Sàn giao dịch tín chỉ carbon Việt Nam sẽ vận hành vào năm 2028

VOV.VN - Theo dự thảo Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, từ năm 2025 sẽ thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các bon và  đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức.

Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại thể hiện quyền phát thải 1 tấn khí CO2 hoặc tương đương. Ước tính, mỗi tín chỉ carbon có giá từ vài USD đến hàng trăm USD, mỗi năm có thể thu về hàng trăm triệu USD.

Theo ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), tài nguyên rừng Việt Nam hiện có 14,7 triệu ha với độ che phủ là 42%, trong đó có hơn 10 triệu ha rừng tự nhiên. Đây là đối tượng có rất nhiều tiềm năng và nhiều hoạt động có thể đóng góp vào nỗ lực giảm phát thải, cũng như phát triển thị trường carbon trong nước, tiến tới trao đổi tín chỉ carbon với các quốc gia khác trên thế giới.

“Theo Nghị định số 06 về quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, đến hết năm 2027 Việt Nam sẽ hình thành thị trường bắt buộc, trong đó quy định các hạn ngạch đối với các cơ sở giảm phát thải và mua bán, trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon. Ngành lâm nghiệp đã và đang chủ động đàm phán với các tổ chức quốc tế và các đối tác liên quan xây dựng những dự án thí điểm có thể chuyển nhượng kết quả về thị trường carbon”, ông Bảo thông tin./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thị trường carbon mở ra cơ hội nào cho Việt Nam?
Thị trường carbon mở ra cơ hội nào cho Việt Nam?

VOV.VN - Khi có quy định chi tiết về dịch vụ hấp thụ carbon sẽ thúc đẩy thị trường giao dịch, trao đổi mua bán tín chỉ carbon và kết quả giảm phát thải…

Thị trường carbon mở ra cơ hội nào cho Việt Nam?

Thị trường carbon mở ra cơ hội nào cho Việt Nam?

VOV.VN - Khi có quy định chi tiết về dịch vụ hấp thụ carbon sẽ thúc đẩy thị trường giao dịch, trao đổi mua bán tín chỉ carbon và kết quả giảm phát thải…

Doanh nghiệp phát thải nhiều carbon còn "hờ hững" với mục tiêu giảm phát thải bằng 0
Doanh nghiệp phát thải nhiều carbon còn "hờ hững" với mục tiêu giảm phát thải bằng 0

VOV.VN - Việt Nam đã có cam kết với cộng đồng quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng khí carbon bằng 0 vào năm 2050. Thế nhưng, thời điểm này, tại TP.HCM, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực phát thải nhiều khí carbon như xi măng, nhựa… mới chỉ bắt đầu “rục rịch” bước vào quá trình thực hiện cam kết này.

Doanh nghiệp phát thải nhiều carbon còn "hờ hững" với mục tiêu giảm phát thải bằng 0

Doanh nghiệp phát thải nhiều carbon còn "hờ hững" với mục tiêu giảm phát thải bằng 0

VOV.VN - Việt Nam đã có cam kết với cộng đồng quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng khí carbon bằng 0 vào năm 2050. Thế nhưng, thời điểm này, tại TP.HCM, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực phát thải nhiều khí carbon như xi măng, nhựa… mới chỉ bắt đầu “rục rịch” bước vào quá trình thực hiện cam kết này.

Hơn 51.000 ha lúa đảm bảo chi trả tín chỉ carbon
Hơn 51.000 ha lúa đảm bảo chi trả tín chỉ carbon

VOV.VN - Tỉnh Đồng Tháp đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về diện tích sản xuất lúa đảm bảo chi trả tín chỉ carbon (tín chỉ carbon là giấy phép cho phép mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh phát thải khí CO2) trong năm 2024 trên địa bàn hơn 51.900 ha.

Hơn 51.000 ha lúa đảm bảo chi trả tín chỉ carbon

Hơn 51.000 ha lúa đảm bảo chi trả tín chỉ carbon

VOV.VN - Tỉnh Đồng Tháp đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về diện tích sản xuất lúa đảm bảo chi trả tín chỉ carbon (tín chỉ carbon là giấy phép cho phép mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh phát thải khí CO2) trong năm 2024 trên địa bàn hơn 51.900 ha.