Trung Quốc và tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ vào cuối 2015

VOV.VN -Nhân dân tệ vẫn chỉ đóng góp 1,4% trong thanh toán toàn cầu, trong khi tỷ lệ này của USD là 60,7%.

Theo kế hoạch đến tháng 10 năm nay, IMF sẽ thực hiện cuộc kiểm tra “rổ tiền” SDR (quyền rút vốn đặc biệt) để các nước thành viên xem xét lại lượng tài sản dự trữ chính thức. Nếu có sự xuất hiện của đồng Nhân dân tệ (NDT) thì đồng tiền này đủ tư cách là đồng tiền dự trữ toàn cầu. Được biết, cho đến nay, trong “rổ tiền” dự trữ quốc tế chỉ có: USD, Euro, Yên, Bảng (Anh), Franc (Thụy Sỹ), CAD (Canada) và AUD (Australia). Vì thế, đồng NDT liệu có được quốc tế hóa, là vấn đề được giới nghiên cứu và dư luận quan tâm.

USD phục hồi, Euro tìm lợi thế

Đồng USD hiện đang trong giai đoạn tăng giá mạnh nhất trong lịch sử, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ mới phục hồi và tăng trưởng từ nửa sau của năm 2014. So với các đồng tiền đang cạnh tranh vị thế toàn cầu thì đồng bạc xanh đã có sự trở lại được coi là “ngoạn mục” kể từ hồi đầu năm 2014 đến nay.


Trong “rổ tiền” dự trữ quốc tế chưa có Nhân dân tệ(Ảnh: KT)

USD là đồng tiền đã từng được bảo đảm bằng vàng từ năm 1944 đến 1971.  Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ trong năm 1973 đồng USD được gắn với dầu thông qua các hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên, vào những năm 1980, một số nước đã muốn rút khỏi hệ thống đồng USD được bảo đảm bằng dầu mỏ như: Iran, Lybia, Syria, Venezuela, Triều Tiên...

Một số nước khác như:  Nga, Trung Quốc, Ấn Độ… đã quyết định sử dụng đồng tiền quốc gia để thanh toán các hợp đồng mua bán dầu. Những dấu hiệu từng bước chia tay với đồng USD như là một đồng tiền duy nhất có khả năng chuyển đổi trên phạm vi tthế giới, nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ năm 2008.

Năm 2012, nhiều chuyên gia kinh tế còn dự báo, hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên cơ sở đồng USD được bảo đảm bằng dầu mỏ sớm, muộn cũng sẽ sụp đổ và nhiều nước đã chuẩn bị hạn chế tác động tiêu cực từ sự kiện này.

Ngày 1/7/2013, IMF đã quyết định đưa thêm đồng CAD (Canada) và đồng AUD (Australia) vào báo cáo Tổng hợp dự trữ hối đoái chính thức của IMF, khiến cho “rổ tiền” có vai trò quốc tế đã lên tới con số 7.

Thế là từ việc đảm bảo giá trị đồng USD bằng vàng, nước Mỹ đã chuyển sang dầu mỏ và từ đó trở đi, cả thế giới ngày càng phụ thuộc vào đồng USD khi nhu cầu đối với loại vàng đen này không bao giờ suy giảm, mà chỉ ngày càng tăng mạnh trước sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

Vào đầu những năm 1980 đồng USD đã từng lên giá và gây ra các cuộc khủng hoảng tại các nền kinh tế mới nổi, điển hình là các quốc gia Nam Mỹ đã lâm vào rắc rối lớn và các “con hổ châu Á” cũng đã sụp đổ hàng loạt vào giữa những năm 1990.

Euro là đồng tiền có vi trị trí số 2 trong “rổ tiền” SDR, nhưng euro lại đang giảm giá kỷ lục so với đồng USD, do chính sách nới lỏng tiền tệ để kích thích sự phục hồi kinh tế của ECB trước nguy cơ tái khủng hoảng của khu vực Eurozone, nhất là nỗi lo đổ vỡ của kinh tế Hy Lạp.

Trong bối cảnh 2 đồng tiền có uy tín nhất trên thị trường thế giới là USD và Euro lại đang có sự vận động trái chiều. Tuy nhiên, đồng USD tăng giá mạnh là đáng quan ngại nhất đối với các “con nợ” toàn cầu. Trong 10.000 tỷ nợ bằng đồng USD của thế giới, Trung Quốc đã chiếm 1.100 tỷ USD, nhưng nước này đã có gần 4.000 tỷ USD dự trữ, trong khi nhiều nước khác lại không làm được điều này. Vì thế, Bắc Kinh càng “nóng ruột” thúc đẩy quá trình quốc tế hóa đồng NDT, để đồng NDT có thể có mặt trong “rổ tiền” có vị thế quốc tế vào tháng 10 năm nay.

NDT vẫn phải chờ

Sau nhiều năm tập trung tăng cường vị thế của đồng nhân dân tệ, Trung Quốc đã ký hợp đồng hoán đổi tiền tệ với gần 30 nước và có ngân hàng thanh toán tại 10 quốc gia và vùng lãnh thổ (Anh, Đức, Pháp, Luxembourg, Hong Kong, Singapore, Malaysia, Qatar, Canada và Australia).

Trong đó, ngân hàng Trung Quốc ở London là cầu nối quan trọng với thị trường châu Âu; Singapore kết nối các nền kinh tế ở Đông Nam Á và Hong Kong đóng vai trò đặc biệt quan trọng cùng với Thượng Hải kết nối Trung Quốc với cả khu vực và thế giới.

Cùng với các chương trình thí điểm Trung Quốc đã từng bước quốc tế hóa đồng NDT. Nếu năm 2009, các giao dịch bằng NDT xuyên biên giới chỉ đạt 3,58 tỷ NDT, nhưng đến 3 quý đầu năm 2014, con số này là 4.800 tỷ NDT. Giao dịch bằng NDT hiện đã lan ra gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Năm 2009, PBOC đã ký hiệp định hoán đổi tiền tệ song phương trị giá 3.000 tỷ NDT với 29 cơ quan tiền tệ nước ngoài. Đến tháng 10/2014, Trung Quốc và Nga ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ giữa NDT và đồng Ruble trong thời gian 3 năm với giá trị tới 150 tỷ NDT (24 tỷ USD).

Thị phần các giao dịch thương mại của Trung Quốc thực hiện bằng đồng NDT cũng đã tăng hơn 20%; thị trường cổ phiếu Dim Sum định giá bởi đồng NDT đã cán mốc 72,9 tỷ USD chỉ trong 7 năm; Trung Quốc cũng đã nới lỏng những hàng rào cho các nhà đầu tư nước ngoài để thị trường tài chính dễ tiếp cận hơn.

Theo thống kê, thị phần của đồng NDT trên giao dịch thương mại toàn cầu đã tăng kỉ lục lên mức 1,72% trong tháng 9/2014, khiến nó trở thành đồng tiền được sử dụng rộng rãi trên thế giới, có mặt tại hơn 10.000 ngân hàng trên hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tính đến cuối tháng 6/2014, lượng tiền gửi bằng đồng tiền này ở nước ngoài đã tăng gấp 10 lần trong 5 năm. Thị trường trái phiếu niêm yết bằng NDT phát hành ngoài Trung Quốc từ con số không nay đã tăng lên hàng chục đợt bán mỗi tháng.

Đến giữa năm 2014, NDT đã vượt franc (Thụy Sỹ) để chiếm vị trí số 7 trong những đồng tiền được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Đây là bước nhảy vọt so với vị trí thứ 20 năm 2012. Tuy nhiên, NDT vẫn chỉ đóng góp 1,4% trong thanh toán toàn cầu, trong khi  tỷ lệ này của USD là 60,7%.

Mặc dù, có nhiều dự đoán đến năm 2030, NDT có lẽ sẽ sánh ngang USD và một trong những đồng tiền thống trị thị trường thế giới, khả năng tham gia “rổ tiền” SDR của đồng NDT là rất cao, nhưng giới phân tích cho rằng, đồng tiền này sẽ còn phải phấn đấu lâu hơn nữa để bắt kịp các tiền tệ lớn trên thế giới, do Trung Quốc vẫn còn kiểm soát vốn và đồng tiền này vẫn chưa thể tự do chuyển đổi.

