Nhà máy gây ô nhiễm ngừng hoạt động - người chở mía thuê gặp khó

VOV.VN - Hiện có hơn 1.200 tấn mía chứa trên gần 30 ghe đang bị tồn đọng trên sông trước Nhà máy mía đường cồn Long Mỹ Phát (Hậu Giang).

Do bước đầu xác định là “thủ phạm” chính gây ô nhiễm môi trường trên sông Cái Lớn nên Nhà máy thuộc Công ty TNHH mía đường, cồn Long Mỹ Phát bị UBND tỉnh Hậu Giang buộc tạm ngưng hoạt động.

Sự việc này đã khiến cho các chủ ghe chở mía thuê lâm cảnh khó khăn vì hàng nghìn tấn mía nằm chực chờ trên ghe đậu trước nhà máy gần 15 ngày qua không được bốc dỡ lên bờ để đưa vào ép.

Nhà máy mía đường cồn Long Mỹ Phát đã tạm ngừng hoạt động gây khó khăn cho bà con chở mía.

Hàng chục chiếc ghe chở mía xếp hàng trên sông trước Nhà máy mía đường cồn Long Mỹ Phát. Nắng, mưa trong gần nửa tháng qua khiến cho những cây mía trên ghe xơ xác, quắt queo.

Anh Phan Văn Hùng- một chủ ghe chở mía thuê cho biết, anh cũng như nhiều chủ ghe khác cứ nghĩ chở thuê mía chuyến này cũng chỉ mất vài ngày. Nào ngờ đến đây nhà máy ngừng hoạt động khiến cho mọi người bàng hoàng không biết xử lý số mía trên ghe ra sao, trong khi tiền mang theo để sinh hoạt đã cạn.

“Có những ghe gặp khó khăn vì không có tiền ăn. Mượn mọi người thì cũng không có tiền. Cuối cùng, mấy ghe anh em phải gom góp lại cho 20.000 - 30.000 đồng mua gạo ăn” - anh Hùng chia sẻ.

Những ghe mía quắt queo chờ đợi trên sông.

Phần lớn các chủ ghe được đại lý thuê chở mía từ Long An về Hậu Giang với giá 1 tấn là 270.000 đồng. Lẽ ra, số mía này sẽ được bốc dỡ hết cách đây hơn 10 ngày. Nào ngờ nhà máy đường tạm ngưng hoạt động nên tất cả phải nằm chờ nhưng không biết chờ đến bao lâu, trong khi khối lượng, chất lượng mía trên ghe ngày càng giảm sút do bị khô. Có ghe bị mưa gió chìm trong đêm tối. 

Anh Đặng Văn Em - chủ ghe chở mía thuê vừa bị chìm cách nay vài ngày cho biết: “Bình thường chúng tôi chở mía tới nhà máy khoảng 2 - 3 ngày là chạy. Nhưng đợt này lâu quá, mưa gió khiến có ghe bị chìm phải trục vớt cũng tốn tới 10 triệu đồng, rồi đồ đạc hư hỏng khiến nhiều chủ ghe gặp khó khăn".

Ngành chức năng hỗ trợ lương thực cho các chủ ghe chở mía thuê.

Vì chờ đợi quá lâu nhưng không có kết quả nên có chủ ghe đã đổ mía xuống sông chịu lỗ tiền chuyên chở để được về nhà. Số khác vẫn nán lại mỏi mòn chờ đợi. Trước những khó khăn mà các chủ ghe chở mía thuê đang gặp phải, mới đây ngành chức năng Thị xã Long Mỹ đã thành lập đoàn đến hỗ trợ gạo, mì gói, nước giải khát cho những chủ ghe này.

Bà Trần Thị Anh Đào - Phó Chủ tịch UBND phường Thuận An, Thị xã Long Mỹ cho biết: “Hiểu được khó khăn của bà con chở mía tới nhưng  chưa giao được cho nhà máy nên địa phương tạm thời hỗ trợ bà con về lương thực để dự trữ trong khi chờ đợi giải quyết”.

Hiện có hơn 1.200 tấn mía chứa trên gần 30 ghe đang bị tồn đọng trên sông trước Nhà máy mía đường cồn Long Mỹ Phát. Ngành chức năng Thị xã Long Mỹ đã tiến hành thống kê số lượng mía trên các ghe này báo cáo về UBND tỉnh Hậu Giang xem xét, giải quyết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mâu thuẫn giữa Australia và Ấn Độ trong lĩnh vực mía đường gia tăng
Mâu thuẫn giữa Australia và Ấn Độ trong lĩnh vực mía đường gia tăng

VOV.VN - Mâu thuẫn giữa Australia và Ấn Độ trong lĩnh vực mía đường vừa được đẩy lên khi Australia đưa vấn đề này ra tổ chức Thương mại thế giới.

