“Dù lý do gì, nhưng nếu không có thuốc điều trị là có lỗi với nhân dân”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, dù bất cứ lý do nào nhưng nếu không có thuốc để điều trị cho bệnh nhân là có lỗi nặng với nhân dân, bằng mọi giá phải giải quyết để chấm dứt tình trạng này.

Bằng bất cứ giá nào cũng phải chấm dứt tình trạng thiếu thuốc

Nói về những bất cập, vướng mắc mà ngành Y tế đang gặp phải tại buổi thảo luận tại Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà Nội) cho rằng, y tế Việt Nam đã và đang bị chao đảo và đến nay vẫn còn chưa thực sự hết chao đảo. Cán bộ y tế ồ ạt xin ra khỏi khu vực công, thuốc men, sinh phẩm vẫn bị thiếu, việc mua sắm trang thiết bị đồng bộ cho bệnh viện đang bị đứt gãy, đình đốn, vấn đề tự chủ bệnh viện có nguy cơ bị đổ vỡ.

“Nguyên nhân thì có nhiều, tuy nhiên cần thấy dù bất cứ lý do nào mà không có thuốc để điều trị cho bệnh nhân là có lỗi nặng với nhân dân, bằng mọi giá chúng ta phải giải quyết để chấm dứt tình trạng này. Cần thấy không thực hiện được tự chủ ở các bệnh viện hạng cao, tuyến cuối đó là một sự thất bại, mà nguyên nhân trước hết là do thiếu quyết tâm, thiếu phương pháp và kể cả sự bạc nhược. Rất mong Chính phủ, Bộ Y tế tập trung tháo gỡ vấn đề này, trong đó điều quan trọng nhất là giao cho bệnh viện tự chủ thì phải cho họ được tự chủ, đặc biệt là tự chủ về tài chính và tự chủ về nhân lực”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.

Ông Trí nhấn mạnh, tự chủ bệnh viện là một cơ chế, cơ chế tự chủ đã thực hiện ở Việt Nam hàng chục năm nay, tự chủ toàn phần, tự chủ một phần, nhờ đó đã giảm bớt gánh nặng kinh phí của Chính phủ hàng chục ngàn tỷ mỗi năm. Với Nghị định 60/2021, các bệnh viện hạng cao hoàn toàn có thể được tự chủ với mức hợp lý từ nhóm 1 đến 3.

Đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình) cũng cho rằng, tình trạng thiếu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trong thời gian vừa qua có nguyên nhân từ tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ thanh, kiểm tra của ngành y tế. Tại tỉnh Thái Bình trong 9 tháng đầu năm 2022, các gói đấu thầu thấp tập trung ở cấp địa phương thì cơ sở y tế tỉnh đã triển khai đấu thầu mua sắm 304 gói thầu, nhưng số trúng thầu chỉ được từ 60-70% đối với danh mục trúng thầu, thậm chí có gói thầu không trúng đến 91,4%. Để hoàn thành được các mục tiêu chăm sóc sức khỏe, bảo vệ nhân dân nhưng vẫn đáp ứng được kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chia sẻ khó khăn, thách thức với ngành y tế trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục, trong lúc chưa thể sửa chữa được văn bản pháp luật.

Bác sỹ làm việc trong môi trường áp lực, nguy hiểm nhưng... lương thấp

Về vấn đề nguồn nhân lực, đại biểu Trần Khánh Thu khẳng định, nhân lực y tế luôn có vai trò quan trọng quyết định đến việc thành công hay thất bại trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Kế hoạch đặt ra chỉ tiêu phấn đấu năm 2023 đạt 12 bác sỹ/10.000 dân, trong khi năm 2022 ước tính là 10 bác sỹ/10.000 dân. Như vậy, đồng nghĩa với năm 2023 cần tăng thêm 20.000 bác sỹ, đây là một vấn đề thách thức với ngành y tế nếu như không có giải pháp căn cơ trước mắt để hạn chế tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc, thôi việc, bởi để đào tạo được một cán bộ y tế giỏi không phải một sớm một chiều.

Có nhiều nguyên nhân, song theo đại biểu đoàn Thái Bình, ly do đến từ áp lực công việc quá cao. Nhưng không phải hiện nay ngành y tế mới làm việc trong áp lực như vậy.

