Tín dụng bất động sản tại TP.HCM đạt được những kết quả tích cực

VOV.VN - Tính đến tháng hết tháng 10/2024, tổng dư nợ tín dụng bất động sản ở TP.HCM đạt 1,047 triệu tỷ đồng, tăng 8,5% so với cuối năm và chiếm 27,6% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn.

Tại Tọa đàm "Bất động sản 2025: Đường đến thập kỷ tăng trưởng mới" do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) phối hợp với Trung tâm Sản xuất và phát triển nội dung số VTV Digital tổ chức vào sáng 18/12 tại TP.HCM, ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết, hoạt động tín dụng bất động sản với mục đích để sử dụng, tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng cao.

Đến cuối tháng 10/2024, tổng dư nợ cho vay mua nhà để ở, sửa chữa nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và xây dựng nhà để ở đạt 784 nghìn tỷ đồng.

"Đối với tín dụng bất động sản đã và đang tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu nhà ở của người dân và nhu cầu nhà ở xã hội. Trong đó, cho vay mua nhà để ở và cho vay tiêu dùng, nếu phân tích theo mục đích sử dụng vốn thì tín dụng cho vay mua nhà để ở chiếm khoảng 70% trong tổng dư nợ tín dụng bất động sản và tăng trưởng dương trở lại trong những tháng gần đây. Điều này đã và đang phản ánh không chỉ những chuyển biến tích cực cho thị trường bất động sản mà còn khẳng định việc đáp ứng nhu cầu vay mua nhà của ngành ngân hàng cho người dân trên địa bàn Thành phố"- Ông Nguyễn Đức Lệnh nhận định, kết quả của hoạt động tín dụng bất động sản không chỉ giúp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển mà còn góp phần bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững.

Bên cạnh đó, tín dụng bất động sản trên địa bàn TPHCM chủ yếu là tín dụng trung dài hạn (chiếm khoảng 96%) và tăng trưởng phù hợp theo diễn biến thị trường và cơ cấu sản phẩm.

Trong những năm gần đây, tín dụng bất động sản cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ có xu hướng tăng trưởng tốt.

Trong đó, dư nợ cho vay phát triển hạ tầng khu công nghiệp – khu chế xuất đạt 52 nghìn tỷ đồng (chiếm 5% tổng dư nợ tín dụng bất động sản và tăng 28,7% so với cuối năm 2023); cho vay cao ốc văn phòng đạt gần 25 nghìn tỷ đồng (chiếm 2,4% trong tổng dư nợ tín dụng bất động sản và tăng 18,5% so với cuối năm 2023); cho vay nhà hàng, khách sạn, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đạt trên 26 nghìn tỷ đồng (chiếm 2,48% trong tổng dư nợ tín dụng bất động sản và tăng 30% so với cuối năm 2023).

Ông Nguyễn Đức Lệnh đánh giá, kết quả này là nền tảng để phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất và các hoạt động du lịch, dịch vụ, từ đó góp phần thu hút đầu tư kinh doanh đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước.

"Định hướng chính sách tiền tệ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước năm 2025 tiếp tục là hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ ổn định thị trường tiền tệ, lãi suất và tỷ giá. Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản nói riêng cần phải linh hoạt chủ động, linh hoạt, thích ứng đa dạng hóa sản phẩm, và điều chỉnh giá bán phù hợp, hoạt động công khai minh bạch,  hiệu quả thì hoàn toàn có thể tiếp cận thuận lợi cơ chế chính sách để phát triển" - Ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết, những thay đổi tích cực từ kinh tế vĩ mô và định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ vào năm 2025 là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp để tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Tín dụng bất động sản trên địa bàn TP.HCM thực hiện nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước và UBND Thành phố. Với việc tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách về nhà ở xã hội; cho vay nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách; cán bộ công chức và người lao động, người thu nhập thấp theo quy định. Trong đó việc tiếp tục làm tốt các hoạt động liên quan đến gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng (hiện nay quy mô gói đã lên tới 145 nghìn tỷ đồng) để cho vay phát triển nhà ở xã hội, với nội hàm về tham gia đăng ký gói tín dụng ưu đãi và giải ngân gói tín dụng này; công tác thông tin truyền thông và tư vấn cho doanh nghiệp, cho người dân; công tác phối hợp tổ chức thực hiện….

Đến nay, trên địa bàn có 6 dự án được công bố, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã cho vay 3 dự án, với tổng dư nợ khoảng 729 tỷ đồng. Trong đó, cho vay từ gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng là 170,1 tỷ đồng (hạn mức cho vay là 680 tỷ đồng) cho dự án xây nhà ở cho công nhân thuê tại cụm công nghiệp thuộc TP. Thủ Đức (2 dự án còn lại vay vốn thông thường tại các ngân hàng thương mại, song với lãi suất thấp, vì vậy không chuyển sang vay gói 120 nghìn tỷ đồng).

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bảng giá đất mới ban hành tác động ra sao đến thị trường bất động sản TP.HCM?
Bảng giá đất mới ban hành tác động ra sao đến thị trường bất động sản TP.HCM?

VOV.VN - Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa hoan nghênh UBND TP.HCM có sự thay đổi phù hợp sau khi ban hành “Bảng giá đất điều chỉnh”. Đồng thời, HoREA kiến nghị những giải pháp để bảng giá đất mới này được triển khai, thực hiện hiệu quả.  

Bảng giá đất mới ban hành tác động ra sao đến thị trường bất động sản TP.HCM?

Bảng giá đất mới ban hành tác động ra sao đến thị trường bất động sản TP.HCM?

VOV.VN - Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa hoan nghênh UBND TP.HCM có sự thay đổi phù hợp sau khi ban hành “Bảng giá đất điều chỉnh”. Đồng thời, HoREA kiến nghị những giải pháp để bảng giá đất mới này được triển khai, thực hiện hiệu quả.  

Nhiều giải pháp đẩy vốn vào nền kinh tế
Nhiều giải pháp đẩy vốn vào nền kinh tế

VOV.VN - Đến hết tháng 7 năm nay, tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng cả nước đạt trên 15 triệu tỷ đồng. Các chuyên gia cho rằng, để đưa nguồn vốn này phục vụ đắc lực cho sản xuất, kinh doanh, cần nhiều giải pháp đồng bộ, đảm bảo hài hòa các bên, đồng thời các ngân hàng đẩy mạnh nâng cao chất lượng tín dụng để tạo ra giá trị thực, tăng trưởng bền vững.

Nhiều giải pháp đẩy vốn vào nền kinh tế

Nhiều giải pháp đẩy vốn vào nền kinh tế

VOV.VN - Đến hết tháng 7 năm nay, tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng cả nước đạt trên 15 triệu tỷ đồng. Các chuyên gia cho rằng, để đưa nguồn vốn này phục vụ đắc lực cho sản xuất, kinh doanh, cần nhiều giải pháp đồng bộ, đảm bảo hài hòa các bên, đồng thời các ngân hàng đẩy mạnh nâng cao chất lượng tín dụng để tạo ra giá trị thực, tăng trưởng bền vững.

Lối đi nào cho tài chính xanh
Lối đi nào cho tài chính xanh

VOV.VN - Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn để phát triển xanh nhưng ngân hàng vẫn chưa mạnh tay giải ngân vốn do còn một số vướng mắc. Các chuyên gia, doanh nghiệp có những kiến nghị nào để thúc đẩy tín dụng xanh vào nền kinh tế?

Lối đi nào cho tài chính xanh

Lối đi nào cho tài chính xanh

VOV.VN - Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn để phát triển xanh nhưng ngân hàng vẫn chưa mạnh tay giải ngân vốn do còn một số vướng mắc. Các chuyên gia, doanh nghiệp có những kiến nghị nào để thúc đẩy tín dụng xanh vào nền kinh tế?