Nông dân chỉ được hưởng 30% lãi từ trồng lúa

VOV.VN-Chỉ được 30% lợi nhuận, còn lại trung gian và doanh nghiệp xuất khẩu hưởng, nhưng nông dân phải bỏ ra tới 70% chi phí sản xuất.

Báo cáo “Ai được hưởng lợi khi giá gạo tăng cao”, do Viện  Chính  sách  và  Chiến  lược Phát triển Nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) cùng với Tổ chức Oxfam tại Việt Nam thực hiện, cho thấy: Người nông dân Việt Nam được hưởng lợi không nhiều từ việc tăng giá gạo.

Nông dân chỉ hưởng khoảng 30% lợi nhuận trong chuỗi giá trị

Theo báo cáo này, khi giá gạo trên thị trường thế giới giảm sẽ kéo giá bán lúa của nông dân xuống thấp. Trong trường hợp đó, lợi nhuận từ trồng lúa đã thấp lại càng thấp hơn. Tuy nhiên, khi giá gạo trên thị trường tăng cao thì người trồng lúa cũng chỉ được lợi rất ít. Điều này có thể thấy rất rõ nếu so sánh giá lúa bán tại hộ nông dân với giá gạo xuất khẩu năm 2008: khi giá gạo xuất khẩu tăng từ mức 430 USD/tấn vào đầu năm 2008 lên mức trên 900 USD/tấn vào tháng 5 năm 2008 thì giá gạo nông dân bán chỉ tăng chưa được 100 USD/tấn. Rõ ràng là nông dân được hưởng lợi không nhiều từ việc tăng giá gạo.

Mặc dù rất chịu khó và nhạy bén, thu nhập của người trồng lúa rất thấp (Ảnh: Tuoitre)

Ngoài ra, trong trường hợp giá gạo trên thị trường thế giới tăng nhanh, giá lúa trong nước sẽ lên cao hơn khiến các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cũng phải chịu thiệt hại vì DN đã ký hợp đồng xuất khẩu với mức giá thấp ở thời điểm trước khi giá gạo thế giới tăng.

Bên cạnh đó, báo cáo phân tích chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tại An Giang cho thấy, nông dân thường chỉ nhận được khoảng 30% lợi nhuận trong chuỗi giá trị, phần còn lại do các trung gian và DN xuất khẩu được hưởng. Với quy mô hộ nhỏ manh mún, thời điểm thu mua khác nhau cộng với vận chuyển khó khăn, các DN xuất khẩu không thể thu mua trực tiếp từ các hộ. Chính vì vậy, lợi nhuận phải chia cho các thương lái trung gian.

Báo cáo nhấn mạnh “vai trò của các thương lái ở ĐBSCL là rất quan trọng trong việc kết nối nông dân và DN xuất khẩu. Tuy nhiên, mức lợi nhuận 30% cho người trồng lúa là không hợp lý khi họ phải bỏ ra 60-70% tổng chi phí sản xuất, chưa kể đến những rủi ro thiên tai, dịch hại...”.

Xuất khẩu vẫn tập trung vào một số doanh nghiệp lớn

Theo Báo cáo, hiện nay xuất khẩu gạo vẫn tập trung vào một số DN lớn, chủ yếu là của nhà nước hay DN cổ phần chuyển đổi từ các DN nhà nước. Riêng hai tổng công ty Vinafood I và Vinafood II đã chiếm tới gần 50% lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Mặc dù từ đầu năm 2001, Việt Nam cho phép và khuyến khích các DN tư nhân tham gia xuất khẩu nhưng hiện nay tỷ lệ các DN tham gia vẫn còn hạn chế.

Thời gian gần đây, với những điều kiện về nhà kho, công suất xay xát theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010, việc xuất khẩu sẽ càng tập trung vào các doanh nghiệp lớn. 

Không những thế, doanh nghiệp xuất khẩu chưa đầu tư nhiều cho người trồng lúa. Trong thực tế, có hai xu hướng khá rõ rệt của các DN xuất khẩu gạo. Một là, các DN bước đầu gắn kết chặt chẽ với nông dân thông qua việc cung cấp đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm. Xu hướng này chưa phổ biến, mới chỉ 5-7% DN xuất khẩu thực hiện. Trong khi đó, các DN này lại đầu tư khá nhiều ra các lĩnh vực khác như thủy sản, chăn nuôi, vật tư đầu vào, thậm chí kinh doanh ô tô xe máy, bất động sản… nhằm tăng lợi nhuận, giảm rủi ro nhưng không muốn tái đầu tư cho nông dân.

