Libra và bài toán quản lý

VOV.VN - Tiền ảo Libra của Facebook vừa ra mắt được đánh giá là sẽ tác động trực tiếp tới Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải có phản ứng chính sách tức thời...

Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc Facebook công bố và chuẩn bị phát hành đồng tiền điện tử Libra sẽ tác động trực tiếp tới Việt Nam, đòi hỏi chúng ta phải có phản ứng chính sách tức thời và có giải pháp pháp lý phù hợp. 

Tiền mã hoá nói chung và Libra

Từ khi Bitcoin ra đời trên nền tảng công nghệ khối chuỗi, cả ngàn loại tiền mã hoá khác đã được ra đời, hứa hẹn thay đổi toàn bộ bộ mặt hệ thống tài chính ngân hàng truyền thống và triệt tiêu tối đa độ phổ dụng của các đồng tiền định danh của các chính phủ.

Tiền ảo Libra vừa được ra mắt của Facebook được đánh giá là sự thách thức tất cả các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.

Về mặt kỹ thuật, sự “hứa hẹn” trên không phải là không có cơ sở. Thứ nhất, công nghệ khối chuỗi cho phép Bitcoin hoạt động trên nguyên tắc kiến tạo đồng thuận ngang hàng và phi tập trung, và vì thế không phụ thuộc vào bất cứ một tổ chức trung gian cụ thể nào. Thứ hai, công nghệ khối chuỗi được xây dựng trên các hàm mã hoá toán học có độ bảo mật cao, dễ kiểm chứng nhưng không thể kiểm soát. Và thứ ba, đặc tính phi tập trung của khối chuỗi gần như bảo đảm không một tổ chức hay cá nhân nào có thể điều chỉnh nguồn cung của tiền theo ý muốn. Đây là những điểm nhấn thường xuyên được nhắc tới để tạo sự đối lập với các đồng tiền định danh vốn dĩ gắn liền với hệ thống tài chính truyền thống và chịu sự chi phối về dòng chảy và giá trị của ngân hàng trung ương.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, sự “hứa hẹn” nói trên chưa có nhiều ý nghĩa. Lý do cơ bản là tất cả các đồng tiền mã hoá đều không được gắn liền với một nền kinh tế cùng những hoạt động kinh tế thiết thực nào. Những người dùng tiền mã hoá hiện nay chỉ dùng với mục đích tích trữ, đầu tư/đầu cơ hoặc khai thác mới (“đào”).

Sự gắn kết giữa thế giới tiền mã hoá và nền kinh tế thật hiện nay khá ít và yếu. Phần lớn nằm ở một số “cổng chuyển đổi” như sàn giao dịch tiền mã hoá, cho phép người dùng chuyển đổi giữa tiền mã hoá và tiền định danh. Điều này khiến cho việc quản lý, ít nhất là tính đến nay, có phần dễ dàng hơn khi chỉ cần tập trung vào các “cổng chuyển đổi” đó. Độ khả dụng và phổ dụng của tiền mã hoá, vì vậy, có thể được kiểm soát khi cần thiết.

Nếu Libra - đồng tiền mã hoá được bảo trợ bởi Facebook và được phát triển như dự kiến, điều này có thể thay đổi khá nhanh: các nhà quản lý sẽ mất khả năng kiểm soát tính khả dụng và độ phổ dụng của tiền mã hoá, cụ thể là đồng Libra.

Về mặt kỹ thuật, Libra không có gì vượt trội so với những đồng tiền mã hoá sẵn có trên thị trường (Bảng 1). Tuy có khác một chút về phương thức tổ thức và phát hành, đồng tiền này vẫn chủ yếu dựa trên các công nghệ có sẵn.

 

Điều khác biệt cơ bản của Libra đối với các đồng tiền mã hoá khác nằm ở hệ sinh thái kinh tế đi kèm.

Hệ sinh thái kinh tế tiềm năng của Libra

Hệ sinh thái kinh tế của Libra bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế thật (trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ và sức lao động ...) được hoặc có thể được sử dụng đồng Libra.

Thành phần đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ sinh thái tiềm năng của Libra chính là Facebook, công ty đỡ đầu của Libra. Facebook hiện nay có khoảng 2,3 tỷ người sử dụng hằng tháng và tiếp tục tăng đều. Sản phẩm của Facebook không hề đơn điệu mà bao trùm cả mạng xã hội và các phương thức chia sẻ liên lạc hình và tiếng.

