Mặt cầu Thăng Long sửa lại hỏng do lỗi chuyển giao công nghệ

(VOV) -  Mặt cầu Thăng Long sẽ lại được sửa chữa toàn bộ sau khi áp dụng và thử nghiệm thành công công nghệ mới.

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng được Liên Xô cũ giúp Việt Nam xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1985. Qua hơn 2 thập kỷ khai thác, lớp bê tông nhựa mặt cầu đã hư hỏng và nhiều lần được Bộ Giao thông Vận (GTVT) tải cho tiến hành sửa chữa. Tuy nhiên, qua nhiều lần sửa chữa, tình trạng hỏng bề mặt cầu vẫn chưa được xử lý triệt để.

Mặt cầu Thăng Long qua nhiều lần sửa chữa vẫn hư hỏng nghiêm trọng.

Lý giải về tình trạng này, Thứ trưởng Bộ GTVT – Nguyễn Hồng Trường cho biết, mặt cầu Thăng Long có cấu tạo tương đối đặc biệt và phức tạp, áp dụng phương pháp rải thảm bên tông nhựa trên bề mặt thép, hiện nay không có nhiều nước trên thế giới áp dụng công nghệ này. Cầu Thăng Long lại là cây cầu được xây dựng và đưa vào sử dụng từ lâu, nên việc đảm bảo độ dính bám giữa lớp bê tông nhựa và lớp bản thép mặt cầu gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi phải áp dụng nhiều công nghệ mới.

Bộ GTVT đã mời các chuyên gia nước ngoài từ Anh quốc, Singapore cùng các chuyên gia cao cấp trong nước nhằm nghiên cứu, tìm kiếm công nghệ làm mặt cầu Thăng Long. Tuy nhiên qua một thời gian sử dụng, mặt cầu tiếp tục xuất hiện các vết nứt, và không dính bám. Điều đó cho thấy công nghệ đó mặc dù được nghiên cứu khá kĩ nhưng vẫn không phù hợp với điều kiện khai thác cũng như thời tiết, khí hậu của Việt Nam. Sau khi đưa vào sử dụng, Tổng Cục Đường bộ đã phải giao cho đơn vị trực tiếp thi công tiến hành bảo hành vá sửa chữa. Qua nhiều lần bảo hành và sửa chữa, vẫn chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu.

Gần đây, qua tư vấn của một số công ty của Mỹ, Bộ GTVT đã mạnh dạn thay thế lớp dính bám cũ bằng lớp dính bám mới, thay thế bê tông nhựa bằng loại bê tông nhựa polime chất lượng cao. Qua thử nghiệm, chất lượng mặt cầu đã tốt hơn, chưa xuất hiện sự bong bật. Trên cơ sở đó, hiện nay Bộ GTVT đang cho tiến hành sửa chữa toàn bộ mặt cầu Thăng Long theo phương pháp mới này.

Tuy nhiên, cầu Thăng Long là cả một hệ dầm thép, qua nhiều năm đã bị biến động rất lớn về độ võng, độ biến dạng, Bộ GTVT cũng đã kiến nghị với Chính phủ cho phép nghiên cứu tổng thể toàn bộ cầu cũng như mặt cầu.

Trên cơ sở đó, hiện nay nguồn vốn ODA Nhật Bản đang giúp Việt Nam xây dựng tuyến đường trên cao vành đai 3, trong đó sẽ có hạng mục xây dựng đoạn Mai Dịch – Cầu Thăng Long. Bộ GTVT cũng đề xuất với tư vấn Nhật Bản giúp Việt Nam nghiên cứu xử lý triệt để mặt cầu Thăng Long. Phía các nhà tư vấn Nhật Bản đã đồng ý, Bộ GTVT đang xin phép trình Chính phủ tiến hành.

Thừa nhận có sự chủ quan trong quá trình chuyển giao công nghệ, dẫn tới việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long nhiều lần không thành công, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng, đây là bài học sâu sắc cho quá trình chuyển giao công nghệ, Bộ GTVT đã nghiêm túc rút kinh nghiệm và khắc phục trong thời gian sớm nhất.

“Trong quá trình sửa chữa mặt cầu, các cá nhân, tập thể không tham nhũng, bớt xén nên có thể nói đây là trách nhiệm chung của tập thể. Quá trình chuyển giao công nghệ từ nước ngoài chúng ta phải chấp nhận khi thành công, có khi thất bại, mọi việc đều thành công là rất khó. Mặt cầu Thăng Long là minh chứng của việc nhận chuyển giao công nghệ chưa được thành công. Tiền sửa chữa bảo hành mặt cầu trước đây do nhà thầu thi công chịu trách nhiệm vì trong thời gian bảo hành. Sau khi hết thời gian bảo hành (tháng 8/2012), Tổng Cục Đường bộ Việt Nam mới bắt đầu mới phải trả kinh phí cho việc sửa chữa” – Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho hay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tìm hướng xử lý nứt trên mặt cầu Thăng Long
Tìm hướng xử lý nứt trên mặt cầu Thăng Long

Nhiều ý kiến đề xuất biện pháp xử lý vết nứt trên mặt cầu là xác định phạm vi các vết nứt cục bộ đã phát hiện và khoanh mảng để cắt bỏ lớp bê-tông nhựa chưa đủ độ chặt và kém dính bám với lớp dưới.

Tìm hướng xử lý nứt trên mặt cầu Thăng Long

Tìm hướng xử lý nứt trên mặt cầu Thăng Long

Nhiều ý kiến đề xuất biện pháp xử lý vết nứt trên mặt cầu là xác định phạm vi các vết nứt cục bộ đã phát hiện và khoanh mảng để cắt bỏ lớp bê-tông nhựa chưa đủ độ chặt và kém dính bám với lớp dưới.

Đã tìm ra nguyên nhân làm rạn nứt mặt cầu Thăng Long
Đã tìm ra nguyên nhân làm rạn nứt mặt cầu Thăng Long

Theo Bộ GT-VT, nguyên nhân chính là lớp bê tông nhựa không dính bám với lớp chống thấm

Đã tìm ra nguyên nhân làm rạn nứt mặt cầu Thăng Long

Đã tìm ra nguyên nhân làm rạn nứt mặt cầu Thăng Long

Theo Bộ GT-VT, nguyên nhân chính là lớp bê tông nhựa không dính bám với lớp chống thấm

Từ vết nứt mặt cầu Thăng Long nghĩ về chất lượng công trình
Từ vết nứt mặt cầu Thăng Long nghĩ về chất lượng công trình

Nhiều công trình xây dựng được đầu tư từ ngân sách nhà nước nhưng đã không đem lại hiệu quả thực sự cho mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng

Từ vết nứt mặt cầu Thăng Long nghĩ về chất lượng công trình

Từ vết nứt mặt cầu Thăng Long nghĩ về chất lượng công trình

Nhiều công trình xây dựng được đầu tư từ ngân sách nhà nước nhưng đã không đem lại hiệu quả thực sự cho mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng