Liên kết ĐBSCL cần hướng đến lợi ích chung của cả vùng 

VOV.VN - Vấn đề liên kết vùng, kết nối với vùng Đông Nam Bộ, TP. HCM để tạo bước đột phá vẫn đang là điểm nghẽn chưa thể gỡ nút thắt, khiến cho sự phát triển của vùng ĐBSCL không thực sự bền vững. 

ĐBSCL là 1 trong 6 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, hàng năm xuất khẩu thủy sản, trái cây, lúa gạo đóng góp hàng tỷ USD. Mặc dù nắm giữ nhiều lợi thế để bứt phá, phát triển nhưng vùng ĐBSCL đang phát triển phân tán, quy mô nhỏ lẻ, giá trị thấp. Vấn đề liên kết vùng, kết nối với vùng Đông Nam Bộ, TP. HCM để tạo bước đột phá vẫn đang là điểm nghẽn chưa thể gỡ nút thắt, khiến cho sự phát triển của vùng ĐBSCL không thực sự bền vững.

Khi nhắc đến vùng ĐBSCL thường gắn với những cụm từ trù phú, lợi thế tài nguyên, thiên nhiên ưu đãi, nguồn lao động dồi dào nhưng thực tế thì lại khác. Hạ tầng giao thông vùng thiếu và yếu, là điểm nghẽn mà các Bộ, ngành, địa phương trong vùng đều thấy rõ. Chính giao thông kết nối là điểm “nghẽn” dẫn đến chi phí trong các chuỗi giá trị sản xuất tăng, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp và kinh tế toàn vùng ĐBSCL.

Trước những thách thức đã và đang đặt ra, vùng ĐBSCL cũng thực hiện nhiều sáng kiến liên kết để cùng phát triển và ứng phó với những tác động từ thiên nhiên. Tuy nhiên, sự liên kết lỏng lẻo chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Câu chuyện rõ nhất có thể thấy trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, mỗi địa phương đưa ra biện pháp phòng, chống dịch và quy định khác nhau, khiến cho giao thông đi lại gặp muôn vàn khó khăn, chính sự thiếu thống nhất dẫn tới hàng hóa, nông sản bị đứt gãy từ cánh đồng đến nhà máy. Điều này đã khiến cho nhiều nông sản của người dân không thể tiêu thụ, thiệt hại lớn về kinh tế. Rõ ràng, vùng ĐBSCL muốn phát triển nhanh, bền vững thì không thể đi một mình.

Xác định khâu đột phá chiến lực để phát triển vùng ĐBSCL

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang chia sẻ, để vùng ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững cần xác định những khâu đột phá và giải quyết được điểm “nghẽn” về hạ tầng giao thông, nếu như không giải quyết được hạ tầng giao thông thì vùng ĐBSCL sẽ tiếp tục tụt hậu sâu so với các vùng khác trên cả nước. Bên cạnh việc giải quyết vấn đề trũng thấp về giáo dục và đào tạo nghề, ông Nguyễn Thanh Bình cho rằng, cần phải tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ.

“Để giúp vùng ĐBSCL phát triển vừa nhanh, vừa bền vững và bắt kịp với các khu vực khác cần xác định được những khâu đột phá, trong đó có rất nhiều lĩnh vực về nông nghiệp, công nghiệp, hạ tầng giao thông. Khi đã xác định được khâu đột phá cần đưa ra thời gian thực hiện là bao lâu và nguồn lực nào để thực hiện. Nếu như thực hiện tốt thì vùng ĐBSCL phát triển trở thành khu vực kinh tế trọng điểm không chỉ của vùng mà của cả nước”, ông Bình cho biết.

Thấy rõ vấn đề liên kết chưa thực sự mang lại hiệu quả mặc dù đã có những sáng kiến liên kết vùng ĐBSCL từ rất lâu, ông Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành ủy Cần Thơ cho rằng, chính liên kết vùng ĐBSCL chưa phát huy hiệu quả đã khiến cho các địa phương trong vùng mất đi nhiều cơ hội từ các nhà đầu tư lớn. Ngoài ra, hạ tầng giao thông chưa đồng bộ nên Cần Thơ chưa phát huy được vai trò trung tâm, kết nối với các địa phương trong vùng.

Việc phát huy vai trò trung tâm của Cần Thơ mờ nhạt bởi hạ tầng giao thông kìm hãm, thiếu những tuyến đường giao thông kết nối nội vùng, liên vùng và những tuyến đường để hàng hóa có thể xuất khẩu đi các nước trên thế giới. Chính điều này đã kiến cho Cần Thơ chưa thực sự trở thành một trung tâm kinh tế lớn dẫn dắt các địa phương trong vùng cùng phát triển.

