng đồng doanh nghiệp trong nỗ lực tăng trưởng xanh

Cơ hội và thách thức với cộng đồng doanh nghiệp trong nỗ lực tăng trưởng xanh

VOV.VN - Trong nỗ lực xanh hoá, các chuyên gia khẳng định, thời gian qua, các bộ ngành đã có nhiều cố gắng nhằm đưa ra những chương trình, hành động, lộ trình hiện thực hoá mục tiêu ... nhưng thực tiễn hoạt động doanh nghiệp cho thấy cần cải thiện hệ thống pháp lý sát thực hơn nữa, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế mới.

Làm gì để xốc lại tinh thần kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp?
Làm gì để xốc lại tinh thần kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp?

VOV.VN - Khó khăn của cộng đồng DN đang phải đối mặt là rất lớn khiến cho “sức khoẻ” DN bị bào mòn. Trong khi đó, những rào cản kinh doanh tiếp tục tăng, sự chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính gây thêm khó khăn, làm nản lòng chủ DN, nhà đầu tư.

Làm gì để xốc lại tinh thần kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp?

Làm gì để xốc lại tinh thần kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp?

VOV.VN - Khó khăn của cộng đồng DN đang phải đối mặt là rất lớn khiến cho “sức khoẻ” DN bị bào mòn. Trong khi đó, những rào cản kinh doanh tiếp tục tăng, sự chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính gây thêm khó khăn, làm nản lòng chủ DN, nhà đầu tư.

Cộng đồng doanh nghiệp có một “sân chơi” để cùng phát triển
Cộng đồng doanh nghiệp có một “sân chơi” để cùng phát triển

VOV.VN - Trải qua 60 năm thành lập (27/4/1963 - 27/4/2003), VCCI đã và đang góp phần vào sự lớn mạnh của cộng đồng DN, doanh nhân nói riêng và quá trình phát triển của đất nước nói chung.

Cộng đồng doanh nghiệp có một “sân chơi” để cùng phát triển

Cộng đồng doanh nghiệp có một “sân chơi” để cùng phát triển

VOV.VN - Trải qua 60 năm thành lập (27/4/1963 - 27/4/2003), VCCI đã và đang góp phần vào sự lớn mạnh của cộng đồng DN, doanh nhân nói riêng và quá trình phát triển của đất nước nói chung.

Nhiều thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp trong năm 2023
Nhiều thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp trong năm 2023

VOV.VN - Các chuyên gian kinh tế dự báo, năm 2023 nền kinh tế nước ta sẽ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài. Do đó, để ứng phó với bối cảnh này, các doanh nghiệp cần đưa ra những kịch bản chi tiết, đối sách hợp lý để có thể tiếp tục trụ vững và phát triển trong thời gian tới.

Nhiều thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp trong năm 2023

Nhiều thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp trong năm 2023

VOV.VN - Các chuyên gian kinh tế dự báo, năm 2023 nền kinh tế nước ta sẽ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài. Do đó, để ứng phó với bối cảnh này, các doanh nghiệp cần đưa ra những kịch bản chi tiết, đối sách hợp lý để có thể tiếp tục trụ vững và phát triển trong thời gian tới.