Ngoài Facebook, Libra còn có sự ủng hộ của ít nhất 27 công ty tên tuổi khác trong các lĩnh vực nền tảng trong sự phát triển của một xã hội số hoá (Bảng 2). Trong tương lai, con số này dự kiến sẽ tăng lên 100.

 

Nếu chỉ tính riêng Facebook, số lượng người dùng tiềm năng của đồng Libra đã là 2,3 tỷ người. Kể cả khi chỉ 1/10 số người đang sử dụng Facebook dùng đồng Libra, con số này cũng lên đến 200 triệu người – tương đương dân số Brazil và chỉ thực sự đứng sau dân số của khoảng 3-4 nước khác trên thế giới. Đó là chưa kể “dân số” đến từ các hệ sinh thái khác của eBay, Uber hay Lyft. Ước tính chủ quan, nền kinh tế Libra có thể dao động từ 600 tới 800 triệu người trong vòng 10-15 năm tới.

Ở thời điểm hiện tại, các giao dịch trực tuyến trên Facebook và các nền tảng trong danh sách kể trên đã rất lớn. Riêng Facebook, eBay, Uber và Spotify có tổng doanh thu hằng năm lên tới 42 tỷ USD. Ngoài những giao dịch bề nổi của các công ty này, thí dụ như kinh doanh quảng cáo, mua bán đấu giá trực tuyến, gọi xe hay mua bài hát, các công ty này còn có các dịch vụ hiện nay còn đang ở góc khuất. Thí dụ như trên Facebook, người dùng có thể đăng tải video cá nhân và thu hút người hâm mộ. Người hâm mộ có thể mua “sao” của Facebook để tặng cho các video, và chủ video từ đó quy đổi “sao” ngược lại thành tiền. Đây là một dạng hoạt động kinh tế trên nền tảng Facebook - khác với việc mua bán giao dịch trực tiếp dịch vụ do Facebook cung cấp.

Nếu nền kinh tế không gian mạng kèm với Libra có thời gian phát triển trong khoảng 10-15 năm, các hoạt động kinh tế từ ảo đến thực có thể hoàn toàn diễn ra với Libra như đồng tiền giao dịch chính hoặc duy nhất. Các hoạt động kinh tế như mua bán đồ ăn, vật phẩm, trang thiết bị, thậm chí trả lương, mua bán nhà đất, thanh toán dịch vụ tiêu dùng, tiết kiệm ... đều có thể được thực hiện trực tuyến với đồng tiền Libra.

Một khi người dùng có thể “kiếm Libra" “tiêu Libra” trong nền kinh tế mới này mà hầu hết các nhu cầu cơ bản vẫn được đáp ứng, họ sẽ không cần chuyển đổi giữa Libra và các đồng tiền định danh truyền thống nữa. Điều đó đồng nghĩa với việc các cổng chuyển đổi sẽ trở nên không thực sự cần thiết và phương pháp quản lý hiện tại sẽ trở nên kém hiệu quả. Việc kiểm soát các giao dịch và hoạt động kinh tế, kiểm soát dòng tiền qua biên giới của các quốc gia khi đó sẽ trở nên cực kỳ khó khăn.

Đây là khác biệt cơ bản giữa Libra và các đồng tiền mã hoá khác. Đây cũng chính là đặc điểm quan trọng khiến cho đồng Libra có thể thực sự đe doạ giá trị tiền định danh, cụ thể như Việt Nam đồng, và những chính sách tiền tệ, ngoại hối liên quan.

Libra và các chính sách tiền tệ, ngoại hối của Việt Nam

Việt Nam chắc chắn là một thị trường tiềm năng của Facebook. Với 55 triệu người sử dụng tính đến tháng 4/2019, Việt Nam nằm trong top 7 thị trường cần được quan tâm nhất của Facebook. Như vậy, khi Libra được đưa vào sử dụng, Facebook sẽ chủ động kiến tạo các dịch vụ hướng tới người sử dụng của Việt Nam. Người dùng sẽ dễ dàng “kiếm” và “tiêu” Libra trên nền tảng không gian mạng.