“Trong thời gian thảo luận Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vừa qua, các đại biểu cũng đã nêu quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của người hành nghề, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều để hướng tới mục tiêu lấy người bệnh làm trung tâm. Nhưng có lẽ chưa bao giờ những vụ bạo hành nhân viên y tế lại dễ dàng như trong thời gian qua và đặc biệt lại xảy ra sau 2 năm chống dịch COVID-19. Khi mỗi cán bộ y tế làm việc liên tục với cường độ cao, môi trường làm việc nguy hiểm, trong thời gian kéo dài, áp lực từ dư luận xã hội lên toàn ngành sau những sai phạm được phát hiện đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, động lực làm việc của mỗi cán bộ, viên chức ngành y tế”, đại biểu Trần Khánh Thu nói.

Bên cạnh đó, theo đại biểu đoàn Thái Bình, lương và chế độ phụ cấp đối với viên chức ngành y tế trong hệ thống y tế công lập là thấp, nhất là tại các cơ sở y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Theo quy định chế độ lương và phụ cấp hiện nay thì một bác sỹ sau khi học 6 năm, 18 tháng thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề. Nếu tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập ngay thì được hưởng mức lương là 3.486.000 đồng và với phụ cấp ưu đãi nghề là 40% sau khi trừ nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các loại phí khác thì một bác sỹ mức lương còn lại chưa đến 4 triệu đồng và một điều dưỡng thì chưa đến 3 triệu đồng, mức lương này chỉ đảm bảo một phần nhu cầu cuộc sống. Một nguyên nhân nữa đó là do áp lực về việc thiếu điều kiện, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Nói thêm về những vướng mắc trong ngành Y tế hiện nay, đại biểu Trần Khánh Thu cho hay, các bệnh viện đang vướng mắc trong công tác tài chính của cơ sở y tế, nguồn chi trả lương và phụ cấp cho viên chức, nguồn kinh phí mua thuốc, hóa chất, vậy tư y tế của các đơn vị sự nghiệp y tế đang hoạt động tự chủ được trích từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị thông qua giá dịch vụ y tế.

Trong khi giá dịch vụ y tế chưa tính đủ các yếu tố cấu thành định mức kinh tế kỹ thuật, các chi phí trực tiếp đã lạc hậu so với thị trường. Nguồn tài chính của đơn vị thì được xác định từ 2 nguồn cơ bản là ngân sách nhà nước cấp và bảo hiểm y tế chi trả. Ngân sách nhà nước cấp cho y tế và bảo hiểm y tế có tăng nhưng tổng chi chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người vẫn thấp, tỷ lệ chi tiền từ túi hộ gia đình vẫn ở mức cao, là trên 40% tổng chi. Độ bao phủ bảo hiểm y tế rộng nhưng chưa bền vững, bằng chứng là tỷ lệ bảo hiểm y tế giảm khi người dân không còn được hỗ trợ của Nhà nước.

Từ những bất cập trên, đại biểu kiến nghị Quốc hội có những giải pháp cấp bách đưa vào nghị quyết kỳ họp kịp thời tháo gỡ, xem xét tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện được gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc theo quy định tại mục 3.1 Nghị quyết số 30. Đại biểu Trần Khánh Thu cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo giải quyết dứt điểm tồn đọng liên quan đến chi phí khám, chữa bệnh đang chưa được thanh toán do vượt tổng mức thanh toán, đôn đốc thực hiện giải ngân gói đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống y tế cũng như phân bổ ngân sách nhà thích hợp cho ngành y tế ổn định và phát triển.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng tháo gỡ các vấn đề bất cập mà ngành y tế đang gặp phải là việc cấp bách mà cả nước đang chờ đợi và muốn được Quốc hội, Chính phủ hành động ngay.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa kiến nghị cần có ngay giải pháp tháo gỡ để ngành y tế khôi phục được năng lực và điều kiện hoạt động như trước thời kỳ COVID. Những giải pháp này cần đồng bộ từ các quy định về đấu thầu thuốc và trang thiết bị y tế cho đến việc tăng thu nhập, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ y tế công cũng như các tồn tại, vướng mắc trong bảo hiểm y tế. Nếu hệ thống y tế không được củng cố ngay cả về con người và cơ sở vật chất thì chẳng những không đáp ứng được vai trò, nhiệm vụ với hàng chục triệu nhân dân, người lao động, cán bộ, công nhân, viên chức, cán bộ hưu trí và người dân diện chính sách, càng không thể chống chịu được khi dịch bệnh bùng phát lại hay là phát sinh mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mạnh dạn từ chối những thuốc không cần thiết, lập hàng rào kỹ thuật để có thuốc tốt
Mạnh dạn từ chối những thuốc không cần thiết, lập hàng rào kỹ thuật để có thuốc tốt

VOV.VN - PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu Quốc hội khoá XV, Phó Chủ tịch Hội Dược học Việt Nam nêu thực tế: Chúng ta nhập khẩu những thuốc mà Việt Nam đã sản xuất được rất nhiều.

Mạnh dạn từ chối những thuốc không cần thiết, lập hàng rào kỹ thuật để có thuốc tốt

Mạnh dạn từ chối những thuốc không cần thiết, lập hàng rào kỹ thuật để có thuốc tốt

VOV.VN - PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu Quốc hội khoá XV, Phó Chủ tịch Hội Dược học Việt Nam nêu thực tế: Chúng ta nhập khẩu những thuốc mà Việt Nam đã sản xuất được rất nhiều.

Bình Định đảm bảo công tác đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế
Bình Định đảm bảo công tác đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế

VOV.VN -Trong bối cảnh nhiều bệnh viện thiếu thuốc, vật tư y tế cho công tác chữa bệnh, Ngành Y tế tỉnh Bình Định đã chủ động trong công tác đấu thầu thuốc, vật tư y tế. Nhờ đó, các bệnh viện ở tỉnh Bình Định cơ bản đảm bảo nguồn cung thuốc, vật tư y tế phục vụ công tác khám và chữa bệnh.

Bình Định đảm bảo công tác đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế

Bình Định đảm bảo công tác đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế

VOV.VN -Trong bối cảnh nhiều bệnh viện thiếu thuốc, vật tư y tế cho công tác chữa bệnh, Ngành Y tế tỉnh Bình Định đã chủ động trong công tác đấu thầu thuốc, vật tư y tế. Nhờ đó, các bệnh viện ở tỉnh Bình Định cơ bản đảm bảo nguồn cung thuốc, vật tư y tế phục vụ công tác khám và chữa bệnh.

Gia tăng bệnh nhân mắc lao kháng thuốc ở Đắk Lắk
Gia tăng bệnh nhân mắc lao kháng thuốc ở Đắk Lắk

VOV.VN - Từ tháng 5/2022 đến nay, khi kết thúc nhiệm vụ tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid- 19, trở lại hoạt động khám, chữa bệnh lao, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Đắk Lắk đã tiếp nhận và điều trị gần 20 trường hợp mắc lao kháng thuốc, tăng khoảng 50% so với các năm trước.

Gia tăng bệnh nhân mắc lao kháng thuốc ở Đắk Lắk

Gia tăng bệnh nhân mắc lao kháng thuốc ở Đắk Lắk

VOV.VN - Từ tháng 5/2022 đến nay, khi kết thúc nhiệm vụ tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid- 19, trở lại hoạt động khám, chữa bệnh lao, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Đắk Lắk đã tiếp nhận và điều trị gần 20 trường hợp mắc lao kháng thuốc, tăng khoảng 50% so với các năm trước.

Bệnh viện thiếu thuốc, bác sĩ phải bỏ tiền túi mua thuốc cứu bệnh nhân nặng
Bệnh viện thiếu thuốc, bác sĩ phải bỏ tiền túi mua thuốc cứu bệnh nhân nặng

VOV.VN - "Có thời điểm khó khăn, cấp bách trong công tác điều trị bệnh nhưng thiếu thuốc, vật tư y tế, người nhà bệnh nhân phải tự mua . Đã có nhiều trường hợp bác sĩ, nhân viên y tế âm thầm tự bỏ tiền túi để mua sinh phẩm y tế, thuốc để kịp thời cứu chữa người bệnh".

Bệnh viện thiếu thuốc, bác sĩ phải bỏ tiền túi mua thuốc cứu bệnh nhân nặng

Bệnh viện thiếu thuốc, bác sĩ phải bỏ tiền túi mua thuốc cứu bệnh nhân nặng

VOV.VN - "Có thời điểm khó khăn, cấp bách trong công tác điều trị bệnh nhưng thiếu thuốc, vật tư y tế, người nhà bệnh nhân phải tự mua . Đã có nhiều trường hợp bác sĩ, nhân viên y tế âm thầm tự bỏ tiền túi để mua sinh phẩm y tế, thuốc để kịp thời cứu chữa người bệnh".