“Cần Thơ ở vị trí trung tâm nhưng a không phát huy được vai trò trung tâm, không phải là một trung tâm kinh tế lớn thực sự để có thể dẫn dắt các địa phương khác đi theo cùng. Cần Thơ vẫn thiếu sự kết nối khi nằm ở giữa nhưng không có các con đường để kết nối xung quanh, không có trục giao thông để về TP.HCM, không có đường để hàng hóa có thể xuất được đi các nước trên thế giới nên không phát huy được vai trò lợi thế, đặc điểm và cái ưu việt so với các địa phương khác”, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh thẳng thắn nhìn nhận.

Liên kết vùng ĐBSCL lỏng lẻo, chưa tạo bước đột phá

Có một thực tế cần nhìn nhận rằng, các địa phương trong vùng ĐBSCL đang bị tách rời bởi địa giới hành chính, chưa có sự liên kết chặt chẽ để tạo động lực phát triển chung cho cả vùng. Ngoài ra, nhiều công trình, dự án có tính liên vùng, liên ngành, có quy mô lớn nhằm thay đổi bức tranh phát triển bền vững ĐBSCL vẫn còn chậm triển khai.

Theo TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, chất lượng nguồn nhân lực của ĐBSCL từ lâu luôn là vùng trũng của cả nước nhưng vẫn chưa được khắc phục. Ngoài ra, thách thức kinh tế càng trở nên bức xúc khi ĐBSCL tụt hậu ngày càng xa so với vùng Đông Nam Bộ, thậm chí cảm nhận bị “bỏ rơi” trong sự phát triển chung của cả nước. Để vùng ĐBSCL phát triển, quản lý được các rủi ro từ môi trường và cách tiếp cận mới để phát triển bền vững.

“Việc ưu tiên làm đường cao tốc nối liền giữa TP.HCM đến Cà Mau hết sức quan trọng. Thứ hai nữa cần phát triển giá trị và phát triển các cụm ngành, tạo ra một cơ chế hợp tác và liên kết vùng, thay vì mạnh ai người nấy chạy. Cuối cùng là điều kiện cương quyết phải thay đổi cơ chế khuyến khích, vì với cơ chế khuyến khích hiện nay quy hoạch rất bị phá vỡ cũng như các tỉnh vẫn có động cơ để chạy theo lợi ích của riêng mình”, TS Vũ Thành Tự Anh nêu quan điểm.

Hướng đến lợi ích chung của vùng ĐBSCL không nên cục bộ từng địa phương

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chia sẻ, ĐBSCL có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển đất nước, không chỉ là trụ đỡ, bảo đảm an toàn, an ninh lương thực, xuất khẩu nông sản, mà còn là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, vùng ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức từ tác động của biến đổi khí hậu, mặt trái từ hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, khai thác sử dụng tài nguyên với cường độ cao, thiếu bền vững, gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái.

Không chỉ vấn đề thách thức, phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng vùng ĐBSCL chưa tương xứng với yêu cầu phát triển, việc kết nối hạ tầng giao thông nội vùng, liên vùng, đặc biệt là việc kết nối với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ còn kém phát triển, tạo rào cản trong việc kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước. Mặc dù vùng ĐBSCL còn nhiều thách thức tác động đến phát triển kinh tế, xã hội nhưng vùng có rất nhiều lợi thế, cơ hội phát triển về kinh tế biển, biên mậu, giao thương quốc tế hay năng lượng tái tạo.

“Chúng ta đã lập ra Hội đồng vùng, lập ra cơ chế điều phối vùng để quyết định những vấn đề của vùng. Khi đã có sự đồng thuận, thống nhất phải đặt lợi ích của vùng lên trên, không phải đặt lợi ích cục bộ của từng địa phương. Phải đặt lợi ích chung của đất nước, lợi ích chung của vùng lên trên sau mới đến lợi ích của từng tỉnh, lợi ích địa phương mình phải nằm trong lợi ích chung của vùng”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chỉ rõ.

Vùng ĐBSCL là 1 trong 6 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, nắm giữ nhiều tiềm năng, thế mạnh về xuất khẩu nông sản của đất nước. Tuy nhiên, việc liên kết, kết nối với TP.HCM, vùng Đông Nam Bộ chưa đạt kỳ vọng. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề là hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, chi phí logistics tăng khi hàng hóa đều phải thông qua TP.HCM và vai trò điều phối của Hội đồng Điều phối vùng ĐBSCL còn mờ nhạt.

Thấy rõ điểm nghẽn trong liên kết, vừa qua Bộ NN&PTNT đã tiên phong trong việc mở văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL. Văn phòng với nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, liên kết khoa học công nghệ, thị trường, nguồn lực nhằm tạo ra những sản phẩm giá trị kinh tế cao đáp ứng yêu cầu phát triển vùng ĐBSCL.

