Thu hút doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ở ĐBSCL

VOV.VN - Hiện Nhật Bản là đối tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ cao. Vì vậy, cần thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là các doanh nghiệp số, cơ giới hóa và khởi nghiệp nông nghiệp bền vững.

Theo Cục Trồng trọt – Bộ NN&PTNT, Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” được triển khai tại 12 tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

Trước khi nhân rộng Đề án Bộ NN&PTNT đã triển khai thí điểm 7 mô hình tại 5 địa phương. Mô hình thí điểm đã chứng minh giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo. Cùng với đó là thu nhập của người dân được nâng cao và chứng minh giảm phát thải khí nhà kính.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) cho biết, Đề án giữ vai trò nòng cốt của sản xuất lúa gạo bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và phát triển nông nghiệp ĐBSCL theo hướng bền vững, thuận thiên, nâng cao thu nhập cho người trồng lúa.

Theo ông Lê Thanh Tùng, Đề án với mục tiêu tổ chức lại sản xuất theo chuỗi ngành hàng lúa gạo, nâng cao giá trị gia tăng trong toàn chuỗi, áp dụng các quy trình canh tác bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Cùng với đó là nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện các trung tâm hậu cần và đổi mới sáng tạo, đồng thời cải tiến các gói kỹ thuật dựa trên kỹ thuật 1 phải 5 giảm. Đồng thời, hỗ trợ tái tổ chức sản xuất nông hộ thông qua tăng cường các tổ chức nông dân và hợp tác xã.

Bên cạnh đó đào tạo và chuyển giao công nghệ cho nông dân về canh tác bền vững, quản lý trang trại, áp dụng công nghệ kỹ thuật số và các lĩnh vực liên quan khác bao gồm giám sát, báo cáo và thẩm định tín chỉ các bon. Ngoài ra huy động các nguồn lực tài chính và kỹ thuật trong nước và quốc tế, bao gồm Quỹ hỗ trợ khí hậu và các bon (RBC/CF) dựa trên kết quả, để hỗ trợ sản xuất lúa gạo các bon thấp và thực hiện hệ thống MRV để cấp tín chỉ carbon cho các vùng trồng lúa các bon thấp.

Phó Chủ tịch Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam Lê Thanh Tùng cho biết, trong đề án hướng tới phát triển thị trường gạo các bon thấp, bao gồm xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường cho gạo các bon thấp của ĐBSCL cũng như gạo các bon thấp của Việt Nam; cải thiện hệ sinh thái trong nước để hỗ trợ chuyển đổi ngành lúa gạo chất lượng cao và các bon thấp, bao gồm khả năng tiếp cận tài chính cơ chế chi trả các bon dựa trên kết quả, cơ chế chia sẻ lợi ích.

"Đề án 1 triệu ha khi chúng ta áp dụng thì giảm được 50% lượng giống, giảm được 30% lượng phân đạm, giảm được 30% thuốc bảo vệ thực vật, giảm đổ ngã, giảm tổn thất sau thu hoạch và giảm phát thải trung bình 5 – 6 tấn carbon quy đổi đơn vị ha/vụ và đồng thời tăng lợi nhuận 5 triệu đồng/ha. Điều này chứng minh rằng chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện các tiêu chí về kỹ thuật, về công nghệ, về thương mại ở trong đề án này và sự liên kết sản xuất doanh nghiệp với các HTX" - ông Tùng cho biết thêm.

Theo Cục kinh tế hợp tác – Bộ NN&PTNT, nhu cầu đầu tư, ứng dụng công nghệ giúp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh rất lớn. Trong đó, các HTX đóng vai trò quan trọng để tập hợp nông dân, tổ chức sản xuất và kinh doanh lúa gạo. Để hình thành chuỗi giá trị nông sản minh bạch, hiệu quả, quảng bá được thương hiệu thì doanh nghiệp, hợp tác xã phải gắn kết với nhau, hình thành chuỗi giá trị.

Cùng với đó công nghệ phải đảm bảo quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, giảm phát thải, bảo vệ môi trường. Trong đó các công nghệ cần thiết gồm: theo dõi, đánh giá tình trạng ngập nước và khả năng gieo sạ; quản trị nước; cấy xạ; tiêu thụ sản phẩm; quản lý dịch hại; truy xuất nguồn gốc.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn – Bộ NN&PTNT cho biết, nhu cầu ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong các hợp tác xã rất lớn, ước tính khoảng 2 triệu hộ nông dân và 1.230 hợp tác xã và 210 doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo. Các công nghệ số như nhật ký điện tử, truy xuất nguồn gốc, đánh giá quản trị nước sẽ được triển khai.

Hiện Nhật Bản là đối tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ cao. Vì vậy, cần thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là các doanh nghiệp số, cơ giới hóa và khởi nghiệp nông nghiệp bền vững.

