Phấn đấu đến năm 2020 nợ công giảm còn khoảng 60,2% GDP

VOV.VN -Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hiện nợ công đã tăng sát trần cho phép, áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn. 

Báo cáo Quốc hội về vấn đề quản lý nợ công, chiều nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá: Nợ công của quốc gia là vấn đề hệ trọng, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm.

Nợ công tăng nhanh

Cụ thể, Quốc hội đã có Nghị quyết số 10/2011/QH13 quy định trần nợ công đến năm 2015 không quá 65% GDP. Chính phủ đã ban hành Chiến lược quản lý nợ công giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó quy định nợ công đến năm 2020 không quá 65% GDP và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể vay về cho vay lại) không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm.


Nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình hạ tầng  (Ảnh minh họa: KT)

Theo đó, giai đoạn 2011 - 2015, kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ là 335 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 2,5 lần giai đoạn 2006 - 2010 (đã phát hành 250 nghìn tỷ đồng và năm 2015 sẽ phát hành thêm 85 nghìn tỷ đồng). Đồng thời đẩy mạnh giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi và bảo lãnh vay để đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng, thiết yếu.

Do đó, nợ công tăng nhanh, từ 51,7% GDP năm 2010 lên 60,3% GDP vào cuối năm 2014 và khoảng 64% GDP vào cuối năm 2015. Mức nợ công này vẫn trong giới hạn quy định an toàn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội.

Mặt khác, nước ta đã trở thành nước có thu nhập trung bình nên tỷ trọng vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài với kỳ hạn dài, lãi suất thấp trong nợ công giảm dần. Cùng với thực hiện chủ trương chuyển mạnh sang vay trong nước, tỷ trọng vay trong nước tăng. Nợ nước ngoài chủ yếu là vay ưu đãi, thời hạn vay bình quân 20 năm với lãi suất khoảng 1,6%/năm. Nợ trong nước chủ yếu qua phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn ngắn, lãi suất cao (do chỉ số giá năm 2011 - 2012 tăng mạnh) dẫn đến áp lực và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ tăng nhanh trong ngắn hạn.

6 giải pháp cho vấn đề nợ công

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng cho biết, đã có kế hoạch và đã trả nợ đầy đủ, đúng hạn, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia. Tuy nhiên, nợ công đã tăng sát trần cho phép, áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn.

Trong thời gian tới, Thủ tướng khẳng định, để xây dựng nền tảng vững chắc sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chúng ta vẫn phải tiếp tục sử dụng vốn vay cả trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Chính phủ sẽ đặc biệt quan tâm chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công.

Về một số giải pháp cho thời gian tới, Thủ tướng chỉ rõ: Một là, quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới, bảo đảm theo đúng quy định và trong giới hạn cho phép. Phấn đấu đến năm 2020 nợ công giảm còn khoảng 60,2% GDP (quy định là không quá 65% GDP), nợ Chính phủ khoảng 46,6% GDP (quy định là không quá 55% GDP) và tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước khoảng 20% (quy định là không quá 25%). Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ khác.

Hai là, nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng, thiết yếu theo quy hoạch... Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình và theo đúng quy định của pháp luật. Chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Ba là, khẩn trương cơ cấu lại nợ công, giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và chi phí vay vốn.

Bốn là, về nợ nước ngoài của quốc gia đến cuối năm 2014 khoảng 39,9% GDP và dự kiến đến năm 2020 khoảng 46% GDP (quy định là không quá 50% GDP). Chính phủ sẽ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tăng cường quản lý việc vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng để từ năm 2015 bảo đảm tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ này trong giới hạn quy định (dưới 25% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch vụ hàng năm).

Năm là, cùng với tăng trưởng kinh tế, từng bước chủ động điều chỉnh cơ cấu thu chi ngân sách nhà nước theo hướng lành mạnh hơn, tập trung tăng tỷ trọng thu nội địa, triệt để tiết kiệm và giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư và bố trí đủ nguồn trả nợ.

