Hình ảnh: Sôi động nghề cá ở Cát Bà – Hải Phòng

VOV.VN - Nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản không chỉ mang lại nguồn lợi cho ngư dân, mà còn góp phần lớn phát triển kinh tế cho huyện đảo Cát Hải.

Ngư trường Cát Bà có diện tích trên 450 hải lý vuông, nổi bật với nhiều loại tôm, mực; các loại cá quý như cá hồng, cá phèn, cá trích, cá hố, cá dưa, cá hồng… có giá trị kinh tế cao.
Ngư trường có trên 1.000 tàu đánh cá hoạt động, công suất từ 90-350 CV. Đây không chỉ là ngư trường quen thuộc của ngư dân địa phương, mà còn thu hút hàng nghìn ngư dân từ các tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Định…
Hình thức khai thác phổ biến trên ngư trường là đánh bắt ven lộng, xa bờ bằng lưới vây, lưới kéo, câu, chụp mực…
Nghề cá truyền thống giải quyết việc làm cho hơn 80% lao động địa phương với thu nhập khá. Năm 2016, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng của Cát Hải là trên 9 nghìn tấn.
Bên cạnh khai thác, nhiều năm gần đây, nghề nuôi thủy sản ở Cát Bà phát triển mạnh, tăng nhanh cả về diện tích, sản lượng và chủng loại. Sản lượng trung bình trên 10.000 tấn, tập trung vào cá song, tôm sú, ngao, tu hài…
Nghề nuôi thủy sản tập trung chủ yếu tại khu vực bến Bèo và vịnh Lan Hạ dưới dạng nuôi cá lồng bè. Những lồng bè giữa mặt nước xanh và núi đá của khu Dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà (UNESCO công nhận năm 2004) còn là điểm du lịch hấp dẫn cho du khách.
Thủy hải sản tại Cát Bà đa phần được các thương lái, đại lý thu mua trực tiếp, cung cấp cho các tỉnh bạn và cả xuất khẩu.
Nhiều tàu cập bờ mang theo hải sản cung cấp cho các nhà hàng du lịch tại thị trấn Cát Bà. Vịnh Cát Bà hàng ngày có 200 - 300 tàu thuyền đánh bắt cá của ngư dân neo đậu, tạo nên khung cảnh đông vui, nhộn nhịp.
Buổi sáng tới chợ trung tâm thị trấn Cát Bà, du khách dễ bị choáng ngợp bởi những loại hải sản tươi rói vừa mang từ các thuyền lên.

Hải sản phong phú cũng tạo nên thương hiệu nước mắm nổi tiếng Cát Hải (tên cũ Vạn Vân) đã đi vào câu ca “Dưa La, húng Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét”.
Nghề cá gắn bó với người dân huyện đảo, tạo nên các giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc như các lễ hội thủy thần, cầu ngư, đua thuyền rồng, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá bội thu.
Cùng với du lịch, nghề cá là một trong những mũi nhọn kinh tế của Cát Hải. Ngư dân địa phương liên tục được hỗ trợ vay vốn đóng mới, bảo hiểm tàu cá, tuyên truyền phổ biến pháp luật...
Cát Hải đang trên đà phát triển dịch vụ cảng biển và dịch vụ hậu cần nghề cá, phát triển nghề cá gắn với quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường bền vững.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển bền vững nghề cá là ưu tiên của cộng đồng APEC
Phát triển bền vững nghề cá là ưu tiên của cộng đồng APEC

VOV.VN - Mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên từ biển... là vấn đề được quan tâm của cộng đồng APEC

Phát triển bền vững nghề cá là ưu tiên của cộng đồng APEC

Phát triển bền vững nghề cá là ưu tiên của cộng đồng APEC

VOV.VN - Mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên từ biển... là vấn đề được quan tâm của cộng đồng APEC

Sắp hoàn thiện Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá vịnh Bắc bộ
Sắp hoàn thiện Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá vịnh Bắc bộ

VOV.VN - Dự án trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá vịnh Bắc bộ trên huyện đảo tiền tiêu Cô Tô (Quảng Ninh) sẽ hoàn thiện vào tháng 7 năm nay.

Sắp hoàn thiện Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá vịnh Bắc bộ

Sắp hoàn thiện Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá vịnh Bắc bộ

VOV.VN - Dự án trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá vịnh Bắc bộ trên huyện đảo tiền tiêu Cô Tô (Quảng Ninh) sẽ hoàn thiện vào tháng 7 năm nay.

Hội Nghề cá phản đối Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Hội Nghề cá phản đối Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

VOV.VN - Hội Nghề cá khẳng định, đây là hành động phi lý của phía Trung Quốc, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam trên Vùng Đặc quyền kinh tế.

Hội Nghề cá phản đối Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Hội Nghề cá phản đối Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

VOV.VN - Hội Nghề cá khẳng định, đây là hành động phi lý của phía Trung Quốc, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam trên Vùng Đặc quyền kinh tế.