"Tập đoàn cùng với chúng tôi xây dựng bộ dữ liệu Big Data về HTX vùng ĐBSCL, phục vụ trước mắt cho 1 triệu ha lúa. Đề nghị Sorimachi đã hợp tác rất nhiều với chúng tôi làm đầu mối tiếp tục thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia vào đề án 1 triệu ha lúa này nói riêng và phát triển kinh tế tập thể HTX trên cả nước nói chung.

Chúng tôi đặc biệt quan tâm doanh nghiệp Nhật Bản là doanh nghiệp số, doanh nghiệp cơ giới hóa và các doanh nghiệp khởi nghiệp nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững sẽ tham gia vào đây", ông Thịnh nói.

Vùng ĐBSCL đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực và xuất khẩu gạo trên thế giới. Tuy nhiên, nơi đây đang đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, suy thoái tài nguyên, gia tăng chi phí sản xuất, trong khi thị trường quốc tế ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và giảm phát thải carbon.

Theo ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, để thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long theo hướng ứng dụng công nghệ số, công nghệ xanh, nâng cao năng suất, chất lượng và giảm phát thải, Bộ Nông nghiệp đang tích cực triển khai và kêu gọi sự hợp tác của các tổ chức quốc tế, đặc biệt các nhà đầu tư Nhật Bản trong cung cấp giải pháp công nghệ và hỗ trợ đào tạo, triển khai dự án.

"Về vấn đề đào tạo, tập huấn, chúng tôi rất cảm ơn vì đã đào tạo, tập huấn cho một lực lượng ToT (Training of Trainers, tạm dịch là “đào tạo cho đội ngũ đào tạo” - PV) và tôi rất mong đề án giai đoạn 2 triển khai sẽ đồng loạt ở 12 tỉnh. Chúng tôi sẵn sàng phối hợp để đào tạo được một lực lượng nông dân của chúng tôi, nhất là các HTX nắm rõ được quy trình, làm nền để triển khai, mở rộng".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ĐBSCL nỗ lực thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh
ĐBSCL nỗ lực thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

VOV.VN - ĐBSCL là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực và xuất khẩu gạo trên thế giới. Tuy nhiên, khu vực này đang đối mặt với suy thoái tài nguyên, gia tăng chi phí sản xuất, trong khi thị trường quốc tế ngày càng yêu cầu khắt khe về chất lượng.

ĐBSCL nỗ lực thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

ĐBSCL nỗ lực thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

VOV.VN - ĐBSCL là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực và xuất khẩu gạo trên thế giới. Tuy nhiên, khu vực này đang đối mặt với suy thoái tài nguyên, gia tăng chi phí sản xuất, trong khi thị trường quốc tế ngày càng yêu cầu khắt khe về chất lượng.

Trái cây ĐBSCL: Liên kết lỏng lẻo, khó xây dựng thương hiệu
Trái cây ĐBSCL: Liên kết lỏng lẻo, khó xây dựng thương hiệu

VOV.VN - Câu chuyện thiếu liên kết, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ không theo tín hiệu thị trường đã khiến cho trái cây ở khu vực khó cạnh tranh với các nước có cùng chủng loại, đây đã và đang là vấn đề nan giải trong sản xuất cây ăn trái ở ĐBSCL.

Trái cây ĐBSCL: Liên kết lỏng lẻo, khó xây dựng thương hiệu

Trái cây ĐBSCL: Liên kết lỏng lẻo, khó xây dựng thương hiệu

VOV.VN - Câu chuyện thiếu liên kết, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ không theo tín hiệu thị trường đã khiến cho trái cây ở khu vực khó cạnh tranh với các nước có cùng chủng loại, đây đã và đang là vấn đề nan giải trong sản xuất cây ăn trái ở ĐBSCL.

Năm 2025, khởi động 6 tuyến giao thông nối ĐBSCL với TP.HCM
Năm 2025, khởi động 6 tuyến giao thông nối ĐBSCL với TP.HCM

VOV.VN - ĐBSCL và TP. HCM thống nhất hoàn thiện ít nhất 6 Dự án giao thông vận chuyển hàng hóa và hành khách. Năm 2025 được xem là mốc thời gian khởi động các Dự án nhằm tiến đến hoàn chỉnh khung hạ tầng giao kết nối để “vùng trời” phía Nam bứt phá.

Năm 2025, khởi động 6 tuyến giao thông nối ĐBSCL với TP.HCM

Năm 2025, khởi động 6 tuyến giao thông nối ĐBSCL với TP.HCM

VOV.VN - ĐBSCL và TP. HCM thống nhất hoàn thiện ít nhất 6 Dự án giao thông vận chuyển hàng hóa và hành khách. Năm 2025 được xem là mốc thời gian khởi động các Dự án nhằm tiến đến hoàn chỉnh khung hạ tầng giao kết nối để “vùng trời” phía Nam bứt phá.