Khu kinh tế chuyên biệt – điểm nhấn đưa Cần Thơ phát triển nhanh và bền vững

VOV.VN - Nhiều giải pháp đưa kinh tế Cần Thơ phát triển nhanh và bền vững thời gian tới đã được đưa ra từ các chuyên gia, doanh nghiệp, cán bộ quản lý tham dự Diễn đàn Kinh tế thường niên TP. Cần Thơ năm 2024 do Viện Kinh tế-Xã hội TP. Cần Thơ tổ chức ngày 15/11.

Với chủ đề “Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư nhằm phát triển thành phố Cần Thơ nhanh và bền vững”, diễn đàn có các tham luận chính và phiên diễn giả thảo luận với các vấn đề trọng tâm. Các đại biểu cho rằng, là thành phố trung tâm vùng ĐBSCL, song việc thu hút đầu tư vào Cần Thơ chưa đạt được kỳ vọng do cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, hệ thống đường bộ, cảng và logistics vẫn chưa phát triển đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư lớn; thủ tục hành chính phức tạp; thiếu cơ chế chính sách mang tính đột phá; chưa có giải pháp trong việc đa dạng hóa nguồn vốn thông qua việc thu hút đầu tư nguồn vốn ngoài ngân sách, thu hút FDI để phát triển Cần Thơ nhanh và bền vững.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ nêu rõ, thành phố đang gặp các khó khăn, thách thức trong thu hút đầu tư; chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố đúng hướng nhưng còn chậm, 2 khu vực Công nghiệp-xây dựng và Dịch vụ phát triển chưa tương xứng (chỉ dịch chuyển tăng từ 1 đến 2 điểm phần trăm).

Theo ông Nguyễn Khánh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế - Xã hội TP. Cần Thơ, hạ tầng logistics và hạ tầng giao thông là một trong những điểm nghẽn lớn nhất kìm hãm thu hút đầu tư vào Cần Thơ nói riêng và các tỉnh vùng ĐBSCL nói chung. Mặc dù, hiện nay Trung ương đã quan tâm đầu tư cho vùng ĐBSCL nhưng giao thông liên kết vùng còn hạn chế so với các khu vực khác trên cả nước (chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của Vùng).

“Các doanh nghiệp quyết định đầu tư vào TP. Cần Thơ thì hạ tầng là điều họ quan tâm nhất, thứ hai là quỹ đất sạch, thứ ba là nguồn nguyên liệu để san lấp các công trình trọng điểm của các doaanh nghiệp, các dự án. Thành phố cũng đang đánh giá lại các Nghị quyết, cơ chế chính sách đặc thù và đề xuất những cơ chế, chính sách mới mang tính vượt trội hơn, động lực mới, trong đó kỳ vọng phát triển mô hình Khu kinh tế chuyên biệt (diện tích khoảng 6.000 ha) với không gian phát triển rộng hơn. Ngoài ra, còn hướng tới đổi mới những lĩnh vực về tài chính, về giáo dục đào tạo, logistics, thương mại dịch vụ;...” – ông Nguyễn Khánh Tùng thông tin thêm.

Tại diễn đàn, các đại biểu cũng đề xuất Cần Thơ ưu tiên các giải pháp dài hạn, tập trung vào phát triển bền vững và cân bằng giữa hạ tầng giao thông và đô thị hóa, nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong lưu thông, phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; cần phải thay đổi tư duy, quan điểm từ cơ quan quản lý, hiểu hơn về nhu cầu của doanh nghiệp và nhà đầu tư; đồng thời, Cần Thơ cũng cần có chính sách đặc thù cho nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư sơ cấp, hạ tầng chiến lược.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chậm phục hồi kinh tế, năm 2023 ĐBSCL mất dần lợi thế về môi trường kinh doanh
Chậm phục hồi kinh tế, năm 2023 ĐBSCL mất dần lợi thế về môi trường kinh doanh

VOV.VN - Ngày 12/12, tại Cần Thơ, Liên Đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Lễ Công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2023. Nghiên cứu nhận định kinh tế vùng ĐBSCL phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022 nhưng chậm hẳn lại trong năm 2023.

Chậm phục hồi kinh tế, năm 2023 ĐBSCL mất dần lợi thế về môi trường kinh doanh

Chậm phục hồi kinh tế, năm 2023 ĐBSCL mất dần lợi thế về môi trường kinh doanh

VOV.VN - Ngày 12/12, tại Cần Thơ, Liên Đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Lễ Công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2023. Nghiên cứu nhận định kinh tế vùng ĐBSCL phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022 nhưng chậm hẳn lại trong năm 2023.

Mô hình kinh tế tuần hoàn tạo việc làm, giải quyết ô nhiễm môi trường ở ĐBSCL
Mô hình kinh tế tuần hoàn tạo việc làm, giải quyết ô nhiễm môi trường ở ĐBSCL

VOV.VN - Những thống kê từ ngành nông nghiệp cho thấy, số lượng rơm rạ khổng lồ mà vựa lúa ĐBSCL tạo ra mỗi năm lên tới hàng chục triệu tấn nhưng 70% số rơm rạ bị đốt hoặc vùi vào đồng ruộng. Nếu rơm rạ được tận dụng để làm nấm, phân hữu cơ sẽ gia tăng giá trị cho ngành nông nghiệp, người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định.

Mô hình kinh tế tuần hoàn tạo việc làm, giải quyết ô nhiễm môi trường ở ĐBSCL

Mô hình kinh tế tuần hoàn tạo việc làm, giải quyết ô nhiễm môi trường ở ĐBSCL

VOV.VN - Những thống kê từ ngành nông nghiệp cho thấy, số lượng rơm rạ khổng lồ mà vựa lúa ĐBSCL tạo ra mỗi năm lên tới hàng chục triệu tấn nhưng 70% số rơm rạ bị đốt hoặc vùi vào đồng ruộng. Nếu rơm rạ được tận dụng để làm nấm, phân hữu cơ sẽ gia tăng giá trị cho ngành nông nghiệp, người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định.

Tăng hợp tác kinh tế - xã hội sâu rộng giữa TP.HCM với các tỉnh ĐBSCL
Tăng hợp tác kinh tế - xã hội sâu rộng giữa TP.HCM với các tỉnh ĐBSCL

VOV.VN - Chương trình liên kết kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL thời gian qua được đánh giá hết sức hiệu quả và cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới.

Tăng hợp tác kinh tế - xã hội sâu rộng giữa TP.HCM với các tỉnh ĐBSCL

Tăng hợp tác kinh tế - xã hội sâu rộng giữa TP.HCM với các tỉnh ĐBSCL

VOV.VN - Chương trình liên kết kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL thời gian qua được đánh giá hết sức hiệu quả và cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới.

Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp
Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

VOV.VN - Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng với vùng ĐBSCL. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL đã tạo điều kiện cho kinh tế vùng phát triển.

Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

VOV.VN - Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng với vùng ĐBSCL. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL đã tạo điều kiện cho kinh tế vùng phát triển.