NHNN phân trần việc độc quyền nhập khẩu vàng

(VOV) -Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có ý kiến liên quan tới việc cơ quan này can thiệp vào thị trường vàng.

Thời gian gần đây có một số ý kiến liên quan đến việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sử dụng vàng Dự trữ ngoại hối Nhà nước để tăng cung, can thiệp bình ổn thị trường vàng.

Về vấn đề này, NHNN cho biết: Thực hiện Nghị Quyết của Quốc hội về bình ổn thị trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế và thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc xóa bỏ “vàng hóa” trong nền kinh tế và trên cơ sở đánh giá tình trạng mất cân đối về cung cầu vàng trong nước (trong đó có nhu cầu mua vàng của các tổ chức tín dụng để tất toán về cơ bản số dư huy động vốn bằng vàng đã sử dụng trước ngày 30/6/2013). Thời gian qua, NHNN đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp can thiệp bình ổn thị trường vàng nhằm tăng cung vàng miếng cho thị trường. Trong đó, có việc NHNN sử dụng một phần ngoại tệ thuộc Dự trữ Ngoại hối Nhà nước để nhập khẩu vàng nguyên liệu, sản xuất vàng miếng tăng cung cho thị trường thông qua đấu thầu.

Việc can thiệp bình ổn thị trường vàng của NHNN trong thời gian qua hoàn toàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của NHNN theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước và tuân thủ các quy định tại Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Nghị định 86 về quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước, Quyết định 16 của Thủ tướng Chính phủ về mua bán vàng miếng của NHNN trên thị trường trong nước và các văn bản hướng dẫn thi hành 2 Nghị định nêu trên. NHNN tham gia thị trường với tư cách người mua bán cuối cùng theo giá thị trường, không bao cấp, bù lỗ và tuân thủ đúng quy định bảo đảm lợi ích của Nhà nước.

Trên thực tế, về tổng thể, toàn bộ vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng tiêu thụ tại Việt Nam phải dùng ngoại tệ để nhập khẩu từ nước ngoài; tại một số thời điểm, vàng miếng được xuất khẩu ra nước ngoài để thu ngoại tệ. Do vậy, về bản chất, vàng miếng được lưu thông trong nước cần phải được quản lý như ngoại tệ.

Trước khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định 24) được ban hành, hàng năm, NHNN cấp phép nhập khẩu bình quân khoảng 50-60 tấn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Toàn bộ lượng ngoại tệ để nhập khẩu vàng được lấy từ nền kinh tế. Do vậy, nhập khẩu vàng trên quy mô lớn đã ảnh hưởng lớn đến tỷ giá, CPI, sự ổn định kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô Dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Từ đầu năm 2012, NHNN đã triển khai thực hiện một loạt giải pháp bình ổn thị trường vàng. Thực tiễn vừa qua cho thấy, việc NHNN độc quyền nhập khẩu vàng theo quy định tại Nghị định 24 đã góp phần ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát đảm bảo cung cầu ngoại tệ và ổn định kinh tế vĩ mô. Đây cũng chính là mục tiêu chủ chốt của Chính phủ, NHNN khi xây dựng và ban hành Nghị định 24.

Ngoài ra, thực hiện chính sách chống vàng hóa nền kinh tế, Nghị định 24 cũng đã có quy định cấm sử dụng vàng miếng làm phương tiện thanh toán. Trên thực tế, kể từ khi ban hành Nghị định 24 vàng không còn là phương tiện thanh toán phổ biến và nhu cầu đầu tư vàng ở Việt Nam đã giảm rõ rệt.

Như vậy, việc triển khai thực hiện Nghị định 24 đã góp phần quan trọng vào việc tăng Dự trữ ngoại hối Nhà nước và giảm đáng kể hiện tượng vàng hóa nền kinh tế./.  

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NHNN: Chênh lệch giá vàng do cung cầu chưa cân bằng
NHNN: Chênh lệch giá vàng do cung cầu chưa cân bằng

(VOV) - Theo NHNN, sau 30/6 tới, thị trường vàng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn

NHNN: Chênh lệch giá vàng do cung cầu chưa cân bằng

NHNN: Chênh lệch giá vàng do cung cầu chưa cân bằng

(VOV) - Theo NHNN, sau 30/6 tới, thị trường vàng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn

Giảm tiếp, giá vàng còn 41,45 triệu đồng/lượng
Giảm tiếp, giá vàng còn 41,45 triệu đồng/lượng

(VOV) -Hiện vàng trong nước có giá 41,45 triệu đồng/lượng. Vàng thế giới giảm 2 USD còn 1.460,95 USD/oz.

Giảm tiếp, giá vàng còn 41,45 triệu đồng/lượng

Giảm tiếp, giá vàng còn 41,45 triệu đồng/lượng

(VOV) -Hiện vàng trong nước có giá 41,45 triệu đồng/lượng. Vàng thế giới giảm 2 USD còn 1.460,95 USD/oz.

Ai là người được lợi từ chênh lệch giá vàng?
Ai là người được lợi từ chênh lệch giá vàng?

(VOV) -Sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, bình ổn thị trường không đồng nghĩa với bình ổn giá vàng...

Ai là người được lợi từ chênh lệch giá vàng?

Ai là người được lợi từ chênh lệch giá vàng?

(VOV) -Sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, bình ổn thị trường không đồng nghĩa với bình ổn giá vàng...

Ngân hàng Nhà nước độc quyền vàng miếng
Ngân hàng Nhà nước độc quyền vàng miếng

Nhóm lợi ích nào bị ảnh hưởng thì các nhóm lợi ích đó đã đi trái lại lợi ích của quốc gia, do đó sẽ không được chấp nhận và không được tồn tại.

Ngân hàng Nhà nước độc quyền vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước độc quyền vàng miếng

Nhóm lợi ích nào bị ảnh hưởng thì các nhóm lợi ích đó đã đi trái lại lợi ích của quốc gia, do đó sẽ không được chấp nhận và không được tồn tại.

Lãng phí do độc quyền vàng miếng
Lãng phí do độc quyền vàng miếng

Nhiều người tiêu dùng đang phải đem vàng miếng phi SJC bán ra và bù lỗ từ 200.000 - 300.000 đồng/lượng để mua lại vàng miếng SJC.

Lãng phí do độc quyền vàng miếng

Lãng phí do độc quyền vàng miếng

Nhiều người tiêu dùng đang phải đem vàng miếng phi SJC bán ra và bù lỗ từ 200.000 - 300.000 đồng/lượng để mua lại vàng miếng SJC.

Giá vàng SJC tăng lên 41,6 triệu đồng/lượng
Giá vàng SJC tăng lên 41,6 triệu đồng/lượng

(VOV) -8h20 sáng 9/5, giá vàng SJC tăng 200.000 đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua.

Giá vàng SJC tăng lên 41,6 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC tăng lên 41,6 triệu đồng/lượng

(VOV) -8h20 sáng 9/5, giá vàng SJC tăng 200.000 đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua.