Sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu: Làm sao để hài hoà lợi ích?

VOV.VN - Nghị định phải làm sao để thị trường xăng dầu vận hành ổn định trong mọi tình huống, công tác quản lý, điều hành đạt được mục tiêu “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ” cho cả nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Tại Hội thảo Góp ý vào Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95 và Nghị đinh 83 về kinh doanh xăng dầu của Chính phủ, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Công Thương tổ chức sáng 14/2 có sự tham gia của hàng trăm DN bán lẻ, thương nhân phân phối và đầu mối kinh doanh xăng dầu. Tất cả đều cùng chung kiến nghị, việc sửa đổi Nghị định phải làm sao để thị trường xăng dầu vận hành ổn định trong mọi tình huống, để công tác quản lý, điều hành cũng đạt được mục tiêu “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ” cho cả 3 nhà: Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Hầu hết các phát biểu đại diện cho khối DN bán lẻ xăng dầu đều cho rằng, việc điều hành giá mặt hàng xăng dầu thời gian qua là khá cứng nhắc. Trong khi DN bán lẻ “không được nghỉ bán” để đảm bảo cung hàng cho thị trường nhưng lại bị thương nhân phân phối áp “chiết khấu 0 đồng” nên chịu lỗ lớn, khiến nhiều DN quá sức chịu đựng. Vì vậy, DN bán lẻ đề nghị cần xác lập rõ vai trò, vị trí của hệ thống DN, cửa hàng bán lẻ trong thị trường xăng dầu và được quy định cụ thể trong Nghị định.

Theo TS. Giang Chấn Tây - Giám đốc Cây TNHH Bội Ngọc, cần có mức chiết khấu tối thiểu cho DN bán lẻ để duy trì hệ thống, bởi thực tế vận hành thị trường thời gian qua đã cho thấy, nếu không có chiết khấu cho DN tồn tại sẽ ảnh hưởng tới hạ tầng năng lượng quốc gia.

“Nhà nước không quy định mức chiết khấu tối thiểu rất có nguy cơ dẫn đến thị trường xăng dầu bất ổn, có thể gây hỗn loạn như tình trạng vừa qua. Hiện nay quản lý kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, nhưng chưa có công cụ nào hữu hiệu để quản lý cả về mặt chi phí lưu thông và lợi nhuận định mức. Trong giá cơ sở hiện nay chưa quy định rõ ràng nên dẫn đến cả 3 khâu - từ khâu đầu mối phân phối cho đến DN bán lẻ chưa phân định rõ ràng, DN đầu mối luôn có quyền giữ lại xăng dầu để giảm lỗ nhưng các DN bán lẻ luôn ở thế thiệt thòi và bị động…”, ông Chấn Tây chỉ ra.

Là thương nhân phân phối xăng dầu - ông Hoàng Trung Dũng, TGĐ Công ty CP Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (APP) cũng đồng quan điểm với các DN bán lẻ, cần có mức chiết khấu tối thiểu như khoản phí xăng dầu, giúp DN bán lẻ xăng dầu ổn định. Song, thay vì việc sửa đổi các Nghị định 83 và 95 về kinh doanh xăng dầu theo hướng rút ngắn hơn chu kỳ điều chỉnh giá, ông Dũng cho rằng quan trọng vẫn là khâu điều hành, bởi Nghị định 83 vẫn rất ưu Việt, nhưng thị trường xăng dầu năm 2022 vừa qua biến động bất thường, nên việc áp dụng cứng nhắc là chưu phù hợp.

“Nghị định 83 quy định về hệ thống là phù hợp và nên duy trì theo đúng tinh thần của Nghị định 83 và 95 đã có hiệu lực. Trong phiên bản chỉnh sửa mới chỉ nên chỉnh sửa một chút, ví dụ kỳ điều hành tăng lên 15 ngày, nhưng trong trường hợp thị trường có biến động đột biến, Bộ Công Thương trình Thủ tướng cho điều chỉnh ngay giá xăng dầu sẽ linh hoạt theo thị trường, không cứng nhắc như thời gian vừa qua…”, ông Dũng đề xuất.

