Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm mặt hàng rượu giả dịp cuối năm

VOV.VN - Rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và cũng là mặt hàng hạn chế kinh doanh. Tuy nhiên, thời gian qua, ở nhiều địa phương vẫn xảy ra những vụ ngộ độc cá nhân, tập thể do sử dụng rượu giả, rượu kém chất lượng.

Mới đây, Đội 4 - Phòng PC05 phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 7 - Cục Quản lý thị trường Hà Nội tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh rượu thủ công tại Khu đô thị mới Cầu Bươu, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội. Qua quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện và tạm giữ 510 lít rượu thủ công không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trước đó, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện việc kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ của cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng thuộc Công ty TNHH Hằng Nhiệm, có địa chỉ tại quận Long Biên - Hà Nội và hộ kinh doanh Rừng Vàng thủ đô tại địa chỉ số 70 ngõ Ga - Hà Đông, Hà Nội.

Nhằm chấn chỉnh công tác kinh doanh và sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, lực lượng Quản lý thị trường thường xuyên phối hợp kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, nhất là việc sản xuất rượu thủ công nhằm kịp thời phát hiện các hành vi sử dụng cồn công nghiệp methanol để pha chế rượu, các hành vi sản xuất, buôn bán rượu giả, rượu kém chất lượng để tập trung đấu tranh và xử lý kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật. Song, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương lo ngại nhất chính và việc sản xuất rượu thủ công. Quá trình tự sản xuất dẫn đến việc quản lý chất lượng không được đảm bảo và gây ra ngộ độc. Khi nhu cầu thị trường tăng đột biến, nhiều cơ sở sản xuất sẵn sàng cắt ngắn quy trình để sớm đưa sản phẩm ra thị trường nên vẫn có những sản phẩm chưa được xử lý đúng theo quy trình kỹ thuật để đảm bảo an toàn thực phẩm. Đó là chưa kể đến việc sử dụng chất phụ gia không được phép vào trong sản xuất rượu.

“Rượu giả là có thể là giả từ trong nước, có thể là giả từ nước ngoài, quá trình kiểm tra có những lô hàng chúng tôi phát hiện đã được làm giả sẵn từ nước ngoài, sau đó nhập khẩu bằng nhiều con đường vào Việt Nam, rồi mang ra bán trên thị trường. Thứ hai, là những rượu kém chất lượng, đôi khi các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tìm cách pha chế thêm, đáng nhẽ là một lít là 100.000 đồng/lít, người ta cố gắng pha thêm ra để bán giá thành thấp hơn và người bán thì thu được lợi nhiều hơn, dẫn đến chất lượng sản phẩm rượu sẽ không đảm bảo.Với tình trạng như thế, lực lượng quản lý thị trường chúng tôi cũng xác định, đây là nhiệm vụ trọng tâm, chúng tôi không phải là chỉ có Tết mới kiểm tra về rượu, việc này được triển khai liên tục”, ông Nguyễn Đức Lê cho biết.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Tống Nguyên Long, Phó Giám đốc Công ty CP Rượu và Nước giải khát Hà Nội cho biết, để người tiêu dùng sử dụng đúng, chuẩn sản phẩm có chất lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ sản xuất đến lưu thông ngoài thị trường. Hiện nay, vẫn có khá nhiều người tiêu dùng chưa có trách nhiệm, chưa có ý thức trong khâu lựa chọn sản phẩm rượu có nguồn gốc xuất xứ. Theo ông Tống Nguyên Long, hiện nay, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu hơn 20 độ cồn là 65% nhưng đối với những loại rượu không có nguồn gốc xuất xứ, các đối tượng kinh doanh sẽ trốn tránh việc kiểm tra chất lượng và việc nộp thuế.

“Tôi lấy ví dụ, một chai rượu bán 100.000 đồng, chúng tôi nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho nhà nước xấp xỉ 40.000 đồng, đấy là phần mà trách nhiệm của doanh nghiệp của chúng tôi với nhà nước. Thế nhưng, những loại rượu không kiểm soát được thì ngân sách nhà nước cũng không thu được và chất lượng rượu đấy cũng không kiểm soát được. Văn bản quy phạm pháp luật cũng tương đối đầy đủ, thậm chí xử phạt trong lĩnh vực vi phạm về về thực phẩm nói chung và về rượu bia nói riêng có những mức hình phạt mà hình sự, thế nhưng, thực tế trong thời gian vừa rồi, thực hiện chưa được nhiều”, ông Tống Nguyên Long thẳng thắn.

Giảm tối đa tác hại của việc sản xuất, kinh doanh rượu giả, kém chất lượng là việc làm cần sự phối hợp của nhiều cấp ngành, lĩnh vực. Với vai trò của Bộ Công Thương, việc kiểm tra hoạt động này tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện và cả những cơ sở thuộc đối tượng không phải cấp giấy cơ sở đủ điều kiện.

Ông Nguyễn Việt Tấn, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương đã thành lập 2 đoàn kiểm tra, kiểm soát thị trường, tuy nhiên, để giảm thiểu thiệt hại xảy ra với doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất và kinh doanh thực phẩm cần tuân thủ điều kiện để đảm bảo an toàn thực phẩm. Cùng với đó, người tiêu dùng cần tỉnh táo lưạ chọn sản phẩm để tự bảo vệ sức khỏe.

“Việc nâng cao nhận thức trong lựa chọn và sử dụng sản phẩm rượu cần phải trở thành một nét văn hóa. Mọi người tiêu dùng phải chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật về việc sử dụng rượu, sản phẩm đồ uống có cồn khác và kịp thời thông báo tới các cơ quan chức năng khi có dấu hiệu, nguy cơ ngộ độc do thực phẩm nói chung, sản phẩm rượu nói riêng, đặc biệt, là trong dịp Tết và mùa lễ hội xuân sắp tới”, ông Nguyễn Việt Tấn nói.

Những sản phẩm sản xuất rượu thủ công không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác, nồng độ Methanol vượt ngưỡng cho phép, sản phẩm rượu nhập nhập không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, gây tổn thất kinh tế, ngân sách nhà nước. Thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ có thêm các biện pháp tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở vi phạm trong sản xuất, kinh doanh rượu cũng như đưa ra những cảnh báo nguy cơ và hậu quả của việc sử dụng rượu tự pha chế không rõ nguồn gốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rượu giả được làm từ nước ngoài đưa về Việt Nam tiêu thụ
Rượu giả được làm từ nước ngoài đưa về Việt Nam tiêu thụ

VOV.VN - Công tác phòng ngừa, đấu tranh với hành vi sản xuất, kinh doanh rượu không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng cần tiếp tục được chú trọng và đề cao.

Rượu giả được làm từ nước ngoài đưa về Việt Nam tiêu thụ

Rượu giả được làm từ nước ngoài đưa về Việt Nam tiêu thụ

VOV.VN - Công tác phòng ngừa, đấu tranh với hành vi sản xuất, kinh doanh rượu không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng cần tiếp tục được chú trọng và đề cao.

Buôn lậu, gian lận thương mại cứ cuối năm lại nhức nhối
Buôn lậu, gian lận thương mại cứ cuối năm lại nhức nhối

VOV.VN - Dù các lực lượng chức năng đã có nhiều quyết tâm điều tra, xử lý hàng nghìn vụ việc, song vấn nạn hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại vẫn đang tồn tại, càng về cuối năm lại thêm phần phức tạp.

Buôn lậu, gian lận thương mại cứ cuối năm lại nhức nhối

Buôn lậu, gian lận thương mại cứ cuối năm lại nhức nhối

VOV.VN - Dù các lực lượng chức năng đã có nhiều quyết tâm điều tra, xử lý hàng nghìn vụ việc, song vấn nạn hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại vẫn đang tồn tại, càng về cuối năm lại thêm phần phức tạp.

Ngăn chặn tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa hàng nhập lậu
Ngăn chặn tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa hàng nhập lậu

VOV.VN - Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa hàng nhập lậu, trốn thuế.

Ngăn chặn tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa hàng nhập lậu

Ngăn chặn tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa hàng nhập lậu

VOV.VN - Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa hàng nhập lậu, trốn thuế.