Nợ của doanh nghiệp Trung Quốc nhiều nhất thế giới

VOV.VN - Trung Quốc vừa vượt qua Mỹ trở thành quốc gia phát hành nợ lớn nhất thế giới. 

 

 

 

Tuy nhiên, với nền kinh tế giảm tốc và tình hình tài chính của các công ty yếu đi đang làm gia tăng rủi ro vỡ nợ tại nước này, tổ chức đánh giá tín nhiệm Mỹ Standard & Poor’s nhận định.

Đánh giá mới nhất công bố ngày hôm nay của S&P cộng với những số liệu kinh tế mới của Trung Quốc gần đây càng làm tăng lo ngại về sức khỏe của hệ thống tài chính nước này, khi các công ty bất động sản phải vật lộn với thị trường đang đóng băng và chính quyền địa phương thì thường xuyên thiếu tiền. Chính quyền Trung Quốc cũng bắt đầu để một số công ty tư nhân nhỏ vỡ nợ, cho thấy nước này không sẵn sàng cứu các doanh nghiệp gặp rắc rối.

Trong báo cáo ngày hôm nay, S&P dự báo nhu cầu nợ mới và tái cấp vốn của doanh nghiệp trên thế giới sẽ lên khoảng 60.000 tỷ USD giai đoạn 2014-2018, tăng từ mức 53.000 USD giai đoạn 2013-2017. Đóng góp một nửa số đó là các công ty châu Á – Thái Bình Dương.

Bất chấp những  nỗ lực kiềm chế tăng trưởng tín dụng đề cân bằng nền kinh tế phụ thuộc vào đầu tư, lượng tiền mặt khổng lồ tại các ngân hàng và chi tiêu của các công ty nhà nước những năm qua đã khiến các khoản nợ ngày càng tăng nhanh.

Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nước phát hành nợ doanh nghiệp nhiều nhất thế giới với khoảng 14.200 tỷ USD cuối năm 2013. Trong khi đó, con số này tại Mỹ là 13.100 tỷ USD. Năm 2018, nhu cầu nợ mới và tái cấp vốn tại Trung Quốc sẽ đạt mức 20.400 tỷ USD, bằng một phần ba thế giới.

"Các yếu tố như tài chính yếu, tăng trưởng chậm, tín dụng thắt chặt và lãi suất cao là thách thức lớn với doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, bất kỳ tác động tiêu cực nào với doanh nghiệp nước này cũng có thể lan sang các nước khác", S&P cho biết.

Rủi ro nợ doanh nghiệp của Trung Quốc càng gia tăng trong năm qua, khi tăng trưởng kinh tế chậm lại và chi phí đi vay lên cao do Bắc Kinh siết tín dụng. Đầu năm nay, Trung Quốc đã lần đầu tiên để mặc một hãng sản xuất thiết bị pin mặt trời vỡ nợ trái phiếu theo quy luật thị trường.

"Chúng tôi dự đoán sẽ có nhiều vụ vỡ nợ như thế trong ngành thép. Giá quặng thép đã giảm hơn 25% trong năm nay ", S&P cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lạm phát tháng 5 của Trung Quốc cao nhất trong vòng 4 tháng
Lạm phát tháng 5 của Trung Quốc cao nhất trong vòng 4 tháng

VOV.VN - Lạm phát tăng cao có thể giúp giảm bớt những lo ngại về nguy cơ giảm phát của nền kinh tế Trung Quốc.  

Lạm phát tháng 5 của Trung Quốc cao nhất trong vòng 4 tháng

Lạm phát tháng 5 của Trung Quốc cao nhất trong vòng 4 tháng

VOV.VN - Lạm phát tăng cao có thể giúp giảm bớt những lo ngại về nguy cơ giảm phát của nền kinh tế Trung Quốc.  

Người giàu Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài sinh sống
Người giàu Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài sinh sống

VOV.VN - Tỷ lệ người siêu giàu Trung Quốc đã hoặc muốn di cư sang nước ngoài tăng lên mức 64% trong năm 2013.

Người giàu Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài sinh sống

Người giàu Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài sinh sống

VOV.VN - Tỷ lệ người siêu giàu Trung Quốc đã hoặc muốn di cư sang nước ngoài tăng lên mức 64% trong năm 2013.

Nhiều rủi ro trong thanh toán khi giao thương với Trung Quốc
Nhiều rủi ro trong thanh toán khi giao thương với Trung Quốc

Tình trạng hàng xuất đi mà tiền chậm thu về, nhiều đối tác sau khi nhận hàng còn cố kì kèo giảm giá là những rủi ro có thể gặp phải trong khâu thanh toán với đối tác Trung Quốc.

Nhiều rủi ro trong thanh toán khi giao thương với Trung Quốc

Nhiều rủi ro trong thanh toán khi giao thương với Trung Quốc

Tình trạng hàng xuất đi mà tiền chậm thu về, nhiều đối tác sau khi nhận hàng còn cố kì kèo giảm giá là những rủi ro có thể gặp phải trong khâu thanh toán với đối tác Trung Quốc.