Trung Quốc vung tiền mua cảng biển khắp thế giới
Với tham vọng xây dựng con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ 21, Trung Quốc đang vung tiền mua lại các cảng biển khắp thế giới.
Tập đoàn cảng biển China Merchants Port Holdings của Trung Quốc đã mua lại 90% sở hữu tại đơn vị điều hành cảng Paranaguá của Brazil, với giá gần 1 tỷ USD vào 4/9 vừa qua. Ảnh: APPA |
Việc các doanh nghiệp hàng hải Trung Quốc mua lại các cảng biển nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến và thông tin các cảng biển được Trung Quốc mua lại gần như xuất hiện theo tần suất hàng ngày. Cảng Paranaguá là một trong những cảng lớn nhất của Brazil, nối liền tuyến giao thông biển Nam Mỹ. Ảnh: APPA |
Trước đó, tập đoàn Cosco của Trung Quốc cũng đã nắm quyền điều hành một phần cảng nước sâu Khalifa của Abu Dhabi, sau khi tỉnh Giang Tô của Trung Quốc được quyền xây dựng một khu thương mại tự do xung quanh cảng này với cái giá bỏ ra là 300 triệu USD. Ảnh: Volvoab |
Khalifa là cảng biển quan trọng, đóng vai trò xuất nhập khẩu gần như toàn bộ hàng hóa của tiểu vương quốc Abu Dhabi. Ảnh: Volvoab |
Một cảng biển khác cũng đã về tay doanh nghiệp Trung Quốc là cảng nước sâu Hambantota của Srilanka. Ảnh: WSJ |
Quyền điều hành cảng biển nước sâu tấp nập này đã về tay tập đoàn China Merchants với cái giá 1,12 tỷ USD trong một thương vụ hồi tháng 7/2017. Ảnh: Wikimedia Commons |
Một cảng biển lớn khác cũng đã về tay China Merchant là cảng Klaipeda của Lithuania. Ảnh: Portstrategy |
Theo ước tính của tờ Financial Times, chỉ trong năm 2016, các doanh nghiệp Trung Quốc đã chi khoảng 20 tỷ USD mua lại các cảng biển trên khắp thế giới, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2015. Ảnh: Ziedas |
Theo nguồn tin của Forbes, Cosco đã nhận được khoản hỗ trợ tài chính trị giá khoảng 26,1 tỷ USD từ Ngân hàng phát triển Trung Quốc, để phục vụ mua lại các cảng biển lớn trên thế giới nằm trong phạm vi của chiến lược "một con đường một vành đai". Ảnh: Getty |
Theo giới phân tích, những công ty Trung Quốc như China Merchant hay Cosco không mua cảng đơn thuần vì lí do kinh tế như các doanh nghiệp hàng hải khác, mà còn phục vụ lý do địa chính trị trong chiến lược "một con đường, một vành đai" của nước này. Ảnh: Getty |