Mâu thuẫn giữa Australia và Ấn Độ trong lĩnh vực mía đường gia tăng

Mâu thuẫn giữa Australia và Ấn Độ trong lĩnh vực mía đường gia tăng

VOV.VN - Mâu thuẫn giữa Australia và Ấn Độ trong lĩnh vực mía đường vừa được đẩy lên khi Australia đưa vấn đề này ra tổ chức Thương mại thế giới.

EU sẽ miễn thuế và hạn ngạch nhập khẩu gạo, mía đường từ Việt Nam
EU sẽ miễn thuế và hạn ngạch nhập khẩu gạo, mía đường từ Việt Nam

VOV.VN - EU dành cơ chế ưu tiên nhập khẩu từ Việt Nam các sản phẩm gạo, mía đường và các sản phẩm này sẽ không bị tính thuế và không có hạn ngạch.

EU sẽ miễn thuế và hạn ngạch nhập khẩu gạo, mía đường từ Việt Nam

EU sẽ miễn thuế và hạn ngạch nhập khẩu gạo, mía đường từ Việt Nam

VOV.VN - EU dành cơ chế ưu tiên nhập khẩu từ Việt Nam các sản phẩm gạo, mía đường và các sản phẩm này sẽ không bị tính thuế và không có hạn ngạch.

Những tín hiệu vui từ vùng nguyên liệu mía đường ở Đắk Lắk
Những tín hiệu vui từ vùng nguyên liệu mía đường ở Đắk Lắk

VOV.VN - Tại vùng trồng mía ở huyện Ea Kar và Mdrak, tỉnh Đắk Lắk, niên vụ 2018-2019 này đang cho thấy tín hiệu khả quan đem lại lợi nhuận cho nông dân.

Những tín hiệu vui từ vùng nguyên liệu mía đường ở Đắk Lắk

Những tín hiệu vui từ vùng nguyên liệu mía đường ở Đắk Lắk

VOV.VN - Tại vùng trồng mía ở huyện Ea Kar và Mdrak, tỉnh Đắk Lắk, niên vụ 2018-2019 này đang cho thấy tín hiệu khả quan đem lại lợi nhuận cho nông dân.

Ngành mía đường: “Sức khỏe” yếu, dễ tổn thương
Ngành mía đường: “Sức khỏe” yếu, dễ tổn thương

Mía ngọt nhưng người trồng mía lại nếm vị đắng. Đó là câu chuyện trồng mía nhưng phải bán bò để trả nợ của nông dân ở huyện Sông Hinh (Phú Yên).

Ngành mía đường: “Sức khỏe” yếu, dễ tổn thương

Ngành mía đường: “Sức khỏe” yếu, dễ tổn thương

Mía ngọt nhưng người trồng mía lại nếm vị đắng. Đó là câu chuyện trồng mía nhưng phải bán bò để trả nợ của nông dân ở huyện Sông Hinh (Phú Yên).

Ngành mía đường Đăk Lăk sẽ về đâu?
Ngành mía đường Đăk Lăk sẽ về đâu?

VOV.VN - Nhà máy đường ở Đăk Lăk đóng cửa, hàng trăm ha mía chết rục ngoài đồng, hàng tỷ đồng tiền đầu tư, hơn 1 năm mồ hôi công sức của nông dân đang tan biến.

Ngành mía đường Đăk Lăk sẽ về đâu?

Ngành mía đường Đăk Lăk sẽ về đâu?

VOV.VN - Nhà máy đường ở Đăk Lăk đóng cửa, hàng trăm ha mía chết rục ngoài đồng, hàng tỷ đồng tiền đầu tư, hơn 1 năm mồ hôi công sức của nông dân đang tan biến.

Đường tồn kho, giá thấp khiến ngành mía đường chật vật
Đường tồn kho, giá thấp khiến ngành mía đường chật vật

Đường nội tồn kho tại các nhà máy hơn 620.000 tấn cộng với giá giảm thấp đã khiến ngành mía càng thêm chật vật.

Đường tồn kho, giá thấp khiến ngành mía đường chật vật

Đường tồn kho, giá thấp khiến ngành mía đường chật vật

Đường nội tồn kho tại các nhà máy hơn 620.000 tấn cộng với giá giảm thấp đã khiến ngành mía càng thêm chật vật.