Một khi người dùng có thể “kiếm Libra"  “tiêu Libra” trong nền kinh tế mới này mà hầu hết các nhu cầu cơ bản vẫn được đáp ứng, họ sẽ không cần chuyển đổi giữa Libra và các đồng tiền định danh truyền thống nữa. 

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam nên phản ứng ra sao và các kịch bản có thể xảy đến là gì?

Khả năng tất cả các quốc gia đang phát triển và mới nổi đều chấp nhận hoặc đều không chấp nhận sự tồn tại của Libra là không cao, dẫn đến thực tế sẽ có sự khác biệt và không đồng đều về quan điểm quản lý của mỗi nước.

Khi đó, nếu hầu hết các quốc gia có khách hàng tiềm năng của Libra (như Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Mexico, Thái-lan…) đều không ủng hộ sự tồn tại của Libra, đồng tiền này sẽ trở nên kém hữu dụng, giống như các đồng tiền mã hoá khác hiện nay. Do đó, khả năng tác động đến nền kinh tế là không lớn.

Nếu hầu hết các quốc gia kể trên cho phép đồng Libra đi vào hoạt động, quyết định của Việt Nam về hệ sinh thái này sẽ không còn có ảnh hưởng lớn. Việt Nam hoàn toàn có thể lâm vào thế bị động trong cách ứng xử và quản lý Libra và Facebook bởi hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, như đã đề cập, người dùng không nhất thiết phải chuyển từ tiền định danh sang Libra và ngược lại nữa; và thứ hai, với một quốc gia đang phát triển có lịch sử lạm phát cao, sự tin tưởng của người dân vào đồng nội tệ ít nhiều cũng đã bị ảnh hưởng. Nếu có một phương tiện thanh toán thuận tiện hơn, có giá trị ổn định hơn và khó bị kiểm soát hơn, không có gì bảo đảm người dân sẽ không chuyển đổi sang dùng.

Việt Nam lúc đó sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc ổn định giá trị đồng nội tệ, kiểm soát ngoại tệ và dòng ngoại hối ra vào nền kinh tế, chưa kể đến vấn đề khác như trốn thuế, tài trợ khủng bố hoặc rửa tiền.

Trong trường hợp Libra được các quốc gia khác chấp nhận rộng rãi, Việt Nam có hai sự lựa chọn. Kịch bản thứ nhất là cấm hoàn toàn Libra và theo đó là cấm cả hoạt động của Facebook. Việc cấm hoạt động của Facebook là khả thi, như Trung Quốc hiện vẫn tiến hành với mạng xã hội này, nhưng việc cấm Libra sẽ là một bài toán khác. Và với 55 triệu người dùng Facebook hiện tại ở Việt Nam, đó có thể là một cú sốc lớn, gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dư luận.

Kịch bản thứ hai, Chính phủ bao gồm cả các cơ quan bộ ngành liên quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông, có thể chuẩn bị một lộ trình chính sách để ứng phó với những thay đổi sắp tới.

Hai mục tiêu chính bao gồm đưa ra phương thức kỹ thuật và khung pháp lý để tích hợp nền kinh tế không gian mạng vào nền kinh tế thực và đưa ra lộ trình chuyển đổi tổng quan cách tiếp cận về chính sách tiền tệ và chính sách ngoại hối, hướng đến việc thả nổi Việt Nam đồng và loại bỏ quản lý ngoại hối theo phương pháp hành chính.

Do tính phức tạp về mặt kỹ thuật trong việc quản lý tiền mã hoá và tiềm năng to lớn của nền kinh tế không gian mạng, Việt Nam chắn chắn nên có sự chuẩn bị cẩn thận để có các bước quản lý uyển chuyển và phù hợp trong thời gian tới đây./.

Tại thời điểm hiện tại, Chính phủ và các cơ quan bộ ngành vẫn nắm tầm kiểm soát thị trường tiền tệ và ngoại hối khá tốt thông qua luật, chính sách, thông tư và cả các biện pháp hành chính. Tuy nhiên, một khi nền kinh tế không gian mạng với đồng Libra phát triển như phân tích ở trên, vai trò và khả năng quản lý, dẫn dắt và định hướng của Chính phủ sẽ gặp khó khăn hơn và nền kinh tế nói chung có thể sẽ phải chịu những tác động, gây mất ổn định. Hy vọng với tầm nhìn hiện nay, các cơ quan hữu quan, chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách sẽ có những nghiên cứu khoa học thấu đáo, phản ứng chính sách tức thời và có giải pháp pháp lý phù hợp … để điều đó sẽ không xảy ra./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiền số Libra của Facebook sẽ hoạt động vào nửa đầu năm 2020
Tiền số Libra của Facebook sẽ hoạt động vào nửa đầu năm 2020

VOV.VN - Theo CNET, đồng tiền số Libra của Facebook sẽ chính thức hoạt động vào nửa đầu năm 2020.

