Từ việc thu phí ATM: Sao không thanh toán bằng thẻ?

(VOV) - Hạn chế thanh tóan bằng tiền mặt giúp đất nước tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ cho việc in tiền.

Ngân hàng nhà nước (NHNN) tiếp tục các động thái nhằm đẩy nhanh tiến trình thực hiện Nghị định về thanh tóan không dùng tiền mặt – một định hướng quan trọng nhằm xây dựng một xã hội văn minh, một nền kinh tế minh bạch. Tuy nhiên, xung quanh tiến trình này, còn nhiều điều cần bàn.

Định hướng “thanh toán không dùng tiền mặt” đã được NHNN đặt ra từ lâu. Đây là một trong những tiêu chí để đánh giá tính minh bạch và văn minh của một nền kinh tế, một quốc gia. Nhiều nỗ lực đã được đưa ra nhằm hướng tới mục tiêu này, ngành ngân hàng đã tích cực triển khai dịch vụ thẻ, đưa tiện ích thẻ rút tiền và thẻ thanh tóan tiếp cận được tới nhiều người.

Hiện nay, cả nước đã có hơn 54 triệu thẻ tín dụng, thẻ rút tiền được phát hành, với tổng doanh số thanh tóan mỗi năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Mỗi ngày, dịch vụ thanh toán qua thẻ một tốt hơn. Theo đề án thanh tóan không dùng tiền mặt do Ngân hàng nhà nước xây dựng trình Chính phủ, thì đến năm 2015, cả nước sẽ có 250.000 điểm chấp nhận thanh tóan thẻ (POS), khoảng 60 triệu thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ nội địa được phát hành…

Hiện nay cả nước đã có hơn 54 triệu thẻ tín dụng (ảnh minh họa)

Tất cả những con số này cho thấy nhu cầu của xã hội cũng như đòi hỏi của nền kinh tế về một phương tiện thanh tóan hiện đại, tiện ích và an toàn đang ngày càng gia tăng. Hơn thế nữa, hạn chế thanh tóan bằng tiền mặt cũng giúp đất nước tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ cho việc in tiền. Vì theo tính toán của ngân hàng nhà nước, chi phí để in mỗi đồng tiền chiếm tới 9% mệnh giá, mỗi năm số tiền cần in lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng để bổ sung, thay thế lượng tiền rách nát, không đủ điều kiện lưu thông, thì lượng tiền đổ vào cho việc in tiền cũng không phải là nhỏ.

Tuy nhiên, việc thanh tóan không dùng tiền mặt vẫn chưa phải là hành vi phổ biến trong xã hội; đại đa số người dân vẫn giữ thói quen tiêu dùng bằng tiền giấy; không ít người sau một thời gian làm quen với thẻ ngân hàng lại có xu hướng quay lại với việc dùng tiền mặt…Đặc biệt nhiều giao dịch kinh tế giữa các doanh nghiệp hoặc tổ chức - những giao dịch thuộc loại nhạy cảm, vẫn được dùng tiền mặt để thanh tóan với khối lượng lớn mà không bị bất kỳ một chế tài nào hạn chế. Tại sao sau nhiều năm nỗ lực, việc thanh tóan không dùng tiền mặt với nhiều lợi ích như vậy mà vẫn chưa trở thành phổ biến trong xã hội?

Một trong những nguyên nhân cơ bản, là do thiếu sự đồng bộ trong hệ thống các chính sách nhằm hạn chế dùng tiền mặt trong thanh toán, khuyến khích thanh tóan bằng thẻ ngân hàng và chưa có chế tài để xử lý những trường hợp không thực hiện các qui định về thanh toán không dùng tiền mặt.

Sự thiếu sự đồng bộ trong hệ thống các chính sách nhằm hạn chế dùng tiền mặt trong thanh toán, khuyến khích thanh tóan bằng thẻ ngân hàng.

Sự thiếu đồng bộ thể hiện ở chỗ, mặc dù ngành ngân hàng nỗ lực tối đa đầu tư máy móc, thiết bị để in thẻ, lắp đặt các máy rút tiền tự động, xây dựng hệ thống ngân hàng điện tử với nhiều tiện ích tiên tiến, nhưng lượng giao dịch qua mạng Internet vẫn chưa được nhiều, chỉ chiếm 1% trong tổng số giao dịch thanh tóan qua ngân hàng. Lý do là vì các ngành như Công thương, Tài chính chưa có chính sách nhằm cụ thể hóa chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực của mình, coi như đây là việc của ngân hàng!

Chính vì thế, một số siêu thị tự ý ban hành chính sách thanh toán không phù hợp với mục tiêu chung, ví dụ như chỉ thực hiện chiết khấu với những giao dịch thanh tóan bằng tiền mặt, không chiết khấu cho khách hàng thanh toán bằng thẻ, khiến không ít khách hàng trước khi vào siêu thị lại đi rút một lượng lớn tiền mặt để tiêu, trong khi trong ví vẫn có thẻ tín dụng! Hay việc một số chủ doanh nghiệp không những không thực hiện khuyến mãi hay giảm giá cho khách hàng dùng thẻ, mà ngược lại còn tính thêm phí quẹt thẻ, từ 2 đến 4% . Điều này cũng đi ngược lại mục tiêu khuyến khích dùng thẻ tín dụng để thanh toán và trái với qui định của các tổ chức phát hành thẻ quốc tế, nhưng những chủ doanh nghiệp này vẫn không bị phạt.

