Ủy ban cạnh tranh trực thuộc Bộ Công Thương khó phát huy tác dụng

VOV.VN - Đặt Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ở Bộ Công Thương hay một Bộ nào đó sẽ rất khó có tiếng nói đối với các lĩnh vực thuộc Bộ, ngành khác.

Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) theo công bố mới đây của Bộ Công Thương đã định danh: Ủy ban cạnh tranh Quốc gia là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương, tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh, có chức năng tiến hành tố tụng cạnh tranh để xử lý vụ việc cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật…

Đại diện cho cơ quan soạn dự thảo luật, Thứ trưởng Bộ Công Thương - ông Trần Quốc Khánh khẳng định, Bộ luôn mong muốn có một cơ quan cạnh tranh chuyên biệt và độc lập trực thuộc. Mô hình cơ quan cạnh tranh theo như trong dự thảo sẽ hoàn toàn đảm bảo cho cơ quan này thực hiện cùng lúc 2 chức năng: Quản lý nhà nước về cạnh tranh; tiến hành tố tụng cạnh tranh để xử lý vụ việc cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật…

Có ý kiến cho rằng, nếu đặt Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương sẽ khiến cơ quan này không phát huy tác dụng.
(Ảnh minh họa: KT)
Cũng theo quan điểm của Thứ trưởng Khánh, Ủy ban cạnh tranh Quốc gia đảm bảo sự sự độc lập cho việc xét xử. Với 15 ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm sẽ hoàn toàn tuân theo các quy định pháp luật chung của Nhà nước.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc định danh Ủy ban cạnh tranh Quốc gia theo Dự thảo Luật sẽ khiến cơ quan này rất khó có tính độc lập. Bởi cùng lúc, ủy ban vừa có nhiệm vụ quản lý về cạnh tranh lại vừa tiến hành tố tụng cạnh tranh, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc cũng như tính thực chất của cơ quan này. 

Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng, nếu đặt Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương sẽ khiến cơ quan này không phát huy tác dụng.

Bởi hiện nay, vấn đề tham mưu về chính sách cạnh tranh và thực hiện các vụ việc cạnh tranh không phải vấn đề của Bộ Công Thương. Cạnh tranh chỉ là một lĩnh vực trong rất nhiều lĩnh vực kinh tế khác, nên Chính phủ phải đứng ra thực hiện quản lý cạnh tranh, Bộ trưởng Bộ Công Thương không phải thay mặt Nhà nước để thực hiện chính sách cạnh tranh.

Hơn nữa, theo phân tích của Luật sư Trần Hữu Huỳnh, nếu không có cạnh tranh sẽ không có thị trường và thị trường rất khó phát triển. Cho nên cần xác định tính chất độc lập của cạnh tranh gần như tuyệt đối, bao hàm tất cả các lĩnh vực của thị trường. Vì thế, rất khó để đặt cơ quan này nó trong Bộ Công Thương hay bất kỳ một bộ nào khác.

Từ đánh giá mối liên hệ giữa các nội dung của Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) với các vấn đề của thị trường tại Việt Nam hiện nay, Luật sư Trần Hữu Huỳnh cho rằng, khi môi trường kinh doanh chung không bình đẳng với các quy định về pháp luật cạnh tranh, bao gồm những vấn đề như tập tung kinh tế, thống lĩnh thị trường, kiểm soát độc quyền… nếu cơ quan cạnh tranh có vị thế như quy định đặt tại Bộ Công Thương sẽ không thể phát huy được tác dụng của nó.

Nhất là khi Bộ Công Thương không thực hiện chức năng người đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc Bộ chuyển sang cho Ủy ban quản lý vốn Nhà nước, vấn đề còn lại của Bộ Công Thương cũng chỉ bao gồm lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Trong khi hoạt động cạnh tranh diễn ra ở tất cả các lĩnh vực khác nhau, ở đâu có thị trường, ở đó có cạnh tranh mà không chỉ riêng trong lĩnh vực Công Thương.

Nhận định Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ, nhưng chịu trách nhiệm giải trình trước Quốc hội về chính sách cạnh tranh hiện nay là vấn đề của Chính phủ, giải pháp phù hợp được Luật sư Trần Hữu Huỳnh đưa ra chính là đặt Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ở Chính phủ để có trách nhiệm giải trình trước Quốc hội.

Khi đó, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ đảm bảo cho “linh hồn” của thị trường được vận hành đúng nghĩa. Những quy định mang tính “hiến pháp” của thị trường cũng sẽ được bảo đảm, giúp các doanh nghiệp hoạt động công bằng, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng. Nếu cứ đặt Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ở Bộ Công Thương hay một Bộ nào đó, cơ quan này sẽ rất khó có tiếng nói đối với các lĩnh vực thuộc Bộ, ngành khác.

Ngoài ra, Luật sư Trần Hữu Huỳnh cũng lưu ý đến thẩm quyền chức năng nhiệm vụ của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Khi Luật cạnh tranh có đề cập đến 2 mảng là chống độc quyền, thống lĩnh thị trường và chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, cơ quan cạnh tranh nên tập trung lực lượng vào việc kiểm soát độc quyền và làm dụng thống lĩnh thị trường, nhất là với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hay những doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ rất nhiều nguồn vốn cũng như nguồn lực như hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liên kết Việt lừa đảo: Trách nhiệm của Cục Quản lý cạnh tranh thế nào?
Liên kết Việt lừa đảo: Trách nhiệm của Cục Quản lý cạnh tranh thế nào?

Đại diện Cục QLCT khẳng định đã thực thi công vụ trong việc cấp phép, chủ động thực hiện kiểm tra giám sát và đã xử lý.

Liên kết Việt lừa đảo: Trách nhiệm của Cục Quản lý cạnh tranh thế nào?

Liên kết Việt lừa đảo: Trách nhiệm của Cục Quản lý cạnh tranh thế nào?

Đại diện Cục QLCT khẳng định đã thực thi công vụ trong việc cấp phép, chủ động thực hiện kiểm tra giám sát và đã xử lý.

Cơ quan cạnh tranh quốc gia phải độc lập trong mọi trường hợp
Cơ quan cạnh tranh quốc gia phải độc lập trong mọi trường hợp

VOV.VN - Chính sách cạnh tranh phù hợp nâng cao mức độ phát triển thị trường, góp phần nâng cao năng suất và vị thế năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Cơ quan cạnh tranh quốc gia phải độc lập trong mọi trường hợp

Cơ quan cạnh tranh quốc gia phải độc lập trong mọi trường hợp

VOV.VN - Chính sách cạnh tranh phù hợp nâng cao mức độ phát triển thị trường, góp phần nâng cao năng suất và vị thế năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương là một bất cập lớn
Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương là một bất cập lớn

VOV.VN - Luật Cạnh tranh chưa thuộc Bộ hoặc Chính phủ quản lý đã và đang gây ra sự xung đột lợi ích, thể hiện tính độc lập rất kém.

Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương là một bất cập lớn

Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương là một bất cập lớn

VOV.VN - Luật Cạnh tranh chưa thuộc Bộ hoặc Chính phủ quản lý đã và đang gây ra sự xung đột lợi ích, thể hiện tính độc lập rất kém.