Hiệu quả của DNNN phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng

VOV.VN - Chính phủ đã phải đi vay bằng phát hành trái phiếu, rồi cấp vốn cho DN, nếu làm ăn chỉ đủ trả lãi vay thì không có hiệu quả.

Trao đổi với VOV bên lề kỳ họp, Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) cho rằng: Kỳ họp này các Đại biểu Quốc hội phải suy nghĩ về những giải pháp để làm sao kinh tế tăng trưởng trở lại. Vì tiềm năng của chúng ta là tăng trưởng từ 7,5% trở lên và có những giai đoạn như 1995-1996 chúng ta tăng trưởng 9,5%, rồi giai đoạn 2005-2006, tăng trưởng 8,5%. Trong khi đó 4 năm nay chúng ta chỉ tăng trưởng 5,6%.

“Như vậy, đã đến lúc phải có sự đột phá, nhưng phải có cơ sở. Đó là, muốn tăng trưởng bền vững phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Trong 4 năm qua chúng ta đã tập trung ổn định kinh tế vĩ mô thì đã đến lúc phải tăng trưởng. Giải pháp nào đạt tăng trưởng chính là mục tiêu các đại biểu quốc hội cần phải đưa ra trong kỳ họp này” – Đại biểu Trần Hoàng Ngân nói.

Theo Đại biểu Trần Hoàng Ngân, một trong những giải pháp quan trọng của Quốc hội là phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, phải đưa ra được những luật đi vào thực tiễn, phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế đang phát sinh. Ví dụ, chúng ta nói cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, vậy Luật Đầu tư công phải thể chế hóa; rồi Luật quản lý vốn DN Nhà nước cũng phải sớm hoàn thiện, vì DN là nơi sử dụng nhiều tài sản của quốc gia. Luật này phải làm sao gắn trách nhiệm của DN đóng góp vào sự tăng trưởng, nguồn thu của ngân sách.

Luật đầu tư công đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, nhưng điều quan trọng, theo Đại biểu Trần Hoàng Ngân là việc thể chế, cụ thể hóa để làm sao gắn được với trách nhiệm của người cấp phép đầu tư cũng như cơ quan thẩm định đầu tư, phê duyệt đầu tư, ra chủ trương đầu tư phải gắn với trách nhiệm đó và để dự án đó đi vào cuộc sống. Bởi vì quá trình phát triển nền kinh tế của ta để nâng cao chất lượng cuộc sống cần phảu tiếp tục đầu tư công, nhưng người dân mong muốn thà không làm thì thôi nhưng đã làm thì phải có hiệu quả, chống lãng phí và phải có một sự giám sát không phải chỉ của đại biểu quốc hội mà của toàn bộ hệ thống chính trị để luật hiệu quả.

Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp… sẽ tiếp tục được thông qua tại kỳ họp này. Đó là những luật rất quan trọng góp phần thúc đẩy tinh thần của các doanh nhân, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh trong thời gian tới và để có nguồn thu.

Nói rõ hơn về Luật quản lý vốn Nhà nước, Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, làm sao để đồng vốn được quản lý chặt chẽ, phát huy được hiệu quả và quản lý của chúng ta. Còn về phía doanh nghiệp muốn chứng minh được hiệu quả phải thể hiện là lợi nhuận anh có không? Và lợi nhuận đó không phải chỉ là có lời mà phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng. Bởi Chính phủ đã phải đi vay bằng phát hành trái phiếu, rồi cấp vốn cho DN. Nếu DN chỉ có lời mà không đủ bù để trả lãi tiền lãi trái phiếu thì làm sao đánh giá được hiệu quả.

“Do vậy, phải đảm bảo được tính minh bạch, công khai để người dân giám sát được và tránh được những trường hợp trong quá khứ vừa qua, phải làm rõ hơn trách nhiệm của người đại diện vốn nhà nước, cơ quan quản lý vốn nhà nước, tách bạch được bộ phận quản trị với bộ phận chủ sở hữu. Chúng ta không thể để một bộ vừa là cơ quan quản lý nhà nước vừa đại diện vốn nhà nước” – ông Trần Hoàng Ngân nói.

Ở một khía cạnh khác, theo ông Trần Hoàng Ngân, thế mạnh của Việt Nam là ở nền nông nghiệp hiện đại và ngành du lịch phát triển trên cơ sở danh lam, thắng cảnh của Việt Nam, nhiều di sản thế giới, di tích lịch sử, bờ biển dài và đẹp… Không có lý do gì Việt Nam không phát triển ngành du lịch để thu hút ngoại tệ, góp phần vào tăng trưởng.

Cũng theo Đại biểu Trần Hoàng Ngân, người dân hiện nay quan tâm nhất là chất lượng cuộc sống. Muốn cải thiện được chất lượng cuộc sống thì chúng ta phải tăng trưởng thì mới có nguồn tài chính. Không có tài chính thfi không thể chăm lo cho dân một cách chu đáo được. Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân thông qua vấn đề y tế chẳng hạn. Chúng ta không thể chấp nhận sự chậm trễ trong việc xây dựng các bệnh viên mới phù hợp và đáp ứng được nhu cầu người dân.

Theo cảm nhận của Đại biểu Trần Hoàng Ngân, mỗi đại biểu đều thể hiện tâm huyết của mình vì trước khi đến cuộc họp này, ĐBQH tiếp xúc cử tri và cử tri gửi gắm vào đó nhiều, nhất là việc làm sao để nâng cao đời sống, phúc lợi của người dân cũng như chăm sóc tốt hơn cuộc sống người dân hiện nay, đảm bảo chữ “AN”: an toàn giao thông, an bình, yên tâm trong sinh hoạt hàng ngày và làm sao đời sống người dân ngày càng phát triển.

Nhân đây, ông Trần Hoàng Ngân chia sẻ một con số về sự cải thiện giữa tăng trưởng kinh tế và đời sống người dân. Năm 1991, GDP đầu người của Việt Nam là 143 USD/năm và chúng ta đứng ở vị trí 184, thấp nhất thế giới. Đến năm 2012, GDP đạt khoảng 1.600 USD/người/năm, chúng ta đứng ở vị trí thứ 155. Và năm 2013, GDP đạt bình quân 1.911 USD/người và đứng thứ 132. “Vấn đề là làm sao mức sống của người dân phải cao hơn nữa” – ông Trần Hoàng Ngân nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cổ phần hóa 16 doanh nghiệp nhà nước trong quý I
Cổ phần hóa 16 doanh nghiệp nhà nước trong quý I

So với kế hoạch cổ phần hóa 423 doanh nghiệp trong 2 năm 2014 và 2015 thì đây vẫn là  kết quả khá khiêm tốn.

Cổ phần hóa 16 doanh nghiệp nhà nước trong quý I

Cổ phần hóa 16 doanh nghiệp nhà nước trong quý I

So với kế hoạch cổ phần hóa 423 doanh nghiệp trong 2 năm 2014 và 2015 thì đây vẫn là  kết quả khá khiêm tốn.

Có nên tồn tại cơ chế Bộ chủ quản với doanh nghiệp Nhà nước?
Có nên tồn tại cơ chế Bộ chủ quản với doanh nghiệp Nhà nước?

VOV.VN -Nhiều đại biểu cho rằng cần sớm xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản để đảm bảo công bằng trong hoạt động kinh doanh của các DN.

Có nên tồn tại cơ chế Bộ chủ quản với doanh nghiệp Nhà nước?

Có nên tồn tại cơ chế Bộ chủ quản với doanh nghiệp Nhà nước?

VOV.VN -Nhiều đại biểu cho rằng cần sớm xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản để đảm bảo công bằng trong hoạt động kinh doanh của các DN.

Thủ tướng chủ trì giao ban tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà Nước
Thủ tướng chủ trì giao ban tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà Nước

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà Nước.

Thủ tướng chủ trì giao ban tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà Nước

Thủ tướng chủ trì giao ban tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà Nước

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà Nước.

Siêu “bộ” quản lý doanh nghiệp Nhà nước: Nên hay đừng?
Siêu “bộ” quản lý doanh nghiệp Nhà nước: Nên hay đừng?

VOV.VN - “Nếu thành lập cơ quan chuyên ngành thì lại trở về mô hình bao cấp, là sự thụt lùi, kìm hãm sự phát triển của DN”.

Siêu “bộ” quản lý doanh nghiệp Nhà nước: Nên hay đừng?

Siêu “bộ” quản lý doanh nghiệp Nhà nước: Nên hay đừng?

VOV.VN - “Nếu thành lập cơ quan chuyên ngành thì lại trở về mô hình bao cấp, là sự thụt lùi, kìm hãm sự phát triển của DN”.

Chỉ đạo mô hình tổ chức Đảng trong doanh nghiệp Nhà nước
Chỉ đạo mô hình tổ chức Đảng trong doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN - Phải đảm bảo giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo tập trung, thống nhất của đảng bộ trong doanh nghiệp

Chỉ đạo mô hình tổ chức Đảng trong doanh nghiệp Nhà nước

Chỉ đạo mô hình tổ chức Đảng trong doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN - Phải đảm bảo giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo tập trung, thống nhất của đảng bộ trong doanh nghiệp

Mới sắp xếp được 92 doanh nghiệp nhà nước trong 9 tháng
Mới sắp xếp được 92 doanh nghiệp nhà nước trong 9 tháng

VOV.VN - Trong số các doanh nghiệp được sắp xếp đó, cổ phần hóa 71 doanh nghiệp; giá trị thoái vốn ngoài ngành gấp 3,6 lần năm ngoái.

Mới sắp xếp được 92 doanh nghiệp nhà nước trong 9 tháng

Mới sắp xếp được 92 doanh nghiệp nhà nước trong 9 tháng

VOV.VN - Trong số các doanh nghiệp được sắp xếp đó, cổ phần hóa 71 doanh nghiệp; giá trị thoái vốn ngoài ngành gấp 3,6 lần năm ngoái.