Hàng quán Hà Nội hiu hắt khi số F0 liên tục tăng cao

VOV.VN - Nhiều ngày nay, khi số ca F0 liên tục tăng cao, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn, uống rơi vào tình trạng vắng vẻ, ế ẩm mặc dù không có lệnh giãn cách hay hạn chế ra đường.

Cửa hàng phục vụ ăn uống vắng khách 

Theo số liệu của Bộ Y tế, số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội luôn đầu cả nước với hàng chục nghìn ca mỗi ngày. Lượng F0 trong cộng đồng tăng nhanh và liên tục lập đỉnh trong những ngày qua đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, buôn bán. 

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, vào giờ cao điểm buổi trưa hay những ngày nghỉ cuối tuần, nhiều hàng ăn uống ở trung tâm thành phố và các quận huyện trên địa bàn đang trong tình trạng ảm đạm, vắng khách, một số nơi thậm chí không có khách.

Chị Hà, một chủ quán ăn tại Khương Đình (Thanh Xuân) cho biết, lượng khách đến quán ăn càng ngày càng giảm sút. Trước đây, một buổi sáng có thể bán được 200 bát bún có khi đến 10:00 đã hết hàng, nhưng nay đã giảm đi nhiều. “Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, số lượng F0 tại Hà Nội tăng cao. Khách hàng lo sợ ăn ngoài sẽ nhiễm bệnh, người thì đã nhiễm thì lo sợ tái lại nên quán làm ăn kém hẳn. Số lượng khách sụt giảm 30% - 40% so với trước đây. Cũng may rằng đợt giãn cách trước quán tôi đã liên kết với trang thương mại điện tử giao hàng nhanh, nên nhiều người cũng đặt qua đó, một số người thì đến tại cửa hàng mua về ăn cho kịp giờ làm”, chị Hà chia sẻ.  

So với những quán ăn, những quán đồ uống, quán cà phê có phần đông khách hơn nhưng không đáng kể. Theo quan sát của phóng viên, vào ngày cuối tuần tại các quán cà phê lác đác khách ra vào uống trực tiếp tại quán còn số lượng khách mua mang về nhiều hơn. 

Chị Thuỷ, một nhân viên quán cà phê tại Nguyễn Quý Đức (Thanh Xuân) cho biết: “Trước đây vào ngày nghỉ cuối tuần quán tôi thường chật kín chỗ ngồi, số lượng người ra vào quán tấp nập. Thậm chí kể cả những ngày trong tuần, cũng vẫn đông khách. Vậy mà khoảng 2 tuần trở lại đây, số lượng khách giảm hẳn, có những hôm cả ngày cũng chỉ có một, hai khách đến thôi. Chắc do dịch bệnh, nên số lượng người mua trên các trang thương mại cũng ít, mặc dù quán có nhiều ưu đãi cho khách mua mang về (mua 1 nước tặng 1 bánh) nhưng cũng chẳng khá hơn”.

Giá cả leo thang, nhiều chủ quán ăn chỉ dám tăng giá nhẹ

Khi giá xăng tăng lên mức gần 30.000 đồng/lít đã đánh dấu kỳ tăng giá kỷ lục của mặt hàng này từ trước đến nay. Trên thực tế, chi phí gas, nguyên liệu thực phẩm (rau, thịt, đồ khô) cũng đồng loạt tăng giá đang gây áp lực lớn đến chi tiêu đối với người tiêu dùng, đồng thời tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp sản suất, hộ kinh doanh phục vụ ăn uống, nhất là trong thời điểm khôi phục sau thời gian dài giãn cách xã hội.

Chị Hoà, một chủ quán ăn tại Thái Thịnh (Đống Đa) cho biết, tình hình dịch phức tạp, nguyên liệu nhập vào làm đồ ăn tăng giá, quán của chị cũng phải điều chỉnh mức giá mỗi suất bán ra. Một suất đầy đủ (gồm 1 bánh thường, 1 trứng chần) hiện đang có giá là 40.000 đồng/suất, gà tần giá 80.000 đồng/suất, mỗi món ăn tại quán chị tăng nhẹ từ 3.000-5.000 đồng.

“Tôi thực lòng không muốn thay đổi giá bán, nhưng tình thế bắt buộc phải làm vậy. Bây giờ nguyên liệu nhập đồ ăn cũng tăng giá: gà, gạo, gas, trứng, … mọi thứ đều tăng giá đồng loạt. Tôi và chồng cũng băn khoăn chỉ dám tăng nhẹ mỗi suất ăn, chứ dịch Covid-19 đã vắng khách mà đồ ăn lại còn tăng giá thì mất hết khách”, chị Hoà chia sẻ.

Sau 6 lần điều chỉnh tăng giá liên tiếp, giá xăng đang ở mức cao kỷ lục. Tương tự, giá gas, nguyên liệu đồ ăn khô, giá thực phẩm cũng tăng phi mã, dẫn đến chi phí vận chuyển tăng đang làm xáo trộn cuộc sống của người dân. 

Tình hình buôn bán ảm đạm tỷ lệ nghịch với vốn nguyên liệu đầu vào tăng cao đang đẩy nhiều chủ quán ăn ở Hà Nội vào áp lực lớn, khi phải tìm cách xoay xở để không rơi vào cảnh chịu lỗ và mất khách.

Cô Bình, một chủ quán ăn tại Cầu Gỗ (Hoàn Kiếm) buồn rầu tâm sự: “Tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, lượng khách của quán cũng giảm đáng kể. Khi trước có khách du lịch thì quán rất đông, giờ đây việc đi lại của du khách bị hạn chế nên lượng khách sụt giảm 50%, chỉ còn lại khách quen”.

Cô Bình chia sẻ thêm, giá nguyên liệu đồ ăn tăng nhanh theo giá xăng khiến cho cô xoay sở không kịp. Bây giờ, lượng khách tới quán ăn cũng chỉ toàn khách quen, nên cô không dám tăng giá vì sợ mất khách. Quán cũng phục vụ đặt hàng qua app và mang đi, số lượng khách có khá hơn.

Dịch bệnh phức tạp, nguyên liệu tăng chóng mặt, các hộ kinh doanh mong muốn nhà nước có biện pháp để F0 trong cộng đồng giảm đi, giá xăng, nguyên liệu cũng trở về giá cũ để người dân sớm trở lại cuộc sống bình thường, cải thiện kinh doanh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quán ăn, cửa hàng kinh doanh ở Hà Nội “ngủ đông” do dịch Covid-19
Quán ăn, cửa hàng kinh doanh ở Hà Nội “ngủ đông” do dịch Covid-19

VOV.VN - Thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ để chống dịch Covid-19, hàng loạt quán ăn, cửa hàng kinh doanh ở Hà Nội đều “cửa đóng, then cài”.

Quán ăn, cửa hàng kinh doanh ở Hà Nội “ngủ đông” do dịch Covid-19

Quán ăn, cửa hàng kinh doanh ở Hà Nội “ngủ đông” do dịch Covid-19

VOV.VN - Thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ để chống dịch Covid-19, hàng loạt quán ăn, cửa hàng kinh doanh ở Hà Nội đều “cửa đóng, then cài”.

Nhiều nhà hàng, quán ăn chuyển sang bán online hoặc mang đi
Nhiều nhà hàng, quán ăn chuyển sang bán online hoặc mang đi

VOV.VN - Sau khi bị tạm dừng hoạt động, nhiều quán ăn, nhà hàng… đã đóng cửa hoặc chuyển đổi sang hình thức bán hàng online và bán hàng mang đi.

Nhiều nhà hàng, quán ăn chuyển sang bán online hoặc mang đi

Nhiều nhà hàng, quán ăn chuyển sang bán online hoặc mang đi

VOV.VN - Sau khi bị tạm dừng hoạt động, nhiều quán ăn, nhà hàng… đã đóng cửa hoặc chuyển đổi sang hình thức bán hàng online và bán hàng mang đi.

Kinh doanh ảm đạm trên phố cổ Hà Nội
Kinh doanh ảm đạm trên phố cổ Hà Nội

VOV.VN - Việc kinh doanh tại khu vực phố cổ lâm vào cảnh ảm đạm chưa từng thấy, hàng loạt cửa hàng phải gỡ biển hiệu, chờ sang nhượng, hoặc trả mặt bằng.

Kinh doanh ảm đạm trên phố cổ Hà Nội

Kinh doanh ảm đạm trên phố cổ Hà Nội

VOV.VN - Việc kinh doanh tại khu vực phố cổ lâm vào cảnh ảm đạm chưa từng thấy, hàng loạt cửa hàng phải gỡ biển hiệu, chờ sang nhượng, hoặc trả mặt bằng.

Khung cảnh kinh doanh ảm đạm chưa từng có trên phố cổ Hà Nội
Khung cảnh kinh doanh ảm đạm chưa từng có trên phố cổ Hà Nội

VOV.VN - Các chủ cửa hàng kinh doanh trên phố cổ Hà Nội than vắng khách, doanh thu sụt giảm thê thảm. Nhiều tiểu thương tạm đóng cửa vì dịch Covid-19.

Khung cảnh kinh doanh ảm đạm chưa từng có trên phố cổ Hà Nội

Khung cảnh kinh doanh ảm đạm chưa từng có trên phố cổ Hà Nội

VOV.VN - Các chủ cửa hàng kinh doanh trên phố cổ Hà Nội than vắng khách, doanh thu sụt giảm thê thảm. Nhiều tiểu thương tạm đóng cửa vì dịch Covid-19.