Italy: Bất ổn chính trị bao phủ thị trường tài chính toàn cầu
VOV.VN -Thị trường tài chính toàn cầu đang chịu sức ép bởi cuộc khủng hoảng chính trị tại Italy cùng với những thách thức khác trên trường quốc tế.
Đồng euro đã giảm giá xuống mức thấp nhất so với đô la Mỹ (USD) trong gần một năm qua. Các nhà đầu tư lo ngại Italy đang đối mặt với một cuộc bầu cử mới vào cuối mùa hè năm nay sau khi các đảng dân tuý bất thành trong việc thành lập chính phủ liên minh.
Italy đang đứng trước triển vọng sẽ có một cuộc bầu cử mới sau khi các đảng dân tuý hoài nghi về châu Âu thất bại trong việc thành lập chính phủ.
Phản ứng của thị trường trước tình hình rối loạn tại Italy
-
Đồng euro đă trượt xuống mức thấp nhất so với USD kể từ tháng 7/2016 từ $1,1669 xuống còn $1,1531.
-
Các thị trường chứng khoán châu Âu chao đảo, với chỉ số chứng khoán Italy giảm 2,7%, chỉ số DAX của Đức giảm 1,5%, chỉ số FTSE (Anh) và CAC 40 (Pháp) giảm 1,3%.
-
Lợi tức trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm của Italy tăng đáng kể từ 2,69% lên 3,10% do các nhà đầu tư vì lo ngại về sự bất ổn chính trị đã chuyển các tài sản đầu tư an toàn hơn.
-
Lợi tức trai phiếu chính phủ Mỹ giảm từ 2,93% xuống còn 2,78% và tỉ lệ thấp nhất kể đầu tháng 4 năm nay.
-
Giá chứng khoán Mỹ cũng giảm, với chỉ số S&P giảm 31,47 điểm hay 1,2% còn 2,689,86 và chỉ số Down Jon giảm 39,64 điểm hay 1,6% còn 24361,45.
'Italy nên giải quyết vấn đề trong phạm vi khu vực đồng euro'
Một quan chức cấp cao Bộ Tài chính Mỹ dấu tên cho biết Italy cần phải tháo gỡ của cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay đồng thời ở lại khu vực đồng euro.
Ông nói: “Tôi nghĩ tốt hơn là họ cần phải giải quyết mọi việc trong phạm vi đồng euro mà không gây xáo trộn lớn và chắc chắn người Italy có cơ hội làm điều đó”. Theo quan chức này, không có nguy cơ tức thì đe doạ đến sự ổn định của một hệ thống tài chính lớn hơn.
Vì sao Italy có ý nghĩa quan trọng?
Italy là nền kinh tế lớn thứ ba trong khu vực châu Âu sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007- 2009, nước Nam Âu này đã gặp nhiều khó khăn trong việc tăng trưởng và nợ nần chồng chất. Các nhà đầu tư lo ngại các đảng phái hoài nghi châu Âu có thể thành lập một chính phủ trong tương lai có khuynh hướng bài trừ đồng euro hay cam kết chi tiêu có thể gây ra sự bất ổn lớn hơn trong khối.
Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo?
Italy có thể tiến hành cuộc bầu cử mới vào cuối mùa hè năm nay sau khi Tổng thống Italy ngăn chặn những nỗ lực của hai đảng hoài nghi châu Âu - Phong trào 5 sao dân tuý (M5M) và Phe cánh tả trong việc thành lập một chính phủ liên minh. Ông Mattarella đã giao phó cho nhà kinh tế Carlo Cottarelli, người đã từng làm việc ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thành lập một chính phủ tạm quyền song chưa chắc giành được sự ủng hộ cần có của nghị viện Italy.
Và không chỉ riêng cuộc khủng hoảng chính trị tại Italy, những vấn đề thách thức khác cũng đang đè nặng các thị trường toàn cầu, bao gồm những căng thẳng trong thương mại quốc tế đối với hàng rào thuế bảo hộ của Mỹ và những lo ngại xung quanh tương lai hiệp ước hạt nhân Iran 2015 cùng với những diễn biến khó lường trong quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên./.