Nợ công Việt Nam: Nguy cơ vỡ nợ thấp nhưng vẫn là vấn đề cấp bách

VOV.VN - Theo phân tích của BIDV, khả năng vỡ nợ của Việt Nam là khá thấp, tuy nhiên, trên thực tế, nợ công vẫn đang là vấn đề cập bách. 

Theo Trung tâm Nghiên cứu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), quy mô nợ công hiện nay đang áp sát ngưỡng kiểm soát do Quốc hội đề ra và đặt ra thách thức trong việc đảm bảo an toàn nợ công nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Có thể nợ công/GDP của Việt Nam đã vượt mức 100%

Theo phân tích của BIDV, trong giai đoạn 2011- 2015, nợ công gia tăng nhanh chóng với mức 16,7%/năm. Cuối năm 2015, về số tuyệt đối, dư nợ công lên đến 2.608 nghìn tỷ đồng, gấp 1,9 lần so với cuối năm 2011 (1.393 nghìn tỷ đồng). Về số tương đối, cuối năm 2015, nợ công/GDP ở mức 62,2%, áp sát ngưỡng kiểm soát 65% của Quốc hội.


Theo World Bank, tỉ lệ nợ trên GDP của Việt Nam trong năm 2016 sẽ ở mức 63,8% trước khi tăng lên 64,4% vào năm 2017 và 64,7% vào năm 2018. Hiện nay ổn định và bền vững kinh tế vĩ mô Việt Nam được duy trì về cơ bản, tuy nhiên tình trạng nợ công tăng nhanh trong khi dự trữ ngoại tệ thấp (và đang có xu thế giảm) đang là lý do gây quan ngại. 

Còn theo đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock trên trang Economist.com), lúc 10h15 sáng nay (14/6/2016), nợ công của Việt Nam là 94,854 tỷ USD; bình quân nợ theo đầu người ở Việt Nam là 1.039 USD; tỷ lệ nợ so với GDP là 45,6% GDP, mức độ gia tăng nợ là 9,3%/năm.


Đáng lưu ý, theo nhiều chuyên gia, quy mô nợ công thực tế có thể đã cao hơn so với mức công bố do cách thức xác định nợ công của Việt Nam và một số tổ chức quốc tế uy tín có sự khác biệt. Căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tế, nhiều chuyên gia ước tính tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đã vượt mức 100%.

“Việt Nam chi trả nợ và viện trợ 5 tháng đầu năm 2016 xấp xỉ đạt 64,55 nghìn tỷ đồng, bằng 41,6% dự toán năm, tăng 5,3% so cùng kỳ năm 2015”- Bộ Tài chính.
Các chuyên gia của BIDV cho rằng, theo thông lệ quốc tế, ngưỡng nợ công tối ưu (nhằm đảm bảo nợ công là động lực giúp tăng trưởng kinh tế) thông thường cho các nước phát triển là 90%, các nước đang phát triển có nền tảng tốt là 60% và có nền tảng kém là 30-40%. Vì vậy, mức ngưỡng nợ công/GDP được Quốc hội đề ra là 65% là phù hợp với thông lệ quốc tế; và việc vượt ngưỡng tối ưu có thể tiềm ẩn rủi ro.


Nhiều rủi ro

Trong bối cảnh nợ công gia tăng như hiện nay, Việt Nam lại gặp khó trong quản lý nợ công về cơ cấu và kỳ hạn. Bởi theo BIDV, trước đây, nợ công hầu hết là nợ nước ngoài hay vốn vay ODA với lãi suất từ 1% đến dưới 3%. Từ năm 2010, Việt Nam gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình nên nợ nước ngoài có mức độ ưu đãi giảm dần. Vì vậy, nợ công dịch chuyển sang nguồn vay trong nước, tăng từ 40% năm 2011 lên 57,1% năm 2015.

Theo HSBC, thâm hụt ngân sách tăng là vấn đề do tỷ lệ nợ công của Việt Nam đã thực sự cao. Ước tính nợ công Việt Nam đã tăng từ 59,6% nằm 2014 lên 63,3% GDP vào cuối năm 2015. Vấn đề nợ ngày càng trầm trọng hơn do lạm phát chậm lại (ảnh hưởng đến GDP danh nghĩa) và đồng tiền Việt Nam mất giá (làm tăng giá trị nợ nước ngoài). HSBC dự báo tỷ lệ nợ công trên GDP tăng lên 64,5% GDP trong năm 2016, đạt ngưỡng giới hạn của Quốc Hội đề ra 65%.
Đã thế, việc sử dụng nợ công còn bất cập như: Hiệu quả sử dụng không cao; một phần đáng kể của nợ công được sử dụng để trả nợ thay cho đầu tư phát triển (14%-16% dư nợ công trong kỳ để trả nợ); cơ cấu chi ngân sách không bền vững, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nợ công; công tác quản lý nợ công vẫn còn hạn chế.