Không ít trung tâm mua sắm hay nhà hàng khách sạn có lắp thiết bị thanh toán thẻ (POS) nhưng để đó, không sử dụng. Tất cả những sự thiếu đồng bộ trong toàn bộ hệ thống chính sách của các ngành kinh tế này, dẫn đến sự trì hoãn thực hiện chủ trương đúng đắn là đưa cả xã hội tiến tới sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Chưa kể một lực cản lớn nữa là thanh tóan tiền mặt tạo điều kiện dễ dàng cho các hành vi tham nhũng, rửa tiền.

Vì thế, nếu không có một quyết tâm đồng bộ của toàn hệ thống chính trị, thì những nỗ lực triển khai thanh toán không dùng tiền mặt của NHNN lại giống như “dã tràng xe cát”, mỗi ngày cố được một tí rồi lại để sóng gió thị trường xóa sạch.

Một nền kinh tế muốn phát triển nhanh và bền vững, thì phải dọn được sạch cỏ dại và tạo môi trường lành mạnh cho các thực thể lành mạnh phát triển. Tạo ra một xã hội thanh toán không dùng - hoặc dùng rất ít tiền mặt, chính là tạo ra môi trường lành mạnh đó./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu phí ATM: mức 1.000 đồng, ngân hàng lỗ nặng
Thu phí ATM: mức 1.000 đồng, ngân hàng lỗ nặng

(VOV) -Với mức phí mà NHNN ấn định thu từ 1/3 tới, các NH cho rằng vẫn lỗ từ 6.000-8.000 đồng/giao dịch.

Thu phí ATM: mức 1.000 đồng, ngân hàng lỗ nặng

Thu phí ATM: mức 1.000 đồng, ngân hàng lỗ nặng

(VOV) -Với mức phí mà NHNN ấn định thu từ 1/3 tới, các NH cho rằng vẫn lỗ từ 6.000-8.000 đồng/giao dịch.

Tổng Giám đốc ANZ tại VN: Các ngân hàng cần tăng cạnh tranh
Tổng Giám đốc ANZ tại VN: Các ngân hàng cần tăng cạnh tranh

(VOV) -Quá trình tái cấu trúc ngân hàng tại Việt Nam trong năm 2012 đã giúp thị trường tài chính - ngân hàng có tính cạnh tranh mạnh mẽ hơn.

Tổng Giám đốc ANZ tại VN: Các ngân hàng cần tăng cạnh tranh

Tổng Giám đốc ANZ tại VN: Các ngân hàng cần tăng cạnh tranh

(VOV) -Quá trình tái cấu trúc ngân hàng tại Việt Nam trong năm 2012 đã giúp thị trường tài chính - ngân hàng có tính cạnh tranh mạnh mẽ hơn.

Ngân hàng lớn công bố nhiều chiêu thu phí ATM nội mạng
Ngân hàng lớn công bố nhiều chiêu thu phí ATM nội mạng

(VOV) -Trong khi Vietcombank, BIDV, Agribank… áp dụng thu phí giao dịch ATM nội mạng thì TienPhong Bank, BaoVietBank, NamA Bank… miễn phí.

Ngân hàng lớn công bố nhiều chiêu thu phí ATM nội mạng

Ngân hàng lớn công bố nhiều chiêu thu phí ATM nội mạng

(VOV) -Trong khi Vietcombank, BIDV, Agribank… áp dụng thu phí giao dịch ATM nội mạng thì TienPhong Bank, BaoVietBank, NamA Bank… miễn phí.

Thủ tướng: Không để ngân hàng yếu kém gây rối thị trường
Thủ tướng: Không để ngân hàng yếu kém gây rối thị trường

(VOV) - Đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng, không để ngân hàng yếu kém gây rối loạn thị trường tài chính, tiền tệ.

Thủ tướng: Không để ngân hàng yếu kém gây rối thị trường

Thủ tướng: Không để ngân hàng yếu kém gây rối thị trường

(VOV) - Đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng, không để ngân hàng yếu kém gây rối loạn thị trường tài chính, tiền tệ.

22 ngân hàng chưa thu phí ATM nội mạng
22 ngân hàng chưa thu phí ATM nội mạng

(VOV) -Theo khảo sát ngày 27/2, hiện các ngân hàng Vietcombank, Maritime Bank, Techcombank... chưa thu phí rút tiền mặt nội mạng.

22 ngân hàng chưa thu phí ATM nội mạng

22 ngân hàng chưa thu phí ATM nội mạng

(VOV) -Theo khảo sát ngày 27/2, hiện các ngân hàng Vietcombank, Maritime Bank, Techcombank... chưa thu phí rút tiền mặt nội mạng.