Nhiều vướng mắc triển khai dự án hồ La Ngà 3 tỉnh Bình Thuận

VOV.VN - Dự án thủy điện La Ngâu nằm trong lòng hồ La Ngà chưa được đưa ra khỏi Quy hoạch Điện lực quốc gia, gây khó khăn cho việc triển khai các bước tiếp theo của dự án hồ La Ngà 3.     

UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, dự án hồ La Ngà 3 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Quyết định số 33 ngày 7/1/2020 và UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã phê duyệt. Tuy nhiên do nhiều vướng mắc, đến nay dự án vẫn chưa triển khai.

Theo quy hoạch, dự án hồ La Ngà 3 có dung tích 470 triệu m3 nước, cung cấp hơn 1.000 triệu m3 nước tưới cho 77.615ha đất sản xuất thuộc hai tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai; cấp 300.000 m3/ngày nước sinh hoạt, công nghiệp, du lịch và dịch vụ cho tỉnh Bình Thuận; cấp 300.000 m3/ngày nước sinh hoạt cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và phát điện (sau hồ) với công suất lắp máy 34MW, dự kiến cung cấp điện lượng khoảng trên 152 triệu kWh/năm. 

Trên cơ sở đó, ngày 26/8/2020, Bộ NN&PTNT đã có Quyết định số 3386 giao Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 7 (thuộc Bộ NN&PTNT) thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án hồ La Ngà 3, tỉnh Bình Thuận. Hiện tại, Bộ NN&PTNT đang xem xét, thẩm định để tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án hồ chứa nước La Ngà 3.

Tuy nhiên, hiện nay có một số vướng mắc do thủy điện La Ngâu nằm trong lòng hồ La Ngà chưa được đưa ra khỏi Quy hoạch Điện lực quốc gia nên khó khăn cho việc triển khai các bước tiếp theo của dự án. Bộ NN&PTNT không thể thẩm định trình Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. 

Liên quan đến vấn đề này, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận, UBND tỉnh Đồng Nai đã nhiều lần kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho dừng và đưa Thủy điện La Ngâu ra khỏi Quy hoạch Điện lực quốc gia để Bộ NN&PTNT và tỉnh xây dựng hồ thủy lợi La Ngà giải quyết tình hình hạn hán.

Bên cạnh đó, dự án cần chuyển đổi hơn 686 ha rừng để xây dựng công trình, trong đó bao gồm 615 ha rừng tự nhiên và hơn 71 ha rừng trồng; 145 ha rừng đặc dụng, 3,6 ha rừng phòng hộ và 538 ha rừng sản xuất và chuyển đổi 754 ha rừng tự nhiên sản xuất để tái định cư (154 ha), tái định canh (600 ha) thuộc thẩm quyền Quốc hội quyết định chủ trương; chuyển đổi 122,2 ha lúa thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ chấp thuận./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dân làng bè La Ngà, Đồng Nai nhận tiền hỗ trợ cá chết
Dân làng bè La Ngà, Đồng Nai nhận tiền hỗ trợ cá chết

VOV.VN -UBND huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai chi trả tiền hỗ trợ cho ngư dân làng bè La Ngà bị thiệt hại do cá chết hàng loạt.

Dân làng bè La Ngà, Đồng Nai nhận tiền hỗ trợ cá chết

Dân làng bè La Ngà, Đồng Nai nhận tiền hỗ trợ cá chết

VOV.VN -UBND huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai chi trả tiền hỗ trợ cho ngư dân làng bè La Ngà bị thiệt hại do cá chết hàng loạt.

Bắt giam Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà
Bắt giam Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà

VOV.VN -Do thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, nhiều năm qua, rừng phòng hộ La Ngà đã bị tàn phá nghiêm trọng.

Bắt giam Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà

Bắt giam Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà

VOV.VN -Do thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, nhiều năm qua, rừng phòng hộ La Ngà đã bị tàn phá nghiêm trọng.

Tái định cư dự án thủy lợi nghìn tỷ tại Đắk Lắk: Vẫn chậm hạ tầng, chưa thuận lòng dân
Tái định cư dự án thủy lợi nghìn tỷ tại Đắk Lắk: Vẫn chậm hạ tầng, chưa thuận lòng dân

VOV.VN - Thủy lợi Krông Pách thượng, tỉnh Đắk Lắk là dự án lớn, vốn đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng, nhưng vướng phải rất nhiều bất cập nên qua 12 năm triển khai, vẫn có không ít ách tắc, đặc biệt là công tác di dân, tái định cư. Trong khi đó, cao điểm mùa mưa với nhiều nguy hiểm tiềm tàng, đang đến gần.

Tái định cư dự án thủy lợi nghìn tỷ tại Đắk Lắk: Vẫn chậm hạ tầng, chưa thuận lòng dân

Tái định cư dự án thủy lợi nghìn tỷ tại Đắk Lắk: Vẫn chậm hạ tầng, chưa thuận lòng dân

VOV.VN - Thủy lợi Krông Pách thượng, tỉnh Đắk Lắk là dự án lớn, vốn đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng, nhưng vướng phải rất nhiều bất cập nên qua 12 năm triển khai, vẫn có không ít ách tắc, đặc biệt là công tác di dân, tái định cư. Trong khi đó, cao điểm mùa mưa với nhiều nguy hiểm tiềm tàng, đang đến gần.