Tuy nhiên, điều khó khăn hơn với Trung Quốc làm sao để có sự đồng thuận của 187 nước thành viên, vượt qua bài kiểm tra của thị trường tài chính của IMF và nhất là việc Mỹ có quyền bác bỏ quyết định tham gia của đồng NDT trong “rổ tiền” SDR vì Mỹ giữ 17% phiếu bầu, chưa kể đến việc Mỹ đã từng cáo buộc Ngân hàng TW Trung Quốc (PBOC) “ép giá” đồng NDT để nó không đúng với giá trị thực.

Vì thế, câu trả lời khi nào thì đồng NDT trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế vẫn còn đang ở phía trước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhân dân tệ đang giảm giá mạnh
Nhân dân tệ đang giảm giá mạnh

VOV.VN - Một trong những cách mà Trung Quốc dùng để tăng nguồn vốn đầu tư là in thêm nhiều tiền.

Nhân dân tệ đang giảm giá mạnh

Nhân dân tệ đang giảm giá mạnh

VOV.VN - Một trong những cách mà Trung Quốc dùng để tăng nguồn vốn đầu tư là in thêm nhiều tiền.

Doanh nghiệp Nga chuyển sang dùng Nhân dân tệ thay USD
Doanh nghiệp Nga chuyển sang dùng Nhân dân tệ thay USD

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp Nga cũng đã mở tài khoản giao dịch mới tại nhiều nước châu Á.

Doanh nghiệp Nga chuyển sang dùng Nhân dân tệ thay USD

Doanh nghiệp Nga chuyển sang dùng Nhân dân tệ thay USD

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp Nga cũng đã mở tài khoản giao dịch mới tại nhiều nước châu Á.

Nói không với kiến nghị về thanh toán đồng nhân dân tệ trực tiếp ở VN
Nói không với kiến nghị về thanh toán đồng nhân dân tệ trực tiếp ở VN

VOV.VN - Các chuyên gia kinh tế: cần kiên quyết nói không với kiến nghị về việc cho thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam.  

Nói không với kiến nghị về thanh toán đồng nhân dân tệ trực tiếp ở VN

Nói không với kiến nghị về thanh toán đồng nhân dân tệ trực tiếp ở VN

VOV.VN - Các chuyên gia kinh tế: cần kiên quyết nói không với kiến nghị về việc cho thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam.  

Doanh nghiệp phản ứng đề xuất mở rộng thanh toán bằng nhân dân tệ
Doanh nghiệp phản ứng đề xuất mở rộng thanh toán bằng nhân dân tệ

Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam nói thẳng sự phản đối đề xuất này. 

Doanh nghiệp phản ứng đề xuất mở rộng thanh toán bằng nhân dân tệ

Doanh nghiệp phản ứng đề xuất mở rộng thanh toán bằng nhân dân tệ

Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam nói thẳng sự phản đối đề xuất này. 

Trung Quốc cam kết cải cách tỷ giá đồng nhân dân tệ
Trung Quốc cam kết cải cách tỷ giá đồng nhân dân tệ

VOV.VN - Đồng tiền Trung Quốc được định giá thấp sẽ giúp hàng hóa xuất khẩu của nước này trở nên rẻ hơn.

Trung Quốc cam kết cải cách tỷ giá đồng nhân dân tệ

Trung Quốc cam kết cải cách tỷ giá đồng nhân dân tệ

VOV.VN - Đồng tiền Trung Quốc được định giá thấp sẽ giúp hàng hóa xuất khẩu của nước này trở nên rẻ hơn.

Phản đối đề xuất thanh toán trực tiếp đồng Nhân dân tệ tại Việt Nam
Phản đối đề xuất thanh toán trực tiếp đồng Nhân dân tệ tại Việt Nam

VOV.VN -Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân hàng Công thương Trung Quốc kiến nghị cho thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp ở Việt Nam.

Phản đối đề xuất thanh toán trực tiếp đồng Nhân dân tệ tại Việt Nam

Phản đối đề xuất thanh toán trực tiếp đồng Nhân dân tệ tại Việt Nam

VOV.VN -Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân hàng Công thương Trung Quốc kiến nghị cho thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp ở Việt Nam.