Làm giàu từ nghề nuôi cá lồng trên sông Đuống

VOV.VN - Với quyết tâm phát triển kinh tế, làm giàu tại quê hương, ông Vũ Văn Chiến ở xã Đức Long, thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) đã xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên sông cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ông Vũ Văn Chiến ở thôn Kiều Lương, xã Đức Long, thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) là một trong những người tiên phong nuôi cá lồng trên sông Đuống, đoạn chảy qua địa bàn thôn Kiều Lương. Từ 6 lồng cá ban đầu khi thả nuôi năm 2015, đến nay gia đình ông đã phát triển lên tới 37 lồng. Cá được ông thả nuôi trong lồng là các giống cá chất lượng, có giá trị kinh tế cao như: cá trắm giòn, cá chép giòn, điêu hồng, cá nheo Mỹ (cá lăng đen)…

Nuôi cá lồng từ lúc thả con giống tới lúc thu hoạch kéo dài khoảng 2 năm. Với 37 lồng nuôi của gia đình, ông áp dụng nuôi gối vụ để có cá thu hoạch thường xuyên và giảm bớt chi phí đầu vào trong nuôi cá. Ngay từ khi cá còn bé, một ngày gia đình phải chi phí khoảng 8 -10 triệu đồng tiền thức ăn, tính ra một tháng chi gần 250 -300 triệu đồng. Khi cá to, chi phí tiền thức ăn cho cá có thể lên tới 600 -650 triệu đồng/tháng.

"Dù nuôi cá lồng trên sông vốn đầu tư lớn nhưng đổi lại nghề nuôi cá lồng cũng mang lại thu nhập tương đối cao mà chăn nuôi những con khác không thể bằng. Với những mô hình hộ nuôi cá lồng vừa phải, một năm trừ chi phí đi thì thu nhập mang lại cho gia đình khoảng 300-400 triệu đồng, còn đối với những hộ lớn sẽ thu từ 500-700 triệu đồng/năm" - ông Chiến nói.

Để thuận lợi trong việc chia sẻ, hỗ trợ nhau nuôi cá lồng, tháng 9/2019, ông đã vận động, tập hợp các hộ dân nuôi cá lồng để thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp nuôi trồng thủy sản Chiến Thắng.

Lúc đầu, HTX có 10 thành viên với khoảng 200 lồng nuôi cá do ông làm Giám đốc. Đến nay, HTX có 16 thành viên, nuôi tổng số 320 lồng cá trên sông. HTX đã áp dụng nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP, bình quân mỗi năm cung ứng ra thị trường 600 - 700 tấn cá các loại, tổng doanh thu đạt trên 40 tỷ đồng/năm.

Nuôi cá lồng trên sông từ năm 2017, đến nay gia đình ông Nguyễn Văn Sỹ ở thôn Kiều Lương,  xã Đức Long, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có 15 lồng nuôi cá. Nhận thấy tiềm năng luôn cá ngạnh sông cho hiệu quả kinh tế cao, khoảng 130.000 đồng/kg, gấp đôi so với giá bán các loại cá nuôi khác nên gia đình ông đã quyết định tìm hiểu và thả nuôi loại cá đặc sản này.

“Nuôi cá ngạnh sông thuần, nhưng tỷ lệ hao hụt lớn, tới 50%. Hiểu được đặc tính của chúng, chúng tôi nuôi ghép cùng cá điêu hồng, giúp giảm bệnh tật và hao hụt đầu con. Đặc biệt khi nuôi ghép tỷ lệ cá ngạnh sông sống lên tới 70-80% nên cho sản lượng”- ông Sỹ thông tin.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Sỹ, cá ngạnh được coi là đặc sản cá nước ngọt nên gia đình anh làm ra tới đâu bán hết tới đó, thậm chí có lúc không có đủ hàng để giao cho khách. Cá ngạnh có nhiều ưu điểm nổi trội như chắc thịt, thịt trắng, thơm ngon, có thành phần dinh dưỡng cao nên được các quán ăn, nhà hàng đặt mua để phục vụ khách hàng.

Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có 4.787ha nuôi ao đất, trong đó có 72 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung (mỗi vùng có diện tích từ 10 ha trở lên) với diện tích 1.305,9 ha, chiếm 22% diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Cùng với nuôi ao đất, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 166 hộ nuôi cá lồng trên sông với tổng số 2.629 lồng, tăng 144 lồng so với cùng kỳ năm 2022.

Trong khi diện tích nuôi cá ao đất không có biến động thì số lồng cá trên sông tăng 5,8%. Cơ cấu đàn cá thả nuôi tiếp tục được đầu tư theo hướng thâm canh đối tượng cá có năng suất, giá trị kinh tế cao như: cá chép lai, rô phi, điêu hồng, cá nheo Mỹ (cá lăng đen), cá tầm… trong lồng trên sông nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích thả nuôi.

Ông Nguyễn Hữu Thọ - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Bắc Ninh nhận định, sản xuất thủy sản, đặc biệt là nuôi cá lồng trên sông tiếp tục đóng vai trò quan trọng làm tăng sản lượng thủy sản của tỉnh Bắc Ninh, nhất là tại các xã ven sông… đã góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống cho các hộ nuôi trồng thủy sản.

Để hỗ trợ người dân nuôi cá lồng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Bắc Ninh đã triển khai, thực hiện và nghiệm thu 3 mô hình (chuyển tiếp năm 2022): Nuôi cá chép Séc thương phẩm trong lồng trên sông Đuống; Nuôi cá điêu hồng (Oreochoromis sp) bằng lồng trên sông đạt an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh; Xây dựng mô hình nuôi ghép cá ngạnh sông và trắm đen trong lồng trên sông Đuống.