Hai là, thời gian gần đây có một số DN tham gia mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML), ký hợp đồng cung cấp đầu vào hay bao tiêu đầu ra. Đây thực sự là hướng đi tốt nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu ổn định, giảm khâu trung gian, tăng thu nhập cho hộ trồng lúa. Những chính sách hỗ trợ của nhà nước nên tập trung cho những mô hình này.

Thu nhập từ sản xuất lúa thấp, nhất là các hộ quy mô nhỏ

Khẳng định điều này, Báo cáo phân tích: Với sự hỗ trợ chính sách đúng đắn và có khuyến khích phù hợp, nông dân Việt Nam luôn đáp ứng một cách hiệu quả góp phần giảm đói nghèo. Nông dân Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa gạo và rất nhanh nhạy tiếp thu công nghệ và nhạy bén với cái mới.

Một ví dụ là việc ứng dụng và nhân rộng khá nhanh tiến bộ Hệ thống của thâm canh lúa cải tiến (SRi). Hơn một triệu nông dân Việt Nam sản xuất quy mô nhỏ chỉ trong một thời gian ngắn (2006 - 2011) đã tham gia hệ thống này. Bình quân, tiến bộ SRi giúp nông dân giảm khoảng 80% hạt giống, 30% hóa chất, 30% nước trong khi vẫn tăng 10% năng suất.

Tuy nhiên, các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới và Oxfam năm 2012 đều cho thấy mặc dù rất chịu khó và nhạy bén, thu nhập của người trồng lúa vẫn rất thấp. Thu nhập trung bình từ trồng lúa của các hộ tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng có lợi thế sản xuất lúa tốt nhất của cả nước, chỉ đạt 535 ngàn đồng/người/tháng, tương đương một nửa mức lương tối thiểu.

Vì vậy, các hộ sản xuất lúa với quy mô nhỏ (dưới 2 ha) không thể sống dựa vào thu nhập từ trồng lúa mà phải dựa vào các thu nhập từ chăn nuôi, thủy sản hay từ các hoạt động phi nông nghiệp khác. Chỉ có các hộ quy mô lớn (từ 2 ha trở lên) mới có thể sống dựa vào thu nhập từ trồng lúa. Tính hiệu quả tăng theo quy mô trong sản xuất lúa cho thấy việc tích tụ đất đai hay phát triển các “Mô hình cánh đồng mẫu lớn” là những định hướng đúng đắn của Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tái cơ cấu nông nghiệp: Nghiên cứu thị trường phải đi trước
Tái cơ cấu nông nghiệp: Nghiên cứu thị trường phải đi trước

VOV.VN- Nếu có nghiên cứu về thị trường sẽ cho chúng ta rất nhiều ý tưởng mới về tái cơ cấu

Tái cơ cấu nông nghiệp: Nghiên cứu thị trường phải đi trước

Tái cơ cấu nông nghiệp: Nghiên cứu thị trường phải đi trước

VOV.VN- Nếu có nghiên cứu về thị trường sẽ cho chúng ta rất nhiều ý tưởng mới về tái cơ cấu

Tái cơ cấu nông nghiệp: Đặt vai trò nông dân làm trọng tâm
Tái cơ cấu nông nghiệp: Đặt vai trò nông dân làm trọng tâm

VOV.VN-Nông dân cần tự quyết sẽ làm gì, theo hướng nào, còn Nhà nước cần cung cấp thông tin và hỗ trợ để họ đưa ra quyết định sáng suốt.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Đặt vai trò nông dân làm trọng tâm

Tái cơ cấu nông nghiệp: Đặt vai trò nông dân làm trọng tâm

VOV.VN-Nông dân cần tự quyết sẽ làm gì, theo hướng nào, còn Nhà nước cần cung cấp thông tin và hỗ trợ để họ đưa ra quyết định sáng suốt.

Việt Nam vẫn là quốc gia có giá gạo rẻ nhất
Việt Nam vẫn là quốc gia có giá gạo rẻ nhất

(VOV) -Theo Oryza, giá gạo Việt Nam đã giảm khoảng 1-4% trong tháng 6. Giá gạo Việt 5% tấm cuối tháng 6 khoảng 370 USD/tấn

Việt Nam vẫn là quốc gia có giá gạo rẻ nhất

Việt Nam vẫn là quốc gia có giá gạo rẻ nhất

(VOV) -Theo Oryza, giá gạo Việt Nam đã giảm khoảng 1-4% trong tháng 6. Giá gạo Việt 5% tấm cuối tháng 6 khoảng 370 USD/tấn

Không tái cơ cấu nông nghiệp theo kiểu phong trào
Không tái cơ cấu nông nghiệp theo kiểu phong trào

VOV.VN-Ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp khẳng định tại tọa đàm 'Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với mô hình cánh đồng liên kết'.