Sáu là, rà soát, hoàn thiện thể chế, sửa đổi bổ sung Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công, Chiến lược quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia, Chương trình quản lý nợ công trung hạn, bảo đảm quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả nợ công, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Tóm lại, nợ công của nước ta đến cuối năm 2014 là 60,3% GDP và theo kế hoạch đến năm 2016 sẽ tăng lên mức cao nhất là 64,9% GDP, các năm sau đó sẽ giảm dần, đến năm 2020 còn khoảng 60,2% GDP, nằm trong giới hạn quy định an toàn cho phép là không quá 65% GDP./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

 Thủ tướng yêu cầu làm rõ một số vấn đề liên quan đến nợ công
Thủ tướng yêu cầu làm rõ một số vấn đề liên quan đến nợ công

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu như vậy tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 sáng 29/10.

 Thủ tướng yêu cầu làm rõ một số vấn đề liên quan đến nợ công

Thủ tướng yêu cầu làm rõ một số vấn đề liên quan đến nợ công

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu như vậy tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 sáng 29/10.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính công khai về tình hình nợ công
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính công khai về tình hình nợ công

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Tài chính sớm làm rõ các con số liên quan để báo cáo Quốc hội và công khai minh bạch trước toàn dân

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính công khai về tình hình nợ công

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính công khai về tình hình nợ công

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Tài chính sớm làm rõ các con số liên quan để báo cáo Quốc hội và công khai minh bạch trước toàn dân

Nợ công: Đảm bảo trả nợ đầy đủ, không để phát sinh nợ quá hạn
Nợ công: Đảm bảo trả nợ đầy đủ, không để phát sinh nợ quá hạn

VOV.VN - Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương: Tập trung quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới

Nợ công: Đảm bảo trả nợ đầy đủ, không để phát sinh nợ quá hạn

Nợ công: Đảm bảo trả nợ đầy đủ, không để phát sinh nợ quá hạn

VOV.VN - Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương: Tập trung quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới

Bộ trưởng Tài chính: Nợ công trong giới hạn cho phép
Bộ trưởng Tài chính: Nợ công trong giới hạn cho phép

VOV.VN -Bộ trưởng mong sự chia sẻ của đại biểu và cử tri. Nợ công hiện nay đang nằm trong giới hạn cho phép nhưng thực tế đang gặp nhiều khó khăn.

Bộ trưởng Tài chính: Nợ công trong giới hạn cho phép

Bộ trưởng Tài chính: Nợ công trong giới hạn cho phép

VOV.VN -Bộ trưởng mong sự chia sẻ của đại biểu và cử tri. Nợ công hiện nay đang nằm trong giới hạn cho phép nhưng thực tế đang gặp nhiều khó khăn.

Nợ công đang rất đáng lo, vượt chi phải biết xấu hổ!
Nợ công đang rất đáng lo, vượt chi phải biết xấu hổ!

VOV.VN - Kỷ luật tài khóa của chúng ta chưa nghiêm, trong lúc ngân sách khó khăn, chỗ nào, ngành nào vượt chi phải biết xấu hổ.

Nợ công đang rất đáng lo, vượt chi phải biết xấu hổ!

Nợ công đang rất đáng lo, vượt chi phải biết xấu hổ!

VOV.VN - Kỷ luật tài khóa của chúng ta chưa nghiêm, trong lúc ngân sách khó khăn, chỗ nào, ngành nào vượt chi phải biết xấu hổ.

Xử lý nợ công: Đâu là giải pháp?
Xử lý nợ công: Đâu là giải pháp?

VOV.VN -Mấu chốt là cần gia tăng hiệu quả đầu tư công, giảm thâm hụt ngân sách, giảm sự lệ thuộc vào vốn vay bên ngoài…

Xử lý nợ công: Đâu là giải pháp?

Xử lý nợ công: Đâu là giải pháp?

VOV.VN -Mấu chốt là cần gia tăng hiệu quả đầu tư công, giảm thâm hụt ngân sách, giảm sự lệ thuộc vào vốn vay bên ngoài…

Quốc hội yêu cầu Chính phủ tính đúng, tính đủ nợ công
Quốc hội yêu cầu Chính phủ tính đúng, tính đủ nợ công

VOV.VN - Chính phủ không được ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau; trường hợp đặc biệt, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ tính đúng, tính đủ nợ công

Quốc hội yêu cầu Chính phủ tính đúng, tính đủ nợ công

VOV.VN - Chính phủ không được ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau; trường hợp đặc biệt, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.