Giờ đây, vùng ĐBSCL đang đứng trước những thách thức, cơ hội đan xen, vì vậy cần phải phát huy hơn nữa vai trò Hội đồng Điều phối vùng, đặc biệt trong đề xuất các giải pháp mang tính tổng thể liên ngành, kết nối vùng, các chương trình, dự án trọng điểm mang tính động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững cho vùng ĐBSCL trong thời gian tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ĐBSCL lan tỏa tư duy chuyển sản xuất sang kinh tế nông nghiệp
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ĐBSCL lan tỏa tư duy chuyển sản xuất sang kinh tế nông nghiệp

VOV.VN - Các địa phương trong vùng ĐBSCL phải cùng nhau vượt qua khó khăn, trở thành hình mẫu là một trong những đồng bằng thích ứng với biến đổi khí hậu trên thế giới.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ĐBSCL lan tỏa tư duy chuyển sản xuất sang kinh tế nông nghiệp

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ĐBSCL lan tỏa tư duy chuyển sản xuất sang kinh tế nông nghiệp

VOV.VN - Các địa phương trong vùng ĐBSCL phải cùng nhau vượt qua khó khăn, trở thành hình mẫu là một trong những đồng bằng thích ứng với biến đổi khí hậu trên thế giới.

Kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa các tỉnh ĐBSCL với TP.HCM
Kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa các tỉnh ĐBSCL với TP.HCM

VOV.VN - Chương trình kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gồm: Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang với Thành phố Hồ Chí Minh vừa diễn ra tại Đồng Tháp với những tín hiệu khả quan.

Kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa các tỉnh ĐBSCL với TP.HCM

Kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa các tỉnh ĐBSCL với TP.HCM

VOV.VN - Chương trình kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gồm: Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang với Thành phố Hồ Chí Minh vừa diễn ra tại Đồng Tháp với những tín hiệu khả quan.

Thêm một kỳ vọng giải bài toán nông sản vùng ĐBSCL
Thêm một kỳ vọng giải bài toán nông sản vùng ĐBSCL

VOV.VN - Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Cần Thơ vừa được thông qua sẽ khơi thông điểm nghẽn để Cần Thơ phát huy các tiềm năng, lợi thế, thu hút các nguồn lực vào những lĩnh vực thế mạnh để phát triển bền vững, nhanh chóng trở thành đô thị trung tâm vùng ĐBSCL.

Thêm một kỳ vọng giải bài toán nông sản vùng ĐBSCL

Thêm một kỳ vọng giải bài toán nông sản vùng ĐBSCL

VOV.VN - Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Cần Thơ vừa được thông qua sẽ khơi thông điểm nghẽn để Cần Thơ phát huy các tiềm năng, lợi thế, thu hút các nguồn lực vào những lĩnh vực thế mạnh để phát triển bền vững, nhanh chóng trở thành đô thị trung tâm vùng ĐBSCL.

Cơ chế đặc thù giúp Cần Thơ khẳng định đô thị hạt nhân vùng ĐBSCL
Cơ chế đặc thù giúp Cần Thơ khẳng định đô thị hạt nhân vùng ĐBSCL

VOV.VN - Hạ tầng giao thông chưa đồng bộ đã khiến cho phát triển kinh tế, xã hội Cần Thơ chưa đạt như mong muốn, vấn đề liên kết vùng đang còn nhiều bấp cập.

Cơ chế đặc thù giúp Cần Thơ khẳng định đô thị hạt nhân vùng ĐBSCL

Cơ chế đặc thù giúp Cần Thơ khẳng định đô thị hạt nhân vùng ĐBSCL

VOV.VN - Hạ tầng giao thông chưa đồng bộ đã khiến cho phát triển kinh tế, xã hội Cần Thơ chưa đạt như mong muốn, vấn đề liên kết vùng đang còn nhiều bấp cập.

Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho nông sản chủ lực của ĐBSCL
Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho nông sản chủ lực của ĐBSCL

VOV.VN - Việc thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ, đây được kỳ vọng sẽ giúp các mặt hàng nông sản chủ lực của vùng ĐBSCL tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho nông sản chủ lực của ĐBSCL

Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho nông sản chủ lực của ĐBSCL

VOV.VN - Việc thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ, đây được kỳ vọng sẽ giúp các mặt hàng nông sản chủ lực của vùng ĐBSCL tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Vùng ĐBSCL “xoay trục” vận tải đường thủy đang chứng tỏ ưu thế
Vùng ĐBSCL “xoay trục” vận tải đường thủy đang chứng tỏ ưu thế

VOV.VN - ĐBSCL phát huy lợi thế của giao thông thủy để lưu thông hàng hóa, góp phần tích cực trong việc vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ được thuận lợi như hiện nay.

Vùng ĐBSCL “xoay trục” vận tải đường thủy đang chứng tỏ ưu thế

Vùng ĐBSCL “xoay trục” vận tải đường thủy đang chứng tỏ ưu thế

VOV.VN - ĐBSCL phát huy lợi thế của giao thông thủy để lưu thông hàng hóa, góp phần tích cực trong việc vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ được thuận lợi như hiện nay.