Khủng hoảng Ukraine khiến kinh tế Nga thiệt hại nặng nề

VOV.VN - Sau những bất đồng xảy ra tại Ukraine, kinh tế Nga được dự báo sẽ ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ông Timothy Ash, chuyên gia kinh tế trưởng về thị trường mới nổi tại Ngân hàng Standard London cho rằng: “Nga sẽ là bên thiệt hại lớn trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Niềm tin tiêu dùng, đầu tư trong và ngoài nước sẽ chịu ảnh hưởng lớn. Theo đó, các khoản đầu tư sẽ giảm và có khả năng các nhà đầu tư sẽ thoái lui khỏi thị trường Nga. Ngoài ra, các ngân hàng của Nga tại Ukraine chắc chắn sẽ bị thua lỗ, đồng Rúp tiếp tục mất giá khiến tăng trưởng kinh tế của quốc gia này sẽ bị đình trệ.”.

Khủng hoảng tại Ukraine khiến đồng Rúp của Nga sụt giá thê thảm (Ảnh: BBC)

Trong  báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra tháng trước, trưởng phái đoàn Antonio Spilimbergo cho rằng nước Nga cần một mô hình kinh doanh mới đa dạng hơn để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

Trong năm 2013, GDP của Nga đạt 2 nghìn tỷ USD, là mức thấp nhất trong vòng 4 năm do tiêu dùng yếu đi và đầu tư chững lại cùng với nhu cầu năng lượng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga chỉ tăng 1,3% trong năm ngoái, là tốc độ thấp nhất kể từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 đến nay.

Cuộc khủng hoảng Ukraine là một trong những nguyên nhân chính đẩy tỷ giá đồng Rúp Nga giảm 9% từ đầu năm đến nay, mức giảm mạnh thứ nhì trong số 24 đồng tiền của các thị trường mới nổi được Bloomberg theo dõi, sau đồng Peso của Argentina.

Riêng trong ngày 3/3 vừa rồi, đồng Rúp mất giá 1,8% so với USD ngay cả sau khi Ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất cơ bản 150 điểm và bán khoảng 12 tỷ USD ra thị trường để cứu tỷ giá.

Ngoài ra, chỉ số chứng khoán chủ chốt trên thị trường chứng khoán Nga là Micex Index cũng giảm tới 13% trong  ngày hôm qua.

Theo hãng tin Bloomberg, hành động của Nga ở Ukraine cũng có thể làm xói mòn những nỗ lực tìm kiếm các khoản vay quốc tế trị giá 8 tỷ USD mà ít nhất 10 công ty Nga, trong đó có tập đoàn VimpelCom của tỷ phú Mikhail Fridman, đang thực hiện.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cảnh báo rằng, Nga có thể bị loại khỏi nhóm 8 nước công nghiệp phát triển (G-8), đóng băng tài sản và ra các lệnh cấm đi tới một số nơi trên thế giới đối với các quan chức Nga. Cảnh báo này có thể buộc các ngân hàng nước ngoài đánh giá lại xem có nên cho các công ty Nga vay vốn hay không.

Việc giới đầu tư bán tháo cổ phiếu Nga vừa rồi có thể khiến nhiều người nhớ lại diễn biến thị trường khi Nga đưa quân vào Georgia, một nước Liên Xô cũ, hồi năm 2008. Khi đó, Nga chỉ can thiệp vào Georgia trong 5 ngày, nhưng 6 tháng sau đó, giới đầu tư đã rút ít nhất 290 tỷ USD khỏi Nga, theo ước tính của ngân hàng BNP Paribas. Theo ước tính của Bloomberg, trong 5 tháng sau cuộc can thiệp, tổng giá trị tài sản ròng của 25 người giàu nhất Nga đã sụt giảm 230 tỷ USD.

Ngay trước khi căng thẳng leo thang tại Kiev, Thứ trưởng Bộ Kinh tế Nga Andrei Klepach đã nhận định rằng, các dòng vốn chạy khỏi Nga đang tăng và có thể đạt 35 tỷ USD trong quý 1, cao hơn một nửa mức thoái vốn khỏi Nga trong năm 2013 là 63 tỷ USD.

Bên cạnh đó, các công ty Nga cũng có các khoản đầu tư trong các lĩnh vực năng lượng, quốc phòng và nông nghiệp ở Ukraine. Nước này là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Nga, với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 39,6 tỷ USD trong năm 2013, trong đó Nga xuất khẩu sang Ukraine đạt 23,8 tỷ USD, nhập khẩu đạt 15,8 tỷ USD.

Quan trọng hơn cả đối với Nga là hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Ukraine mà qua đó, hãng dầu khí quốc doanh Gazprom của Nga xuất khẩu khí đốt sang châu Âu. Một nửa số khí đốt mà Nga xuất sang châu Âu đi qua hệ thống này. Nga hiện là nguồn cung đáp ứng khoảng 1/4 nhu cầu khí đốt của châu Âu.

Tuy vậy, theo đánh giá của ông Michael Ganske, trưởng bộ phận thị trường mới nổi thuộc công ty Rogge Global Partners ở London, ông Putin vẫn tỏ ra cứng rắn với vấn đề Ukraine.

Ông Ganske cho rằng, Nga coi thị trường 45 triệu dân của Ukraine là chìa khóa cho mục tiêu xây dựng một khối thương mại cạnh tranh với EU.

“Putin quan tâm tới nền kinh tế Nga, nhưng ông ấy quan tâm nhiều hơn tới vị thế của nước Nga và ảnh hưởng khu vực”, ông Ganske đánh giá./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá vàng, dầu tăng vọt do căng thẳng leo thang ở Ukraine
Giá vàng, dầu tăng vọt do căng thẳng leo thang ở Ukraine

VOV.VN - Căng thẳng giữa Ukraine và Nga đang tiếp tục leo thang khiến cho giá cả hàng hóa trên thế giới đều tăng vọt.

Giá vàng, dầu tăng vọt do căng thẳng leo thang ở Ukraine

Giá vàng, dầu tăng vọt do căng thẳng leo thang ở Ukraine

VOV.VN - Căng thẳng giữa Ukraine và Nga đang tiếp tục leo thang khiến cho giá cả hàng hóa trên thế giới đều tăng vọt.

Tài sản các tỷ phú Nga và Ukraine "bốc hơi" hơn 44 tỷ USD
Tài sản các tỷ phú Nga và Ukraine "bốc hơi" hơn 44 tỷ USD

VOV.VN - Chỉ trong ngày hôm qua, các tỷ phú của Nga và Ukraine đã sụt giảm hơn 44 tỷ USD.

Tài sản các tỷ phú Nga và Ukraine "bốc hơi" hơn 44 tỷ USD

Tài sản các tỷ phú Nga và Ukraine "bốc hơi" hơn 44 tỷ USD

VOV.VN - Chỉ trong ngày hôm qua, các tỷ phú của Nga và Ukraine đã sụt giảm hơn 44 tỷ USD.

Lo ngại về Ukraine, TTCK thế giới đồng loạt giảm mạnh
Lo ngại về Ukraine, TTCK thế giới đồng loạt giảm mạnh

VOV.VN - Căng thẳng leo thang tại Ukraine đã khiến các nhà đầu tư thoái lui dần khỏi thị trường chứng khoán nhiều rủi ro. 

Lo ngại về Ukraine, TTCK thế giới đồng loạt giảm mạnh

Lo ngại về Ukraine, TTCK thế giới đồng loạt giảm mạnh

VOV.VN - Căng thẳng leo thang tại Ukraine đã khiến các nhà đầu tư thoái lui dần khỏi thị trường chứng khoán nhiều rủi ro. 

Bất đồng về Ukraine, Nga dọa bỏ dự trữ trái phiếu Mỹ
Bất đồng về Ukraine, Nga dọa bỏ dự trữ trái phiếu Mỹ

VOV.VN - Có khả năng Nga sẽ bỏ dự trữ trái phiếu Mỹ và USD nếu Mỹ áp lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga.

Bất đồng về Ukraine, Nga dọa bỏ dự trữ trái phiếu Mỹ

Bất đồng về Ukraine, Nga dọa bỏ dự trữ trái phiếu Mỹ

VOV.VN - Có khả năng Nga sẽ bỏ dự trữ trái phiếu Mỹ và USD nếu Mỹ áp lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga.