Ngư dân Quảng Bình làm giàu từ biển, tuân thủ quy định khai thác

VOV.VN - Ngư dân tỉnh Quảng Bình đang tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đánh bắt hải sản, chuyển đổi nghề sang hướng khai thác đa dạng, phù hợp để làm giàu từ biển. Việc nâng cao ý thức tự giác khai thác đúng ngư trường, chấp hành nghiêm quy định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định là cơ sở quan trọng góp phần phát triển nghề cá bền vững.

Ngư dân Nguyễn Ngọc Cảnh, ở tổ dân phố Tân Mỹ, phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình có hàng chục năm theo nghề biển. Năm 2010, ông Cảnh quyết định chuyển đổi nghề đánh bắt gần bờ sang xa bờ để khai thác có hiệu quả cao hơn.

Ông Cảnh đã đóng tàu mới, công suất 430 CV và trang bị các thiết bị như máy liên lạc tầm xa, máy định vị MOVIMAR, máy dò cá… tổng trị giá 1,9 tỷ đồng. Năm 2011, gia đình ông Cảnh có 2 con tàu, 1 tàu làm nghề câu, chụp và 1 tàu làm nghề vây rút, tạo việc làm thường xuyên cho 22 lao động. Đến năm 2016, Nhà nước có chủ trương hỗ trợ ngư dân đóng tàu theo Nghị định 67 của Chính phủ, gia đình ông đã đóng thêm 1 tàu vỏ gỗ, công suất 829 CV.

Nhờ có tàu công suất lớn, ông Cảnh tuyển thêm lao động để đánh bắt xa bờ, đi dài ngày trên biển, thu nhập cao hơn. Ông cho biết, 6 tháng đầu năm nay, có ngày mỗi chuyến biển, 3 tàu cá của ông đánh bắt được từ 30 – 50 tấn cá, thu nhập từ 1,7 tỷ đồng – 1,9 tỷ đồng; tổng thu nhập 6 tháng từ 10 tỷ đến 11 tỷ đồng.

“Kinh nghiệm đi biển thì đánh bắt theo mùa, theo vụ, theo luồng cá trên biển. Phải biết được mùa nào có loại cá nào, di chuyển đến ngư trường đó để đánh bắt theo nghề cá đó. Khi làm nghề biển cũng kinh nghiệm theo sóng gió, tránh thời gian sóng to gió lớn để được an toàn. Khai thác trên biển phải tuân thủ theo hướng dẫn của các cấp ngành, đi khai thác không được vượt qua những vùng cấm, chỉ khai thác trong vùng biển của Việt Nam”, ông Cảnh nói.

Nhiều năm liên tục, ông Nguyễn Ngọc Cảnh đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh và Trung ương. Năm 2018, ông được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và năm 2021 vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, vinh dự là 1 trong 100 "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023".

Ông Phạm Tuyển, sinh năm 1982, ở xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cũng là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022. Nhờ áp dụng khoa học kĩ thuật vào đánh bắt hải sản, ông Tuyển thường xuyên thắng đậm những chuyến biển xa. Năm 2010, ông đầu tư 10 tỷ đồng đóng mới 2 tàu cá, cải hoán nâng cao mã lực công suất 420 CV trở lên và trang bị ngư cụ, máy móc, phương tiện hiện đại để vươn khơi. Năm 2016, ông Tuyển tiếp tục đầu tư cải tạo tàu cá, mua máy dò hiện đại, trang bị thêm các ngư lưới cụ trên 2 tỷ đồng để mở rộng đánh bắt ở các ngư trường mới.

“Trong cuộc đời đi biển của tôi, chuyến biển trúng nhất cuối năm ngoái đánh bắt được 250 tấn gồm cá nục gai, cá nục suôn, cá nục bông, bán được 2,4 tỷ đồng, trừ chi phí lãi được 1,8 tỷ đồng. Cũng mong muốn trời đất mưa thuận gió hòa để tàu khai thác có thu nhập sản lượng cao. Đa số sẽ đi biển vào mùa cá Nam, từ tháng 4 đến tháng 9, những tháng đó có thu nhập cao”, ông Tuyển cho hay.

Sản xuất giỏi trên biển, những ngư dân tiêu biểu tại Quảng Bình còn tiên phong trong việc thực hiện đúng chủ trương, tuyên truyền chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Đã có nhiều mô hình hoạt động như tổ đoàn kết, tổ hợp tác, tổ biển xa... cùng động viên, hỗ trợ nhau khi đánh bắt trên biển. Tổ đoàn kết trên biển giúp đỡ nhau khi tàu có sự cố xảy ra, nhắc nhở nhau không tham gia đánh cá trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Ông Hồ Văn Tuệ, Phó Chủ tịch UBND phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn cho biết, thông qua tổ đoàn kết, các thành viên trong tổ nắm bắt đầy đủ thông tin, quy định của pháp luật Việt Nam, Công ước Luật Biển 1982 và các quy định về hoạt động khai thác khơi xa khi đi đánh bắt trên biển.

“Nhờ sự phối hợp rất chặt chẽ giữa phường và Đồn biên phòng, tổ chức tốt về việc tuyên truyền thông qua hội nghị lồng ghép, từ phường về tổ dân phố. Đến nay, số lượng bà con ngư dân trên địa bàn phường hạn chế được tối đa việc vi phạm khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài”, ông Hồ Văn Tuệ cho biết.

Quảng Bình có hơn 6.000 tàu cá, trong đó gần 1.200 tàu khai thác vùng biển xa bờ. Chính quyền và ngành thủy sản Quảng Bình xác định hạn chế tình trạng khai thác, đánh bắt, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, góp phần phát triển nghề cá bền vững, ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập cho người dân. Địa phương đang tập trung các giải pháp quyết liệt để góp phần tháo gỡ “thẻ vàng” thủy sản của EC.

Đại tá Trịnh Thanh Bình, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho rằng, việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác của ngư dân là điều quan trọng nhất giúp dân quyết tâm bám biển, làm giàu từ biển và có trách nhiệm trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và khai thác chống IUU.

“Bên cạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho ngư dân, chúng tôi chỉ đạo các đồn biên phòng tuyến biển phối hợp lực lượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cũng như chính quyền địa phương, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các cửa sông, cửa lạch. Lực lượng Biên phòng tổ chức tuần tra kiểm soát trên biển để tuyên truyền cho ngư dân cũng như là đồng hành với ngư dân trong quá trình sản xuất ở trên biển”, Đại tá Trịnh Thanh Bình cho biết thêm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mạnh giàu từ biển quê hương: Cùng ngư dân vươn khơi bám biển
Mạnh giàu từ biển quê hương: Cùng ngư dân vươn khơi bám biển

VOV.VN - Phát triển kinh tế biển và ven biển, trong đó ngành nuôi trồng và khai thác hải sản là một trong những nội dung trọng điểm với những chính sách hỗ trợ, nhiều biện pháp cụ thể đã được triển khai

Mạnh giàu từ biển quê hương: Cùng ngư dân vươn khơi bám biển

Mạnh giàu từ biển quê hương: Cùng ngư dân vươn khơi bám biển

VOV.VN - Phát triển kinh tế biển và ven biển, trong đó ngành nuôi trồng và khai thác hải sản là một trong những nội dung trọng điểm với những chính sách hỗ trợ, nhiều biện pháp cụ thể đã được triển khai

Doanh nghiệp khẩn trương hỗ trợ ngư dân khắc phục sự cố thiết bị giám sát hành trình
Doanh nghiệp khẩn trương hỗ trợ ngư dân khắc phục sự cố thiết bị giám sát hành trình

VOV.VN - Liên quan đến một số tàu cá của ngư dân tỉnh Bến Tre có thiết bị giám sát hành trình không hoạt động, đơn vụ cung cấp thiết bị này đã và đang tích cực đến địa phương này hỗ trợ  khắc phục miễn phí cho ngư dân sớm ổn định công việc đánh bắt hải sản.

Doanh nghiệp khẩn trương hỗ trợ ngư dân khắc phục sự cố thiết bị giám sát hành trình

Doanh nghiệp khẩn trương hỗ trợ ngư dân khắc phục sự cố thiết bị giám sát hành trình

VOV.VN - Liên quan đến một số tàu cá của ngư dân tỉnh Bến Tre có thiết bị giám sát hành trình không hoạt động, đơn vụ cung cấp thiết bị này đã và đang tích cực đến địa phương này hỗ trợ  khắc phục miễn phí cho ngư dân sớm ổn định công việc đánh bắt hải sản.

Ngư dân Bến Tre đối thoại công ty cung cấp thiết bị giám sát hành trình
Ngư dân Bến Tre đối thoại công ty cung cấp thiết bị giám sát hành trình

VOV.VN - Chiều 28/7, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp-PTNT Bến Tre cho biết, vừa tổ chức buổi đối thoại giữa bà con ngư dân huyện Ba Tri và doanh nghiệp cung cấp thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá bị hư hỏng thường xuyên để tìm ra lỗi thuộc về ai và hướng xử lý.

Ngư dân Bến Tre đối thoại công ty cung cấp thiết bị giám sát hành trình

Ngư dân Bến Tre đối thoại công ty cung cấp thiết bị giám sát hành trình

VOV.VN - Chiều 28/7, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp-PTNT Bến Tre cho biết, vừa tổ chức buổi đối thoại giữa bà con ngư dân huyện Ba Tri và doanh nghiệp cung cấp thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá bị hư hỏng thường xuyên để tìm ra lỗi thuộc về ai và hướng xử lý.