Cùng với đó, Chi cục đã tổ chức thực hiện, nghiệm thu đánh giá đề tài: "Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá chình hoa (Anguilla armorata) bằng lồng trên sông Đuống tại tỉnh Bắc Ninh"; Xây dựng đề tài khoa học năm 2023 -2024: "Thử nghiệm phác đồ phòng, xử lý bệnh KHV (Koi Herpesvirus Disease) trên cá chép nuôi lồng, ao đất tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh".    

Ngoài ra, Chi cục đã chủ trì, phối hợp xây dựng mô hình khuyến nông: Nuôi thương phẩm cá chình hoa (Anguilla armorata) trong ao đất tại tỉnh Bắc Ninh; "Nuôi thương phẩm cá Ngạnh Cranoglanis henrici trong ao đất" để trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện trong năm 2024.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà sáng chế “chân đất” khởi nghiệp từ chế máy móc phục vụ nông nghiệp
Nhà sáng chế “chân đất” khởi nghiệp từ chế máy móc phục vụ nông nghiệp

VOV.VN - Mặc dù chỉ học hết lớp 6 nhưng với sự ham học hỏi, thích sáng tạo, anh Phùng Văn Nam ở xã Minh Tân, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã cải tạo và sáng chế thành công nhiều loại máy phục vụ nông nghiệp có tính ứng dụng cao, tăng năng suất.

Nhà sáng chế “chân đất” khởi nghiệp từ chế máy móc phục vụ nông nghiệp

Nhà sáng chế “chân đất” khởi nghiệp từ chế máy móc phục vụ nông nghiệp

VOV.VN - Mặc dù chỉ học hết lớp 6 nhưng với sự ham học hỏi, thích sáng tạo, anh Phùng Văn Nam ở xã Minh Tân, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã cải tạo và sáng chế thành công nhiều loại máy phục vụ nông nghiệp có tính ứng dụng cao, tăng năng suất.

Nông dân Bắc Giang đổi đời nhờ trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ
Nông dân Bắc Giang đổi đời nhờ trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ

VOV.VN - Nhờ nắm vững quy trình kỹ thuật, cộng với tư duy sản xuất tiên tiến theo hướng hiện đại trồng cây ăn quả cam, bưởi da xanh hữu cơ, an toàn của gia đình anh Nguyễn Văn Hữu ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã "đổi đời' với thu nhập năm 2022 đạt 3,5 tỷ đồng.

Nông dân Bắc Giang đổi đời nhờ trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ

Nông dân Bắc Giang đổi đời nhờ trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ

VOV.VN - Nhờ nắm vững quy trình kỹ thuật, cộng với tư duy sản xuất tiên tiến theo hướng hiện đại trồng cây ăn quả cam, bưởi da xanh hữu cơ, an toàn của gia đình anh Nguyễn Văn Hữu ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã "đổi đời' với thu nhập năm 2022 đạt 3,5 tỷ đồng.

Nông dân Bắc Giang đổi đời nhờ măng tre lục trúc
Nông dân Bắc Giang đổi đời nhờ măng tre lục trúc

VOV.VN - Tận dụng nhiều bờ bãi, đồng ruộng khó canh tác, bà con nông dân xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang mạnh dạn đẩy mạnh mô hình trồng tre lấy măng lục trúc và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nông dân Bắc Giang đổi đời nhờ măng tre lục trúc

Nông dân Bắc Giang đổi đời nhờ măng tre lục trúc

VOV.VN - Tận dụng nhiều bờ bãi, đồng ruộng khó canh tác, bà con nông dân xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang mạnh dạn đẩy mạnh mô hình trồng tre lấy măng lục trúc và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nông dân ở Bắc Giang đổi đời nhờ nuôi gà lai chọi trên đồi
Nông dân ở Bắc Giang đổi đời nhờ nuôi gà lai chọi trên đồi

VOV.VN - Với lợi thế tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế vườn đồi, anh Nguyễn Hữu Quý ở huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng gắn với phát triển chăn nuôi “gà đồi Yến Thế” cho thu lợi nhuận từ 2,5-2,9 tỷ đồng/năm.

Nông dân ở Bắc Giang đổi đời nhờ nuôi gà lai chọi trên đồi

Nông dân ở Bắc Giang đổi đời nhờ nuôi gà lai chọi trên đồi

VOV.VN - Với lợi thế tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế vườn đồi, anh Nguyễn Hữu Quý ở huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng gắn với phát triển chăn nuôi “gà đồi Yến Thế” cho thu lợi nhuận từ 2,5-2,9 tỷ đồng/năm.

Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Bắc Giang
Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Bắc Giang

VOV.VN - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn nhấn mạnh: “Nhờ coi trọng đẩy mạnh ứng dụng Khoa học công nghệ và ĐMST, KT-XH đã có bước phát triển mạnh. Để duy trì tốc độ phát triển tỉnh cần chú trọng khai thác tài sản trí tuệ, KHCN và phát triển mô hình kinh doanh, sản phẩm dịch vụ mới”.

Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Bắc Giang

Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Bắc Giang

VOV.VN - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn nhấn mạnh: “Nhờ coi trọng đẩy mạnh ứng dụng Khoa học công nghệ và ĐMST, KT-XH đã có bước phát triển mạnh. Để duy trì tốc độ phát triển tỉnh cần chú trọng khai thác tài sản trí tuệ, KHCN và phát triển mô hình kinh doanh, sản phẩm dịch vụ mới”.