Tiềm năng hợp tác trong không gian Pháp ngữ rất lớn, còn nhiều dư địa phát triển

VOV.VN - Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ Louise Mushikiwabo cho biết, Tổ chức này đã xác định hợp tác với Việt Nam trên 3 lĩnh vực chủ chốt, trong đó bao gồm nông, lâm nghiệp, chế biến thực phẩm; đổi mới sáng tạo năng lượng tái tạo và chuyển đổi số.

Sáng 24/3, Bộ Ngoại giao và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) phối hợp tổ chức Diễn đàn Kinh tế cấp cao Việt Nam - Pháp ngữ. Diễn ra từ 24-25/3, Diễn đàn  nhằm giới thiệu các định hướng chiến lược, cơ hội kinh doanh, đầu tư và môi trường kinh doanh tại Việt Nam; các cuộc gặp gỡ trao đổi trực tiếp giữa các doanh nghiệp theo hình thức B2B, các chuyến tham quan doanh nghiệp và các giao lưu, kết nối, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại giữa doanh nghiệp Cộng đồng Pháp ngữ với các đối tác của Việt Nam.

Cơ hội hợp tác, phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Diễn đàn Kinh tế cấp cao Việt Nam - Pháp ngữ diễn ra trong bối cảnh thế giới đang trải qua những thách thức và biến động, nhanh chóng và khó lường. Tác động sâu sắc của đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục hiện hữu trên mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia, gây ra sự gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan tiếp tục gây tổn thất nặng nề. Việc bảo đảm an ninh lương thực cũng ngày càng trở thành một thách thức lớn với các nước.

Theo Bộ trưởng, những nỗ lực không ngừng nghỉ của các chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp thế giới và của người dân đã và đang góp phần thúc đẩy sự phục hồi của kinh tế thế giới. Sự tham gia, đồng hành của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong nỗ lực này là hết sức quan trọng.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp với các ban, bộ, ngành liên quan tạo điều kiện, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp từ các nước Pháp ngữ, tìm hiểu cơ hội, thiết lập các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Bộ Ngoại giao cũng sẽ nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài, trong đó có các nước Pháp ngữ, và nhất là trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, năng lượng sạch, tái tạo, sản phẩm và dịch vụ số.

Bộ trưởng đánh giá cao Tổ chức quốc tế Pháp ngữ đã triển khai một loạt các sáng kiến nhằm thực hiện Chiến lược kinh tế Pháp ngữ giai đoạn 2020-2025 mà Việt Nam là nước điều phối xây dựng trên cương vị Chủ tịch Ủy ban Kinh tế của Hội đồng thường trực Pháp ngữ, đặc biệt là sáng kiến tổ chức các Đoàn xúc tiến kinh tế-thương mại Pháp ngữ và lần đầu tiên tham gia Triển lãm Thế giới (World Expo). Bộ trưởng cảm ơn Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong chuỗi các Đoàn xúc tiến kinh tế và thương mại Pháp ngữ.

3 lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa Việt Nam và thị trường khối Pháp ngữ

Tại diễn đàn, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ Louise Mushikiwabo cho biết, Tổ chức này đã xác định hợp tác cùng với Chính phủ Việt Nam trên 3 lĩnh vực chủ chốt, bao gồm nông, lâm nghiệp, chế biến thực phẩm; đổi mới sáng tạo năng lượng tái tạo và chuyển đổi số.

“Chúng tôi mong muốn thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của ba lĩnh vực ưu tiên này và để làm như vậy, nhiệm vụ của tất cả chúng ta là vượt qua những thách thức, khó khăn để tạo ra những thỏa thuận hợp tác doanh nghiệp các nước với nhau trong khuôn khổ Pháp ngữ, giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác của Cộng đồng Pháp ngữ”, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ Louise Mushikiwabo nhấn mạnh.

Theo Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ Louise Mushikiwabo, việc thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp khối Pháp ngữ còn giúp nâng cao hơn nữa tỷ lệ trao đổi thương mại trong khối Pháp ngữ hiện nay là 20% và đạt được mức độ tỷ lệ cao hơn mức 16% GDP ở toàn cầu hiện nay cũng như tỷ lệ vốn đầu tư của cộng đồng Pháp ngữ trên toàn thế giới hiện là 15%. Việc thúc đẩy thỏa thuận hợp tác không chỉ phục vụ lợi ích của từng quốc gia thành viên Cộng đồng Pháp ngữ mà còn đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.

Bà Mushikiwabo nhấn mạnh, Việt Nam là một quốc gia đóng vai trò quan trọng đối với Cộng đồng Pháp ngữ, là một trong những quốc gia sáng lập của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, cũng là một trong những nước đi đầu về tăng trưởng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúc mừng những thành tựu trong chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam, Tổng Thư ký Louise Mushikiwabo khẳng định đây là lý do để Cộng đồng Pháp ngữ lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên của Phái đoàn kinh tế thương mại và tổ chức diễn đàn kinh tế đầu tiên của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ.

Tiềm năng hợp tác kinh tế rất lớn, còn nhiều dư địa phát triển

Tham dự và phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế cấp cao Việt Nam - Pháp ngữ, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh, không gian kinh tế Pháp ngữ có tiềm năng phát triển hợp tác kinh tế rất to lớn, đặc biệt là trong bối cảnh tất cả các nước thành viên đang nỗ lực hết mình để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Thủ tướng khẳng định, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã cùng các nước đang phát triển, trong đó có nhiều nước Pháp ngữ và các đối tác phát triển triển khai hợp tác Nam - Nam và ba bên hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, thể hiện tính khả thi cũng như tiềm năng hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực này thời gian tới. Bên cạnh đó, là một trong những quốc gia bị tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan, Việt Nam đã và đang chuyển đổi mạnh mẽ sang định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

“Quá trình phục hồi kinh tế-xã hội, thúc đẩy phát triển xanh, bền vững, bao trùm của tất cả các nước rất cần có sự tham gia và đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp. Chính vì thế, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và chú ý lắng nghe tiếng nói của các doanh nghiệp, cố gắng tháo gỡ những khó khăn, tiếp thu các ý kiến và các giải pháp phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể hợp tác, kinh doanh, đầu tư, xuất nhập khẩu trên tinh thần ‘lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết.

Phó Thủ tướng mong muốn thông qua các trao đổi, thảo luận và tiếp xúc tại Diễn đàn cấp cao lần này, các doanh nghiệp Pháp ngữ cùng với các doanh nghiệp Việt Nam chắt chiu từng cơ hội để xây dựng quan hệ hợp tác, đối tác lâu dài, bền vững, cùng phát triển, trong các lĩnh vực được trao đổi tại diễn đàn, cũng như tạo tiền đề cho các hợp tác trong các lĩnh vực khác.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, cơ quan liên quan của Việt Nam thông tin đầy đủ cho các đại biểu về chủ trương, chính sách, pháp luật, ưu tiên, nhu cầu của Việt Nam và giới thiệu môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam trong 3 lĩnh vực được trao đổi tại Diễn đàn.

“Tiềm năng hợp tác trong không gian kinh tế Pháp ngữ rất to lớn song chưa được phát huy hết, còn nhiều dư địa để phát triển. Do đó, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế trong không gian Pháp ngữ, kết nối các doanh nghiệp của các nước Pháp ngữ. Là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của Pháp ngữ, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục tích cực tham gia các nỗ lực này. Tôi cho rằng, cùng nhau, với sự quyết tâm của các chính phủ, sự tham gia, nỗ lực đóng góp của cộng đồng các doanh nghiệp, sự hỗ trợ của các tổ chức và đối tác quốc tế, chúng ta có thể tiếp tục làm tốt hơn nữa để thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ phát triển, biến các tiềm năng thành các kết quả cụ thể, thực chất, các bên cùng có lợi”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhân dịp này, dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Tổng Thư ký Pháp ngữ, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Lương thực Gabon đã trao đổi Ý định thư hợp tác, Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai Bộ; đại diện Hiệp hội chè Việt Nam cũng trao đổi Ý định thư về hợp tác với đại diện Liên đoàn những người trồng chè của Rwanda./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thúc đẩy phục hồi bền vững các nền kinh tế Pháp ngữ sau đại dịch
Thúc đẩy phục hồi bền vững các nền kinh tế Pháp ngữ sau đại dịch

VOV.VN - Thông qua Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Pháp ngữ, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ muốn hỗ trợ các Quốc gia và chính phủ thành viên trong việc thúc đẩy hợp tác, phục hồi các  nền  kinh  tế  Pháp  ngữ sau đại dịch, trong đó có Việt Nam.

Thúc đẩy phục hồi bền vững các nền kinh tế Pháp ngữ sau đại dịch

Thúc đẩy phục hồi bền vững các nền kinh tế Pháp ngữ sau đại dịch

VOV.VN - Thông qua Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Pháp ngữ, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ muốn hỗ trợ các Quốc gia và chính phủ thành viên trong việc thúc đẩy hợp tác, phục hồi các  nền  kinh  tế  Pháp  ngữ sau đại dịch, trong đó có Việt Nam.

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Pháp ngữ 2021: Đoàn kết và phát huy giá trị nhân văn trong đại dịch
Kỷ niệm Ngày Quốc tế Pháp ngữ 2021: Đoàn kết và phát huy giá trị nhân văn trong đại dịch

VOV.VN - Lễ kỷ niệm lần thứ 51 Ngày Quốc tế Pháp ngữ 2021 được tổ chức tại Hà Nội hôm nay (19/3) đã nhấn mạnh đến tinh thần đoàn kết và mong muốn phát huy các giá trị nhân văn của cộng đồng này trong đại dịch Covid-19.

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Pháp ngữ 2021: Đoàn kết và phát huy giá trị nhân văn trong đại dịch

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Pháp ngữ 2021: Đoàn kết và phát huy giá trị nhân văn trong đại dịch

VOV.VN - Lễ kỷ niệm lần thứ 51 Ngày Quốc tế Pháp ngữ 2021 được tổ chức tại Hà Nội hôm nay (19/3) đã nhấn mạnh đến tinh thần đoàn kết và mong muốn phát huy các giá trị nhân văn của cộng đồng này trong đại dịch Covid-19.

Ngày quốc tế Pháp ngữ 2020: Thế giới chung tay đối phó Covid-19
Ngày quốc tế Pháp ngữ 2020: Thế giới chung tay đối phó Covid-19

VOV.VN - Dù không phải là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực y tế, song Tổ chức quốc tế Pháp ngữ luôn cố gắng hỗ trợ phòng chống Covid-19.

Ngày quốc tế Pháp ngữ 2020: Thế giới chung tay đối phó Covid-19

Ngày quốc tế Pháp ngữ 2020: Thế giới chung tay đối phó Covid-19

VOV.VN - Dù không phải là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực y tế, song Tổ chức quốc tế Pháp ngữ luôn cố gắng hỗ trợ phòng chống Covid-19.