Nên dứt điểm với các ngân hàng yếu

(VOV) - Chính quan điểm không để Ngân hàng nào phá sản nên các NH nhỏ sẵn sàng huy động lãi suất cao, lấy tiền ngắn hạn đầu tư dài hạn…

Đến giờ phút này, không ai biết chính xác con số nợ xấu của các NHTM, các TCTD đang ở mức nào. Có quá nhiều con số được đưa ra (4,47, 8,6 hay 10%), “là bao nhiêu vẫn là ẩn số nhưng nó là con số không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải tìm cách tháo gỡ” – TS Nguyễn Thị Mùi - Giám đốc Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietinbank khẳng định.

Những gì đang diễn ra, theo TS Quách Mạnh Hào - Phó Tổng giám đốc Công ty chứng khoán MB, nói lên rằng, chúng ta đang tìm giải pháp cứu NH gặp khó khăn. “Theo quan điểm của tôi thì chẳng có lý do để cứu các NH. Khi NH gặp  rủi ro do lựa chọn đối nghịch hay đạo đức thì phát sinh nợ xấu là lỗi của NH”.

Theo phân tích của ông Hào, khi cứu, giải quyết nợ xấu thì chúng ta có hình dung rằng bây giờ hoạt động NH đang diễn ra thế nào? Rất nhiều NH hiện nay chẳng khác mô hình ponzi là mấy (dùng tiền người này trả người khác). Nhiều NH nhỏ đầu tư vào những dự án dài hạn bằng tiền ngắn hạn. Họ sa lầy vào đó thì các khoản đầu tư này trở thành nợ xấu. Và trong thời gian dài họ huy động lãi suất cao. Về bản chất tài sản sinh lời của họ không có. Với cách tiếp cận như vậy thì nên cứu hay không?

NH  được bảo lãnh sẽ không bị phá sản.

Một điểm quan trọng được ông Hào nhấn mạnh là trong bối cảnh các NH đang có xu hướng tiến tới mô hình ponzi thì chúng lại được sự bảo lãnh rất lớn của Chính phủ, NHNN là không để NH nào phá sản.

“Nếu tôi là ông chủ, tôi thấy sự bảo lãnh đó là quá lớn. Tôi sẵn sàng huy động ở ngoài bằng mọi giá và tôi không phải chịu trách nhiệm. Vì tôi đã được Chính phủ bảo lãnh rằng NH của tôi sẽ không bị phá sản. Theo quan điểm của tôi, bước một chúng ta phải khuyến khích việc cho phép phá sản, bắt buộc sáp nhập. Thậm chí, trong tình hình khó khăn hiện nay, chúng ta phải siết chặt an toàn tài chính NH”.

Nhìn ở khía cạnh khác, ông Hào cho rằng, chúng ta đang quan tâm đến người gửi tiền. Chúng ta sợ rằng người dân gửi tiền vào đó và khi họ mất tiền thì tạo ra những bất ổn về mặt xã hội.

“Tôi thấy rằng, người dân quyết định gửi tiền vào những NH nhỏ, rủi ro, chấp nhận mức lãi suất cao hay nói cách khác là được nhận lãi suất cao. Rõ ràng là họ chấp nhận rủi ro rồi. Cho nên, chúng ta không thể bảo lãnh hành vi gửi tiền vào NH rủi ro cao, được hưởng lãi suất cao và bây giờ anh  lại chắc chắn là không mất tiền. Như vậy là chúng ta đang khuyến khích cho những rủi ro trong nền kinh tế” – ông Hào nhấn mạnh.

Cùng quan điểm là các ngân hàng phải hoạt động theo quy luật thị trường, ông Nguyễn Đình Lưu – Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho rằng: Đã là thị trường thì phải có NH phá sản. Những NH nào hoạt động yếu kém thì phải phá sản. Phá sản NH phải khác hẳn với phá sản DN, phải có một cơ quan tiếp nhận và phá sản khi đủ điều kiện. Tức là tổn thất thấp nhấp, có thể là 10 năm sau khi xử lý tất cả các khoản nợ gọn gàng, bán được các khoản nợ thì cho phá sản. Nhiều nước đã áp dụng mô hình này.

Cũng theo phân tích của ông Lưu, do chúng ta không áp dụng qui luật thị trường trong hoạt động ngân hàng nên bảo hiểm tiền gửi cũng không thực sự được chú trọng. Ông Lưu đưa ra một câu chuyện: Nhiều người đặt câu hỏi, với một NH nhỏ nhỏ mà “chết” thì bảo hiểm tiền gửi sẽ được như thế nào? Thực tế là đã có NH nào chết đâu mà có bảo hiểm tiền gửi. “Phải cho chết thử một vài anh nhỏ nhỏ thì làm mới quen. Mô hình bảo hiểm tiền gửi mới chỉ áp dụng cho các quỹ tín dụng nhân dân thôi”.

Ông Lưu còn đưa ra một thực trạng là nhiều NH cổ phần nhỏ thực ra đã chết rồi nhưng không chết được. Bởi chúng ta có một chủ trương nhất quán là không để một NH nào phá sản.

Trở lại với nguyên nhân có quá nhiều con số về tình hình nợ xấu, theo TS Nguyễn Thị Mùi, có không ít DN có báo cáo tài chính không chính xác, chất lượng kiểm toán không đảm bảo… gây khó khăn cho ngân hàng. Vì thế, một số khoản vay ra khỏi ngân hàng bản chất đã là nợ xấu, không phải đợi đến khi không trả được nợ. Biết vậy nhưng ngân hàng không dễ ngăn chặn được. Đặc biệt, các ngân hàng và doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc lẫn nhau (sở hữu chéo) thì nguồn lực dễ bị phân bổ sai lệch, bất hợp lý, cho vay bất chấp các quy định về an toàn vốn, nợ xấu tất yếu sẽ tăng lên.

Nếu sợ nợ xấu nảy sinh chỉ có cách đóng cửa ngân hàng. Nhưng để xảy ra nợ xấu, trách nhiệm chính trong việc thu hồi nợ xấu là chủ nợ - NHTM và con nợ - doanh nghiệp và cá nhân vay vốn. Nhưng khi nợ xấu đã ở mức cao, nếu cứ để các NHTM và DN tự xử lý thì thời gian kéo dài, số lượng doanh nghiệp không có vốn sản xuất kinh doanh phải dừng hoạt động, thậm chí phá sản sẽ tiếp tục gia tăng do vẫn đang có nợ xấu tại NH, trong khi hàng hóa vẫn chậm tiêu thụ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngân hàng Nhà nước bác tin vay vốn IMF để giải quyết nợ xấu
Ngân hàng Nhà nước bác tin vay vốn IMF để giải quyết nợ xấu

(VOV) - Chiều 7/9, Phó Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng khẳng định không có việc Việt Nam vay hay có ý định vay vốn của IMF để xử lý nợ xấu.

Ngân hàng Nhà nước bác tin vay vốn IMF để giải quyết nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước bác tin vay vốn IMF để giải quyết nợ xấu

(VOV) - Chiều 7/9, Phó Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng khẳng định không có việc Việt Nam vay hay có ý định vay vốn của IMF để xử lý nợ xấu.

Nợ xấu quá 10 ngày không được giao dịch liên ngân hàng
Nợ xấu quá 10 ngày không được giao dịch liên ngân hàng

Tổ chức chỉ được vay nếu không có khoản nợ quá hạn với các giao dịch liên ngân hàng từ 10 ngày trở lên tại thời điểm thực hiện giao dịch.

Nợ xấu quá 10 ngày không được giao dịch liên ngân hàng

Nợ xấu quá 10 ngày không được giao dịch liên ngân hàng

Tổ chức chỉ được vay nếu không có khoản nợ quá hạn với các giao dịch liên ngân hàng từ 10 ngày trở lên tại thời điểm thực hiện giao dịch.

AgriBank có nợ xấu cao nhất trong nhóm NHTM Nhà nước
AgriBank có nợ xấu cao nhất trong nhóm NHTM Nhà nước

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này, theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, hiện ở mức 6,14%.

AgriBank có nợ xấu cao nhất trong nhóm NHTM Nhà nước

AgriBank có nợ xấu cao nhất trong nhóm NHTM Nhà nước

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này, theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, hiện ở mức 6,14%.

Thống đốc: Nợ xấu chưa nguy kịch, nhưng đã báo động!
Thống đốc: Nợ xấu chưa nguy kịch, nhưng đã báo động!

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, so với nhiều nước khác, mức nợ xấu của Việt Nam từ 8,6-10% vẫn chưa đến mức phải hốt hoảng, nhưng cần phải xử lý ngay.

Thống đốc: Nợ xấu chưa nguy kịch, nhưng đã báo động!

Thống đốc: Nợ xấu chưa nguy kịch, nhưng đã báo động!

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, so với nhiều nước khác, mức nợ xấu của Việt Nam từ 8,6-10% vẫn chưa đến mức phải hốt hoảng, nhưng cần phải xử lý ngay.

Xử lý nợ xấu: Trách nhiệm trước hết của tổ chức tín dụng
Xử lý nợ xấu: Trách nhiệm trước hết của tổ chức tín dụng

Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, bên cạnh trách nhiệm này, nguyên tắc xử lý nợ xấu phải theo nguyên tắc của thị trường.

Xử lý nợ xấu: Trách nhiệm trước hết của tổ chức tín dụng

Xử lý nợ xấu: Trách nhiệm trước hết của tổ chức tín dụng

Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, bên cạnh trách nhiệm này, nguyên tắc xử lý nợ xấu phải theo nguyên tắc của thị trường.

Nợ xấu dưới 3% tổ chức tín dụng mới được niêm yết cổ phiếu
Nợ xấu dưới 3% tổ chức tín dụng mới được niêm yết cổ phiếu

Đây là một trong nhiều quy định về điều kiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài của TCTD cổ phần.

Nợ xấu dưới 3% tổ chức tín dụng mới được niêm yết cổ phiếu

Nợ xấu dưới 3% tổ chức tín dụng mới được niêm yết cổ phiếu

Đây là một trong nhiều quy định về điều kiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài của TCTD cổ phần.