Hàng hóa cung ứng tại thị trường TP.HCM và một số tỉnh thành phía Nam được cải thiện

VOV.VN - Tại TP.HCM, tính đến 11h sáng nay (9/7) hàng hóa cung ứng tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích được cải thiện nhưng vẫn còn thiếu cục bộ một số nơi tại một số thời điểm.

Tại TP.HCM, tình hình cung ứng hàng hóa tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích được cải thiện, tuy nhiên, tại hệ thống siêu thị Co.op mart hay hệ thống Bách Hoá Xanh xảy ra tình trạng thiếu hàng cục bộ. Các siêu thị AEON lượng thực phẩm tươi sống cung ứng tương đối đầy đủ, lượng người mua đông, tuy nhiên do tuân thủ quy tắc 5K nên hạn chế lượng người vào siêu thị cùng lúc nên còn đông người phải chờ để vào siêu thị.

Các hệ thống siêu thị khác như Lotte, MM Mega Market hàng thực phẩm tươi sống cung ứng còn hạn chế. Tại một số chợ truyền thống còn hoạt động có sự giám sát chặt chẽ của lực lượng chức năng tuân thủ nguyên tắc chống dịch 5K nên số quầy sạp cung ứng hàng thực phẩm hoạt động ít hơn nhiều so với ngày thường, việc cung ứng hàng hóa cũng hạn chế.

Do TP.HCM có 3 chợ đầu mối ngừng hoạt động, dẫn tới chuỗi cung ứng nông sản bị xáo trộn. Trong khi đó, việc vận chuyển, cung ứng rau, củ, quả từ Lâm Đồng; lợn hơi, gia cầm từ Đông Nai, Tiền Giang về TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai rất khó khăn, người vận chuyển phải có giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 mới được vào TP.HCM và tỉnh Đồng Nai, trong khi việc xét nghiệp và chờ kết quả xét nghiệm mất nhiều chi phí và thời gian.

Tại tỉnh Đồng Nai, đến trưa ngày hôm nay (9/7) các siêu thị, trung tâm thượng mại, cửa hàng tiện ích, chợ duy trì đầy đủ hàng thực phẩm tươi sống. Tại chợ truyền thống, rau, củ, quả, trứng thịt cung ứng đầy đủ, giá bình quân tăng 10 - 20% so với ngày thường. Các mặt hàng phục vụ cho công tác phòng chống dịch Covid-19 như khẩu trang y tế, nước rửa tay sức mua có tăng nhẹ so với bình thường, nguồn cung dồi dào, giá cả không thay đổi.

Tại tỉnh Bình Dương, nguồn cung hàng hóa cơ bản đáp ứng đủ, tại các chợ truyền thống, giá cả hàng hóa các mặt hàng rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống có sự tăng giá từ 50 - 100% từng loại, từng mặt hàng, nguyên nhân do một số chợ bị phong tỏa toàn bộ hoặc một phần, một số chợ tự phát, các cơ sở bán lẻ đóng cửa tạm thời, nên người dân có tâm lý mua thực phẩm tích trữ dẫn đến giá cả tăng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người tiêu dùng phàn nàn chất lượng hàng hóa trên thương mại điện tử
Người tiêu dùng phàn nàn chất lượng hàng hóa trên thương mại điện tử

VOV.VN - Có đến 72% người tiêu dùng phàn nàn về những vấn đề liên quan đến chất lượng hàng hóa trên thương mại điện tử.

Người tiêu dùng phàn nàn chất lượng hàng hóa trên thương mại điện tử

Người tiêu dùng phàn nàn chất lượng hàng hóa trên thương mại điện tử

VOV.VN - Có đến 72% người tiêu dùng phàn nàn về những vấn đề liên quan đến chất lượng hàng hóa trên thương mại điện tử.

Đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người tiêu dùng trong mùa dịch Covid-19
Đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người tiêu dùng trong mùa dịch Covid-19

VOV.VN - Trước diễn biến của dịch Covid-19, các cửa hàng tiện ích, siêu thị… đã lên kế hoạch đảm bảo nguồn cung hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân

Đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người tiêu dùng trong mùa dịch Covid-19

Đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người tiêu dùng trong mùa dịch Covid-19

VOV.VN - Trước diễn biến của dịch Covid-19, các cửa hàng tiện ích, siêu thị… đã lên kế hoạch đảm bảo nguồn cung hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng 5 tháng giảm 3,9%
Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng 5 tháng giảm 3,9%

VOV.VN - 5 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.919.000 tỷ đồng, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng 5 tháng giảm 3,9%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng 5 tháng giảm 3,9%

VOV.VN - 5 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.919.000 tỷ đồng, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.