Các chuyên gia của BIDV cho rằng, hiện nay, theo các Tổ chức quốc tế và trong nước, khả năng vỡ nợ của Việt Nam là khá thấp. Tuy nhiên, trên thực tế, nợ công vẫn đang là vấn đề cập bách. Thứ nhất, chỉ tiêu nợ phải trả (nợ gốc và lãi) có nguy cơ tiến sát vượt ngưỡng cảnh báo. Thứ hai, nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh trong khi nguồn trả nợ công không bền vững. Thứ ba, tác động tiêu cực của nợ công với nền kinh tế là các khoản lãi và một phần nợ gốc phải trả trong ngắn hạn đang ngày càng tăng cao, gây sức ép lên cân bằng NSNN. Điều này khiến quy mô nợ công tăng, lãi suất bị đẩy đi lên cao, gây ra khó khăn cho DN, từ đó làm giảm nguồn thu của NSNN để thanh toán các khoản vay. 

Phải giữ bội chi ngân sách đảm bảo dưới 5% GDP

Theo khuyến nghị của WB và IMF, Việt Nam cần xây dựng và công bố kế hoạch tài khóa trung hạn nhằm cải thiện công tác quản lý ngân sách và nợ công theo hướng bền vững.

Đề xuất thành lập Ủy ban giám sát và kiểm soát nợ công

BIDV đề xuất thành lập Ủy ban giám sát và kiểm soát nợ công trực thuộc Quốc hội có chức năng: Giám sát các vấn đề nợ công và ngân sách nhà nước; Giám sát, chỉ đạo hoạt động và sự phối hợp của các đơn vị liên quan tới các vấn đề trên; Cấp phép và giám sát hoạt động của các cơ quan chuyên môn cao được phép cung cấp dịch vụ tư vấn và đấu thầu cho dự án dùng vốn nợ công; Tham mưu cho Quốc hội về việc Ban hành Luật, trong đó có quy định về đãi ngộ/chế tài đối với cá nhân liên quan tới hoạt động quản lý, sử dụng và giám sát nợ công; Phê duyệt và giám sát các quyết định về NSNN, khoản vay và cho vay từ nguồn nợ công với một giá trị tối thiểu cho trước; dưới mức ngưỡng này, BTC tự xử lý.../.

Cụ thể, đến năm 2018, tỷ lệ nợ công/GDP là dưới 63%, các chỉ tiêu nợ Chính phủ không quá 55% và nợ nước ngoài/GDP dưới ngưỡng kiểm soát 50%. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại)/thu NSNN; và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/ tổng giá trị xuất khẩu cùng dưới 25%. Dự trữ ngoại hối/tổng dư nợ nước ngoài đảm bảo theo khuyến nghị của WB là 200% hoặc tối thiểu 3 tháng kim ngạch nhập khẩu (theo khuyến nghị IMF).


Đặc biệt, bội chi ngân sách đảm bảo dưới 5% GDP. Xây dựng định mức tiết kiệm chi phí thường xuyên, trong đó chi cho hành chính sự nghiệp từ ngân sách Trung ương tới địa phương tiết kiệm từ 8-10%/năm.

Và đến năm 2020, tỷ lệ nợ công/GDP là dưới 60%, các chỉ tiêu nợ Chính phủ và nợ nước ngoài/GDP được kiểm soát tốt và có bước đệm để duy trì dưới ngưỡng kiểm soát 50%. Phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 58% tổng chi NSNN, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển chiếm trong tổng chi NSNN đạt khoảng 19-20% để có nguồn thu.

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại)/ thu NSNN; và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/ tổng giá trị xuất khẩu cùng dưới 25%. Dự trữ ngoại hối/ tổng dư nợ nước ngoài đạt tối thiểu 200% hoặc tối thiểu 3 tháng kim ngạch nhập khẩu. Bội chi ngân sách đảm bảo dưới 5% GDP, định mức tiết kiệm chi phí thường xuyên cho hành chính sự nghiệp từ ngân sách Trung ương tới địa phương từ 5-8%/năm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

WB: Nợ công Việt Nam tăng nhanh là vấn đề đáng quan ngại
WB: Nợ công Việt Nam tăng nhanh là vấn đề đáng quan ngại

VOV.VN -Theo WB, nợ công tăng nhanh trong khi dự trữ ngoại tệ thấp, và đang có xu thế giảm, đang là lý do gây quan ngại với nền kinh tế Việt Nam.

WB: Nợ công Việt Nam tăng nhanh là vấn đề đáng quan ngại

WB: Nợ công Việt Nam tăng nhanh là vấn đề đáng quan ngại

VOV.VN -Theo WB, nợ công tăng nhanh trong khi dự trữ ngoại tệ thấp, và đang có xu thế giảm, đang là lý do gây quan ngại với nền kinh tế Việt Nam.

Nợ công của Việt Nam cao hay thấp?
Nợ công của Việt Nam cao hay thấp?

