Tái cơ cấu nền kinh tế chưa định hình rõ nét

VOV.VN - Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế có chuyển dịch tích cực hơn nhưng vẫn chưa định hình rõ nét theo mục tiêu tổng quát của Nghị quyết Quốc hội.

Tại kì họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, đánh giá về quá trình thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, quá trình tái cơ cấu đã đạt một số kết quả quan trọng, góp phần làm cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực hơn nhưng vẫn chưa định hình rõ nét theo mục tiêu tổng quát của Nghị quyết Quốc hội là “hoàn thành cơ bản cơ cấu lại nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững, hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội”.

Riêng trong lĩnh vực tái cơ cấu đầu tư, trong đó trọng tâm là đầu tư công đã phân bổ và quản lý nguồn lực, Ngân sách Nhà nước được bố trí tập trung hơn vào các dự án, công trình có hiệu quả kinh tế, xã hội. Huy động vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài vào các dự án khu vực đầu tư công nhiều hơn ở lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu cũng chỉ rõ, kỷ luật đầu tư công vẫn là vấn đề đáng lo ngại, vẫn còn tình trạng ứng trước vốn để đầu tư. Tính đến hết năm 2014, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn NSNN khoảng 46.000 tỷ đồng và tổng số vốn ứng trước chưa bố trí nguồn thu hồi là 62.200 tỷ đồng.

Kết quả tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước còn chậm, một số doanh nghiệp triển khai chưa quyết liệt. (Ảnh: Interrnet)
Đối với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã có những kết quả bước đầu. Trong gần 5 năm qua đã thực hiện sắp xếp được 447 doanh nghiệp, trong đó cổ phần  hóa 337 doanh nghiệp, thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh chính chỉ đạt 8.390 tỷ/21.797 tỷ đồng.

“Mặc dù, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo mạnh mẽ, nhưng kết quả tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước còn chậm, một số doanh nghiệp triển khai chưa quyết liệt, có nơi trách nhiệm chưa cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực Nhà nước giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và kinh doanh còn ít; một số doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng tỷ lệ cổ phần nắm giữ của Nhà nước còn rất lớn chưa tạo chuyển biến về chất đối với quản trị doanh nghiệp”, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu cho hay.

Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015, bằng việc tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, đã cải thiện khả năng chi trả, bảo đảm an toàn hệ thống, xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại đạt được kết quả bước đầu, giảm dần số lượng các ngân hàng yếu kém.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội, sở dĩ nợ xấu chưa được xử lý triệt để do công tác xử lý và thu hồi nợ của VAMC chưa thực sự hiệu quả, các ngân hàng thương mại phải trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu kể cả những khoản nợ xấu đã bán cho VAMC ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, mặc dù nền kinh tế phục hồi, nhưng doanh nghiệp trong nước còn vô cùng khó khăn thì xử lý nợ xấu khó mang lại tính bền vững. Một số ý kiến thông qua Ủy ban kinh tế Quốc hội đề nghị đánh giá hoạt động của VAMC và cơ chế, chính sách mua ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém với giá 0 đồng phải công khai, minh bạch.

Theo Ủy ban kinh tế Quốc hội, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn từ 2011 – 2015 cũng được khẩn trương triển khai. Kết quả đã nhân rộng một số mô hình quản lý, tổ chức sản xuất mới, đến nay đã có khoảng 2.500 mô hình hợp tác, liên kết theo cánh đồng lớn với khoảng 556.000 ha; một số địa phương ở ĐBSCL có mức độ cơ giới hóa cao trong sản xuất lúa. Tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất ngành đã tăng từ 57% năm 2010 lên khoảng 68% năm 2015.

“Tuy nhiên, kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp mới chỉ là bước đầu và chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ. Ngoài vùng ĐBSCL, các vùng kinh tế khác hình thành quá ít các mô hình tổ chức liên kết sản xuất nông nghiệp phù hợp; mô hình hợp tác xã kiểu mới phát triển còn chậm, hạn chế về quy mô sản xuất, trình độ quản trị, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa ứng dụng khoa học, công nghệ mới và nguồn nhân lực, bảo đảm phát triển bền vững, làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân”, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu cho biết.

Đối với Chương trình xây dựng nông thôn mới, do được quan tâm chỉ đạo triển khai quyết liệt ở các cấp, các ngành, đến nay đã có 10% xã và 6 huyện hoàn thành trên phạm vi toàn huyện đạt tiêu chí nông thôn mới. Tuy nhiên, vẫn còn một số xã chạy theo thành tích đạt tiêu chí nông thôn mới đã tạm ứng trước vốn đầu tư xây dựng một số công trình nhưng chưa có nguồn để cân đối, một số xã đã công bố đạt tiêu chí xã nông thôn mới nhưng vẫn còn nợ 1, 2 tiêu chí./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tái cơ cấu và xử lý nợ xấu ngân hàng: Quyết liệt và hiệu quả
Tái cơ cấu và xử lý nợ xấu ngân hàng: Quyết liệt và hiệu quả

VOV.VN - Sau 3 năm triển khai về cơ bản NHNN đã kiểm soát được và từng bước xử lý các TCTD yếu kém, lành mạnh hóa môi trường kinh doanh ngân hàng.

Tái cơ cấu và xử lý nợ xấu ngân hàng: Quyết liệt và hiệu quả

Tái cơ cấu và xử lý nợ xấu ngân hàng: Quyết liệt và hiệu quả

VOV.VN - Sau 3 năm triển khai về cơ bản NHNN đã kiểm soát được và từng bước xử lý các TCTD yếu kém, lành mạnh hóa môi trường kinh doanh ngân hàng.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp

VOV.VN -Thủ tướng vừa có Chỉ thị về đẩy mạnh thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững".

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp

VOV.VN -Thủ tướng vừa có Chỉ thị về đẩy mạnh thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững".

Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp
Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp

VOV.VN -Muốn cổ phần hóa thành công phải chọn những cổ đông chiến lược, nhà đầu tư lớn.

Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp

Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp

VOV.VN -Muốn cổ phần hóa thành công phải chọn những cổ đông chiến lược, nhà đầu tư lớn.