Đánh giá cao sự có mặt tham gia đông đủ, góp ý cho Ban soạn thảo về việc sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng, nội dung được đưa ra lấy ý kiến hiện nay là tập hợp từ Ban soạn thảo bao gồm Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Công an. Bộ Kế hoạch đầu tư…  Quá trình bàn bạc tiếp thu, trao đổi ý kiến nhằm thống nhất một mục tiêu cuối cùng là có được hướng xử lý hợp lý nhất, phù hợp nhất trong bối cảnh hiện nay cũng như cho dài hạn.

“Mỗi phương án lựa chọn đều có ưu, có nhược điểm thậm chí có những phương án có những vấn đề đã được trao đổi rất kỹ, có thể phù hợp tại thời điểm này nhưng chưa chắc đã phù hợp tại thời điểm khác nhưng đã lựa chọn thì phải chấp nhận. Quan điểm của những người làm chính sách phải hướng tới lâu dài, tôn trọng những quy luật khách quan mà không chạy theo những vấn đề cục bộ, không chạy theo những vấn đề mang tính chất hiện tượng mang tính chất cá biệt…”, ông Đông nêu.

Góp ý vào Dự thảo, một số chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi phải đảm bảo thị trường hơn. Cần tách bạch các yếu tố thuế, phí ra khỏi giá cơ cở sẽ giúp cho cả nhà điều hành dễ dàng hơn trong quản lý, đồng thời đưa giá xăng dầu tiệm gần hơn với giá thế giới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sửa đổi Nghi định về kinh doanh xăng dầu: Những yêu cầu từ thực tiễn
Sửa đổi Nghi định về kinh doanh xăng dầu: Những yêu cầu từ thực tiễn

VOV.VN - Bình luận nhân sự kiện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 95 và Nghị định số 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu”.

Sửa đổi Nghi định về kinh doanh xăng dầu: Những yêu cầu từ thực tiễn

Sửa đổi Nghi định về kinh doanh xăng dầu: Những yêu cầu từ thực tiễn

VOV.VN - Bình luận nhân sự kiện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 95 và Nghị định số 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu”.

Kỳ lạ kinh doanh xăng dầu “càng thấy đông khách càng sợ”
Kỳ lạ kinh doanh xăng dầu “càng thấy đông khách càng sợ”

VOV.VN - Các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị cần sự chia sẻ khó khăn giữa các bên và cần quy định mức chiết khấu tối thiểu để có thể duy trì hoạt động.

Kỳ lạ kinh doanh xăng dầu “càng thấy đông khách càng sợ”

Kỳ lạ kinh doanh xăng dầu “càng thấy đông khách càng sợ”

VOV.VN - Các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị cần sự chia sẻ khó khăn giữa các bên và cần quy định mức chiết khấu tối thiểu để có thể duy trì hoạt động.

Không quy định mức chiết khấu là can thiệp nửa vời vào thị trường xăng dầu
Không quy định mức chiết khấu là can thiệp nửa vời vào thị trường xăng dầu

VOV.VN - Đại diện cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, Nhà nước không quy định cụ thể mức chiết khấu nhưng lại quy định giá bán lẻ tối đa và xử phạt khi cửa hàng ngừng bán là cách thức can thiệp vào thị trường một cách nửa vời.

Không quy định mức chiết khấu là can thiệp nửa vời vào thị trường xăng dầu

Không quy định mức chiết khấu là can thiệp nửa vời vào thị trường xăng dầu

VOV.VN - Đại diện cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, Nhà nước không quy định cụ thể mức chiết khấu nhưng lại quy định giá bán lẻ tối đa và xử phạt khi cửa hàng ngừng bán là cách thức can thiệp vào thị trường một cách nửa vời.