Sửa đổi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư tăng thu hút đầu tư hạ tầng

VOV.VN - Thực tế hiện nay, sau khi ban hành Luật Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án giao thông, kể cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Trong khi đó, giai đoạn 2011-2016, có hơn 70 dự án PPP nhưng nhiều dự án gặp những vướng mắc chưa thể tháo gỡ, ảnh hưởng đến niềm tin của doanh nghiệp. Nhiều dự án PPP đến thời điểm được tăng phí theo hợp đồng nhưng chưa được tăng phí vì liên quan tới điều hành giá, điều hành chỉ số CPI nên phải đàm phán lại.

Khi dự án PPP khó khăn về hoàn vốn, ảnh hưởng tới ngân hàng, hạn chế cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Đây chính là những khó khăn, vướng mắc nội tại cần sớm xử lý, giải quyết và có phương án tháo gỡ kịp thời. Đồng thời, đề xuất sửa đổi những quy định chưa phù hợp với thực tế của Luật PPP, để tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông trong thời gian tới.

Ông Phạm Văn Khôi, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty cổ phần giao thông Phương Thành (là doanh nghiệp tham gia 3 dự án BOT: cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, cầu Bạch Đằng, Hạ Long - Vân Đồn) cho biết, việc huy động nguồn vốn tư nhân vào cơ sở hạ tầng ngày càng khó khăn. Mặc dù theo quy định của Luật PPP về các chủ thể tham gia hợp đồng khá đầy đủ, nhưng khi thực hiện, về phía các nhà đầu tư toàn "lép vế" so với cơ quan quản lý Nhà nước.

Đơn cử, các điều khoản điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh giá trong Luật PPP đều có quy định nhưng không bao giờ thực hiện được và muốn thực hiện phải xin qua rất nhiều cấp. Trong khi thực tế, khi triển khai dự án PPP thành công, doanh nghiệp cần được chủ động nhiều hơn trong việc đưa ra giải pháp công nghệ, kỹ thuật thi công để nâng cao hiệu quả.

Đồng tình với quan điểm cho rằng, nhà đầu tư cần được chủ động hơn để đầu tư công nghệ, thiết bị thi công dự án, trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước – nhà đầu tư và người dân. Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả, nêu ý kiến: “Tham gia đầu tư, các doanh nghiệp đã hoạch định cho những phương thức mới, cách làm sáng tạo phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Ví dụ như giai đoạn hiện nay là đang tập trung đầu tư công, nhưng giai đoạn tiếp theo là PPP. Do vậy, doanh nghiệp phải biết hài hòa lợi ích. Phải đặt lợi ích của đất nước, lợi ích của người dân lên làm tối thượng. Bên cạnh đó, là lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích cổ đông của người lao động và chắc chắn có lợi ích cá nhân, nhưng lợi ích như thế nào phải phù hợp, để tạo sức bật tốt hơn, có sự sáng tạo tốt hơn”.

Ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam cho rằng, mối quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền và nhà đầu tư chưa thực sự là đối tác, chưa thực sự bình đẳng trong triển khai đầu tư đối tác công tư, làm nguội lạnh khát vọng của các nhà đầu tư. Hiệp hội đã rà soát, tập hợp những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong Luật PPP hiện nay để đề xuất sửa đổi Luật PPP.

Quốc hội, Chính phủ cần lắng nghe các nhà đầu tư để rà soát, chỉnh sửa các cơ chế, chính sách để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong triển khai, để các nhà đầu tư tiếp tục đóng góp sức mạnh, nguồn lực, trí tuệ vào sự phát triển của ngành giao thông vận tải

“Ngay luật có những vấn đề chưa thích hợp, tôi nói thí dụ như là phương thức đóng góp của Nhà nước và tư nhân, Nhà nước quy định mặc định là chỉ có 50 % nhưng có dự án rất thuận lợi thì nhà nước đóng góp như vậy, nhưng có dự án không thuận lợi, phương án tài chính không hiệu quả thì không thể có những tỷ lệ phần trăm “cứng” như vậy, mà phải có sự di động nhất định về tỷ lệ vốn tham gia của Nhà nước” - ông Trần Chủng nêu ý kiến.

Một khó khăn nữa trong hút nguồn vốn PPP cần sớm được điều chỉnh, theo các nhà đầu tư, đó là ngoài tiềm lực nhà đầu tư bỏ ra 15-30% so vốn chủ sở hữu, còn lại là vay từ 70-85% vốn ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, nguồn vốn vay ngân hàng sẽ không chịu rủi ro mà nhà đầu tư phải chấp nhận xoay xở. Thực tế này đòi hỏi cơ quan tư vấn thiết kế cần tính toán sát phương án tài chính với thời gian thu phí dao động khoảng 15-20 năm. Nếu việc hoàn vốn quá dài, ngân hàng sẽ không mặn mà.

Sự ảm đạm trong đầu tư PPP giao thông hiện nay đòi hỏi hành lang pháp lý cần thông thoáng hơn, tạo bình đẳng, thu hút các doanh nghiệp rót vốn đầu tư cùng Nhà nước. Đồng thời, đảm bảo mối quan hệ công – tư trên nguyên tắc hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ. Môi trường đầu tư cần minh bạch, bình đẳng, với vai trò tham gia vốn của nhà nước được điều chỉnh tỷ lệ theo hướn phù hợp hơn.

Trả lời về vấn đề này trong phiên chất vấn diễn ra hôm 7/11, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho rằng, cần phải chủ động thay đổi tư duy khi mời gọi đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, kiến nghị sửa đổi những điều khoản trong Luật PPP để tăng sức hấp dẫn nhà đầu tư với tỷ lệ tham gia vốn của Nhà nước phù hợp với từng dự án theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới

“Theo kinh nghiệm các nước, tỉ lệ vốn Nhà nước tham gia vào các dự án PPP rất linh hoạt, không ấn định mà tuỳ tính chất, phương án tài chính của từng dự án để quyết định sự tham gia của Nhà nước là bao nhiêu. Mục tiêu là làm sao đảm bảo lợi ích của nhà nước mà vẫn thu hút được tư nhân tham gia. Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu, đề xuất sửa Luật PPP để đảm bảo triển khai thu hút được nhà đầu tư hạ tầng giao thông vận tải” - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nói.

Về những yếu tố ảnh hưởng tới thu hút PPP như vấn đề lưu lượng xe, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải dẫn chứng, hiện nay chúng ta có tổng số 5,2 triệu ô tô, nhưng phân bổ không đều, hơn 50% số lượng ô tô ở Hà Nội và TP.HCM. Do đó, việc thu hút PPP vào các dự án giao thông trên các tỉnh thành khác khó khăn hơn.

Tháo gỡ vấn đề này và những khó khăn về thu hút đầu tư PPP, Bộ Giao thông Vận tải đã chuẩn bị các điều kiện, sắp tới sẽ phối hợp với các địa phương để tổ chức sớm hội nghị xúc tiến kêu gọi đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, người đứng đầu ngành giao thông vận tải cũng nêu một giải pháp khác, đó là tiếp tục đẩy mạnh nhượng quyền thu phí qua hình thức đấu giá quyền thu phí.

Thực tế, có nhiều dự án có khả năng đấu giá quyền thu phí để doanh nghiệp tham gia vào đoạn sau và Nhà nước rút vốn ra đầu tư vào dự án khác, để huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông nước ta trong thời gian tới khả thi hơn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vướng mắc quy hoạch bô xít, Đắk Nông bế tắc trong đầu tư công
Vướng mắc quy hoạch bô xít, Đắk Nông bế tắc trong đầu tư công

VOV.VN - Đầu tư công bế tắc, thiên tai gây thiệt hại lớn, chồng lấn quy hoạch bô xít cản trở phát triển kinh tế, xã hội là những vấn đề nổi bật được nêu ra tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng 9 tháng đầu năm do UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức hôm nay (26/10).

Vướng mắc quy hoạch bô xít, Đắk Nông bế tắc trong đầu tư công

Vướng mắc quy hoạch bô xít, Đắk Nông bế tắc trong đầu tư công

VOV.VN - Đầu tư công bế tắc, thiên tai gây thiệt hại lớn, chồng lấn quy hoạch bô xít cản trở phát triển kinh tế, xã hội là những vấn đề nổi bật được nêu ra tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng 9 tháng đầu năm do UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức hôm nay (26/10).

Xác định công nghiệp chủ lực trong bối cảnh nhiều tác động từ bên ngoài
Xác định công nghiệp chủ lực trong bối cảnh nhiều tác động từ bên ngoài

VOV.VN - Nghị quyết 29-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã “coi phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến là then chốt; chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình CNH, HĐH”; và “CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu”.

Xác định công nghiệp chủ lực trong bối cảnh nhiều tác động từ bên ngoài

Xác định công nghiệp chủ lực trong bối cảnh nhiều tác động từ bên ngoài

VOV.VN - Nghị quyết 29-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã “coi phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến là then chốt; chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình CNH, HĐH”; và “CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu”.

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP số lượng dự án còn ít
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP số lượng dự án còn ít

VOV.VN - Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) gặp nhiều những khó khăn, chưa thực sự huy động được nguồn lực xã hội, nhiều vướng mắc trong thủ tục đầu tư, quy trình thanh toán, bảo lãnh Nhà nước, đánh giá rủi ro… được đặt ra bàn thảo.

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP số lượng dự án còn ít

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP số lượng dự án còn ít

VOV.VN - Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) gặp nhiều những khó khăn, chưa thực sự huy động được nguồn lực xã hội, nhiều vướng mắc trong thủ tục đầu tư, quy trình thanh toán, bảo lãnh Nhà nước, đánh giá rủi ro… được đặt ra bàn thảo.