Hậu Giang: Đắng lòng người trồng mía

(VOV) - Giá mía xuống thấp, khó bán, nước lũ lại đang về rình rập đe dọa khiến người nông dân lo lắng không yên.


Từ trụ sở UBND xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, con kênh Xáng xuôi về thị trấn Cây Dương, cả đoạn kênh dài gần 10 km vậy mà chỉ có duy nhất một chiếc ghe đang thu mua mía tại ấp 8. Mặc cho trời mưa, chị Trần Thị Yến Nhi, người bán mía vẫn ngồi trước mái hiên nhìn những người làm công vác những bó mía cuối cùng lên ghe cho thương lái. 

Giá mía hiện tại tụt xuống từ 200 - 250 đồng/kg so với đầu vụ (Ảnh: Dân Việt)

Chị Nhi tâm sự: “Năm ngoái, trồng 2 công được 17 tấn, năm nay chỉ có 15 tấn, vì lấy cọc trước nên mía vẫn giữ được giá 900 đồng/kg”.

Chỉ có những người lấy cọc trước hoặc bán mía hồi đầu vụ mới có được may mắn như chị Trần Thị Yến Nhi, bán được mía với giá từ 900 - 1000 đồng/kg, còn hiện tại giá mía đã tụt xuống từ 200 - 250 đồng/kg so với đầu vụ. 

Do giá mía nguyên liệu đang ở mức thấp, người dân không có lợi nhuận cao nên phần lớn các hộ dân trồng mía nơi đây có ý định neo mía thêm một thời gian chờ giá lên. Tuy nhiên, việc này cũng gặp khó khăn vì hiện nước lũ đang về. 

Nhìn 4 công mía đã đến ngày thu hoạch nhưng chưa bán được, chị Bùi Thị Cẩm Nhung ở ấp Mỹ Hòa, xã Hòa Mỹ than thở: “Mía tới thu hoạch rồi, kể như nước lép rồi mà hổng có ghe mía ai vô coi hết trơn đó. Bây giờ mía rẻ quá, dân chúng lỗ muốn chết đây, như tiền ngọn, tiền phân, nhân công nữa làm sao mà có lời”.

Theo tính toán của người dân trồng mía, với chi phí thuê mướn nhân công  ở các công đoạn thu hoạch như: đốn, vác, cân mía hiện khoảng 200.000 đồng/tấn mía nguyên liệu, cộng với chi phí mua giống, mua phân bón, nếu bán với giá hiện tại, người trồng mía cầm chắc từ lỗ đến hòa vốn. 

Chính vì e ngại chuyện đem “tiền cũ đổi tiền mới” mà nhiều hộ do dự không muốn bán. Tính đến thời điểm này, toàn huyện Phụng Hiệp mới chỉ thu hoạch được hơn 2.000ha trên tổng số 9.000 ha mía. Điều đáng nói là hiện nay trên diện tích mía chưa thu hoạch tại các xã vùng trũng như Hòa Mỹ, Hòa An, Tân Long, Long Thạnh nước lũ đã tràn về. 

Tại xã Hòa An, ông Trần Ngọc Vũ, Phó Chủ tịch UBND xã nhìn dòng nước lũ mà thắc thỏm khi toàn xã vẫn còn hơn 300 ha mía chưa thu hoạch: “Nước đã lên khoảng 10 ngày nay, mà đặc biệt do mưa nhiều, nước ở trên đổ về, thành ra 3 ngày nay nước lên rất nhanh, đến hôm nay những vùng trũng đã ngập từ 1 đến 2 tấc. Các nhà máy đường phải tranh thủ hơn, chứ không khéo tình trạng mía chết như năm ngoái lại tiếp diễn xảy ra sẽ ảnh hưởng lớn cho bà con mình”.

Để cứu nguy cho người dân trồng mía, trong gần một tháng qua, Lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang, Sở NN&PTNT tỉnh cùng huyện Phụng Hiệp đã có nhiều cuộc làm việc với Hiệp hội mía đường Việt Nam, các nhà máy đường trong tỉnh để tìm giải pháp khả thi theo hướng có lợi cho người trồng mía.

Tuy nhiên, hiện giá mía vẫn đứng yên một chỗ, trong khi nước lũ thì ngày một nhích lên. Lũ không biết chờ và chuyện người trồng mía trắng tay khi mía chết vì lũ như năm ngoái sẽ xảy ra nếu như trong tháng 10 này mía không được thu hoạch. Mía thì ngọt nhưng lòng người trồng mía lúc này đang đắng ngắt; rất cần một giải pháp tức thời nhằm giải cứu cho người trồng mía ở Hậu Giang trong giai đoạn hiện nay./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp mía đường khó thật hay khó giả?
Doanh nghiệp mía đường khó thật hay khó giả?

Bất ổn trong tiêu thụ đường chỉ là một trong những dẫn chứng cụ thể cho việc thiếu cân đối cung –cầu, sản xuất không bền vững và chưa có chiến lược phù hợp.

Doanh nghiệp mía đường khó thật hay khó giả?

Doanh nghiệp mía đường khó thật hay khó giả?

Bất ổn trong tiêu thụ đường chỉ là một trong những dẫn chứng cụ thể cho việc thiếu cân đối cung –cầu, sản xuất không bền vững và chưa có chiến lược phù hợp.

Nông dân ĐBSCL bán mía chạy lũ
Nông dân ĐBSCL bán mía chạy lũ

Trước tình hình lũ đe dọa vùng mía nguyên liệu lớn nhất ở Hậu Giang, 4 nhà máy đường vừa vào vụ sớm ở ĐBSCL đang khẩn trương mua mía chạy lũ giúp dân.  

Nông dân ĐBSCL bán mía chạy lũ

Nông dân ĐBSCL bán mía chạy lũ

Trước tình hình lũ đe dọa vùng mía nguyên liệu lớn nhất ở Hậu Giang, 4 nhà máy đường vừa vào vụ sớm ở ĐBSCL đang khẩn trương mua mía chạy lũ giúp dân.  

Người trồng mía nguyên liệu bị “ngăn sông cấm chợ”
Người trồng mía nguyên liệu bị “ngăn sông cấm chợ”

Cùng xe mía, bán cho Nhà máy đường Ayun Pa thì không sao, nhưng chở đi bán nơi khác sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt nặng vì lỗi "quá khổ quá tải".

Người trồng mía nguyên liệu bị “ngăn sông cấm chợ”

Người trồng mía nguyên liệu bị “ngăn sông cấm chợ”

Cùng xe mía, bán cho Nhà máy đường Ayun Pa thì không sao, nhưng chở đi bán nơi khác sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt nặng vì lỗi "quá khổ quá tải".

Cháy lớn thiêu rụi nhiều ha mía đường
Cháy lớn thiêu rụi nhiều ha mía đường

Trên 5ha mía đang trong thời kỳ cho thu hoạch của Công ty mía đường Lam Sơn bị cháy rụi hoàn toàn gây thiệt hại hàng tỷ đồng.  

Cháy lớn thiêu rụi nhiều ha mía đường

Cháy lớn thiêu rụi nhiều ha mía đường

Trên 5ha mía đang trong thời kỳ cho thu hoạch của Công ty mía đường Lam Sơn bị cháy rụi hoàn toàn gây thiệt hại hàng tỷ đồng.