Tiền số Libra của Facebook sẽ hoạt động vào nửa đầu năm 2020

Tiền số Libra của Facebook sẽ hoạt động vào nửa đầu năm 2020

VOV.VN - Theo CNET, đồng tiền số Libra của Facebook sẽ chính thức hoạt động vào nửa đầu năm 2020.

Diễn đàn Davos mùa Hè 2019 bàn về đồng điện tử Libra
Diễn đàn Davos mùa Hè 2019 bàn về đồng điện tử Libra

VOV.VN - Một trong những nội dung được tập trung thảo luận tại Diễn đàn Davos mùa Hè 2019 đang diễn ra tại Trung Quốc là đồng tiền Libra của Facebook.

Diễn đàn Davos mùa Hè 2019 bàn về đồng điện tử Libra

Diễn đàn Davos mùa Hè 2019 bàn về đồng điện tử Libra

VOV.VN - Một trong những nội dung được tập trung thảo luận tại Diễn đàn Davos mùa Hè 2019 đang diễn ra tại Trung Quốc là đồng tiền Libra của Facebook.

Tiền ảo Libra của Facebook: Mô hình nào để Việt Nam quản lý?
Tiền ảo Libra của Facebook: Mô hình nào để Việt Nam quản lý?

VOV.VN - Tiền ảo Libra vừa được ra mắt của Facebook được đánh giá là sự thách thức tất cả các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.

Tiền ảo Libra của Facebook: Mô hình nào để Việt Nam quản lý?

Tiền ảo Libra của Facebook: Mô hình nào để Việt Nam quản lý?

VOV.VN - Tiền ảo Libra vừa được ra mắt của Facebook được đánh giá là sự thách thức tất cả các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.

“Cơn địa chấn” khi Facebook ra mắt tiền ảo Libra
“Cơn địa chấn” khi Facebook ra mắt tiền ảo Libra

VOV.VN - Facebook kỳ vọng đồng tiền ảo Libra vừa ra mắt của mình sẽ sớm được giao dịch trên quy mô toàn cầu giống như đồng USD.

“Cơn địa chấn” khi Facebook ra mắt tiền ảo Libra

“Cơn địa chấn” khi Facebook ra mắt tiền ảo Libra

VOV.VN - Facebook kỳ vọng đồng tiền ảo Libra vừa ra mắt của mình sẽ sớm được giao dịch trên quy mô toàn cầu giống như đồng USD.

Australia phản ứng dè chừng trước sự ra đời của tiền ảo Libra
Australia phản ứng dè chừng trước sự ra đời của tiền ảo Libra

VOV.VN - Nhiều quốc gia trong đó có Australia, đặc biệt là các nhà tài chính của nước này phản ứng thận trọng trước sự ra đời của đồng tiền ảo Libra.

Australia phản ứng dè chừng trước sự ra đời của tiền ảo Libra

Australia phản ứng dè chừng trước sự ra đời của tiền ảo Libra

VOV.VN - Nhiều quốc gia trong đó có Australia, đặc biệt là các nhà tài chính của nước này phản ứng thận trọng trước sự ra đời của đồng tiền ảo Libra.

Facebook ra điều trần trước khi phát hành đồng tiền ảo Libra
Facebook ra điều trần trước khi phát hành đồng tiền ảo Libra

VOV.VN - “Gã khổng lồ” mạng xã hội Facebook đã phải ra điều trần trước Thượng viện Mỹ về dự án đồng tiền điện tử với tên gọi Libra.

Facebook ra điều trần trước khi phát hành đồng tiền ảo Libra

Facebook ra điều trần trước khi phát hành đồng tiền ảo Libra

VOV.VN - “Gã khổng lồ” mạng xã hội Facebook đã phải ra điều trần trước Thượng viện Mỹ về dự án đồng tiền điện tử với tên gọi Libra.