VOV.VN -Theo đồng hồ nợ công toàn cầu, sáng nay, nợ công của Việt Nam khoảng 94,854 tỷ USD; bình quân nợ theo đầu người ở Việt Nam là 1.039 USD.

Nợ công của Việt Nam cao hay thấp?

Nợ công của Việt Nam cao hay thấp?

VOV.VN -Theo đồng hồ nợ công toàn cầu, sáng nay, nợ công của Việt Nam khoảng 94,854 tỷ USD; bình quân nợ theo đầu người ở Việt Nam là 1.039 USD.

Rủi ro nợ công đang tăng nhanh và áp lực “tốt nghiệp IDA”
Rủi ro nợ công đang tăng nhanh và áp lực “tốt nghiệp IDA”

VOV.VN -Rủi ro về nợ công và tốt nghiệp IDA là các vấn đề được nhiều chuyên gia đề cập trong buổi họp báo của WB vừa diễn ra.

Rủi ro nợ công đang tăng nhanh và áp lực “tốt nghiệp IDA”

Rủi ro nợ công đang tăng nhanh và áp lực “tốt nghiệp IDA”

VOV.VN -Rủi ro về nợ công và tốt nghiệp IDA là các vấn đề được nhiều chuyên gia đề cập trong buổi họp báo của WB vừa diễn ra.

Ỷ lại vào đầu tư từ Nhà nước sẽ tăng rủi ro an toàn nợ công
Ỷ lại vào đầu tư từ Nhà nước sẽ tăng rủi ro an toàn nợ công

VOV.VN - Dư luận xã hội đang đặc biệt quan tâm mức độ an toàn nợ công của Việt Nam khi dư nợ Chính phủ hiện đã vượt trần cho phép.

Ỷ lại vào đầu tư từ Nhà nước sẽ tăng rủi ro an toàn nợ công

Ỷ lại vào đầu tư từ Nhà nước sẽ tăng rủi ro an toàn nợ công

VOV.VN - Dư luận xã hội đang đặc biệt quan tâm mức độ an toàn nợ công của Việt Nam khi dư nợ Chính phủ hiện đã vượt trần cho phép.

Nợ công Việt Nam: Trả sớm hơn hoặc ‘gánh’ lãi suất cao hơn
Nợ công Việt Nam: Trả sớm hơn hoặc ‘gánh’ lãi suất cao hơn

VOV.VN -Mỗi người dân Việt Nam đang gánh hơn 1.000 USD nợ công, còn vốn vay ODA nếu không trả nợ nhanh hơn sẽ phải gánh lãi suất tăng lên từ 2% - 3,5%.

Nợ công Việt Nam: Trả sớm hơn hoặc ‘gánh’ lãi suất cao hơn

Nợ công Việt Nam: Trả sớm hơn hoặc ‘gánh’ lãi suất cao hơn

VOV.VN -Mỗi người dân Việt Nam đang gánh hơn 1.000 USD nợ công, còn vốn vay ODA nếu không trả nợ nhanh hơn sẽ phải gánh lãi suất tăng lên từ 2% - 3,5%.

Nợ công tăng nhanh, Việt Nam vẫn đảm bảo nghĩa vụ trả nợ
Nợ công tăng nhanh, Việt Nam vẫn đảm bảo nghĩa vụ trả nợ

VOV.VN -Mặc dù nợ công sắp chạm trần quy định song các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng trả 100% nợ công hiện nay.

Nợ công tăng nhanh, Việt Nam vẫn đảm bảo nghĩa vụ trả nợ

Nợ công tăng nhanh, Việt Nam vẫn đảm bảo nghĩa vụ trả nợ

VOV.VN -Mặc dù nợ công sắp chạm trần quy định song các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng trả 100% nợ công hiện nay.

Quản lý nợ công hướng đến quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ”
Quản lý nợ công hướng đến quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ”

VOV.VN - Quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ” sẽ nâng cao trách nhiệm sử dụng và bảo vệ nguồn thu từ chủ dự án dùng vốn nợ công.

Quản lý nợ công hướng đến quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ”

Quản lý nợ công hướng đến quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ”

VOV.VN - Quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ” sẽ nâng cao trách nhiệm sử dụng và bảo vệ nguồn thu từ chủ dự án dùng vốn nợ công.

Nợ công lên ngưỡng 61,3% GDP
Nợ công lên ngưỡng 61,3% GDP

VOV.VN - Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính cho biết, dự kiến nợ công đến hết năm 2015 khoảng 61,3% GDP, tăng so với con số 59,5% GDP vào năm 2014.

Nợ công lên ngưỡng 61,3% GDP

Nợ công lên ngưỡng 61,3% GDP

VOV.VN - Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính cho biết, dự kiến nợ công đến hết năm 2015 khoảng 61,3% GDP, tăng so với con số 59,5% GDP vào năm 2014.