Không tái cơ cấu nông nghiệp theo kiểu phong trào

Không tái cơ cấu nông nghiệp theo kiểu phong trào

VOV.VN-Ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp khẳng định tại tọa đàm 'Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với mô hình cánh đồng liên kết'.

Tái cơ cấu nông nghiệp để “trả nợ” nông dân?
Tái cơ cấu nông nghiệp để “trả nợ” nông dân?

VOV.VN-Cần cấp thiết tìm giải pháp phát triển nông nghiệp thực chất để cải thiện đời sống nông dân, cũng là một cách để 'trả nợ' nông dân.

Tái cơ cấu nông nghiệp để “trả nợ” nông dân?

Tái cơ cấu nông nghiệp để “trả nợ” nông dân?

VOV.VN-Cần cấp thiết tìm giải pháp phát triển nông nghiệp thực chất để cải thiện đời sống nông dân, cũng là một cách để 'trả nợ' nông dân.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần vững chắc 3 chân kiềng
Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần vững chắc 3 chân kiềng

VOV.VN-3 chân kiềng gồm: Tích tụ ruộng đất, sản xuất lớn; hợp tác xã dịch vụ kiểu mới do nông dân lập ra; tổ chức tín dụng của nông dân.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần vững chắc 3 chân kiềng

Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần vững chắc 3 chân kiềng

VOV.VN-3 chân kiềng gồm: Tích tụ ruộng đất, sản xuất lớn; hợp tác xã dịch vụ kiểu mới do nông dân lập ra; tổ chức tín dụng của nông dân.

Sản xuất gạo: "Chỉ cần đủ ăn và dư 20% để phòng bất trắc"
Sản xuất gạo: "Chỉ cần đủ ăn và dư 20% để phòng bất trắc"

VOV.VN- Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đưa ra đề xuất này và đề nghị cần chuyển đổi 2 triệu ha đất trồng lúa sang trồng cây khác.

Sản xuất gạo: "Chỉ cần đủ ăn và dư 20% để phòng bất trắc"

Sản xuất gạo: "Chỉ cần đủ ăn và dư 20% để phòng bất trắc"

VOV.VN- Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đưa ra đề xuất này và đề nghị cần chuyển đổi 2 triệu ha đất trồng lúa sang trồng cây khác.

Tái cơ cấu nông nghiệp nâng cao phúc lợi của người dân
Tái cơ cấu nông nghiệp nâng cao phúc lợi của người dân

(VOV) - Thực hiện tái cơ cấu đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn sẽ tăng lên 2,5 lần so với năm 2008.

Tái cơ cấu nông nghiệp nâng cao phúc lợi của người dân

Tái cơ cấu nông nghiệp nâng cao phúc lợi của người dân

(VOV) - Thực hiện tái cơ cấu đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn sẽ tăng lên 2,5 lần so với năm 2008.

Thiếu thương hiệu, giá gạo Việt Nam không thể cao
Thiếu thương hiệu, giá gạo Việt Nam không thể cao

VOV.VN-Thương hiệu tạo nên giá trị, gạo Việt chưa có thương hiệu thì khó cạnh tranh trên thế giới và không bán được giá cao.

Thiếu thương hiệu, giá gạo Việt Nam không thể cao

Thiếu thương hiệu, giá gạo Việt Nam không thể cao

VOV.VN-Thương hiệu tạo nên giá trị, gạo Việt chưa có thương hiệu thì khó cạnh tranh trên thế giới và không bán được giá cao.

Chi phí tái cơ cấu nông nghiệp rẻ nhất so các ngành khác?
Chi phí tái cơ cấu nông nghiệp rẻ nhất so các ngành khác?

VOV.VN-Chi phí tái cơ cấu nông nghiệp sẽ gồm: đầu tư cơ sở hạ tầng, sắp xếp lại ruộng đồng, xúc tiến thu hút đầu tư vào nông nghiệp…

Chi phí tái cơ cấu nông nghiệp rẻ nhất so các ngành khác?

Chi phí tái cơ cấu nông nghiệp rẻ nhất so các ngành khác?

VOV.VN-Chi phí tái cơ cấu nông nghiệp sẽ gồm: đầu tư cơ sở hạ tầng, sắp xếp lại ruộng đồng, xúc tiến thu hút đầu tư vào nông nghiệp…