Vì sao Bộ Tài chính không đồng ý giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng?

VOV.VN - Dù nhiều đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng nhằm hỗ trợ nền kinh tế, hạ chi phí đầu vào cho doanh nghiệp do đây là nguyên liệu thiết yếu của nhiều ngành, lĩnh vực... Bộ Tài chính cho rằng, thu thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng là phù hợp.

Bộ Tài chính vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri gửi trước kỳ họp thứ 4 và kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội. Theo đó, cử tri phản ánh, tình hình kinh tế khó khăn, nguy cơ Việt Nam đối mặt lạm phát tăng cao. Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng suy thoái kinh tế, cử tri kiến nghị Chính phủ có giải pháp giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; giảm, bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với xăng dầu.

Trả lời kiến nghị của cử tri, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định của  Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, chỉ thu thuế này đối với xăng các loại, không thu thuế đối với dầu. Mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng 10%, xăng E5 8% và xăng E10 ở mức 7%.

“Thuế TTĐB là loại thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng (thuốc lá, rượu, bia,...), cần tiêu dùng tiết kiệm (xăng gốc hóa thạch), và những nhóm hàng hóa, dịch vụ được bộ phận người có thu nhập cao tiêu dùng cần phải điều tiết thu nhập (ô tô, máy bay, du thuyền, chơi gôn,...). Xăng là nhiên liệu gốc hóa thạch, không tái tạo cần phải sử dụng tiết kiệm”, Bộ Tài chính cho biết, đồng thời dẫn chứng hầu hết các nước đều thu thuế TTĐB đối với mặt hàng xăng, ví dụ: Pháp, Đức, Ý, Anh, Hàn Quốc, Úc, Thái Lan, Sigapore, Trung Quốc, Campuchia, Lào... 

Tại Việt Nam, mặt hàng xăng là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 1995. Quy định này phù hợp với mục tiêu của thuế tiêu thụ đặc biệt và phù hợp thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, trong bối cảnh ô nhiễm môi trường, biến động khí hậu đang là vấn đề toàn cầu, cam kết của Chính phủ tại Hội nghị COP26 về giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Cùng với giải pháp khác, thu thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng như hiện nay phù hợp, góp phần giảm phát thải.

Về ổn định nguồn cung xăng dầu, Bộ Tài chính trích quy định tại Nghị định 95/2021 và Nghị định 83/2014 nêu rõ: Bộ Công Thương có trách nhiệm xác định nhu cầu định hướng về tổng nguồn cung xăng dầu của năm tiếp theo; giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu phục vụ tiêu thụ nội địa cả năm theo cơ cấu chủng loại cho từng thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; chịu trách nhiệm kiểm tra đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và tiêu dùng xã hội.

"Vì vậy, đối với việc ổn định nguồn cung xăng dầu, đề nghị Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì, quản lý nhà nước về xăng dầu", Bộ Tài chính cho hay.

Trước đó, Bộ Tài chính từng đưa ra dự thảo Nghị quyết về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng và thuế giá trị gia tăng với xăng dầu. Góp ý ở thời điểm đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề nghị đánh giá tác động để giảm toàn bộ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu: Làm sao để hài hoà lợi ích?
Sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu: Làm sao để hài hoà lợi ích?

VOV.VN - Nghị định phải làm sao để thị trường xăng dầu vận hành ổn định trong mọi tình huống, công tác quản lý, điều hành đạt được mục tiêu “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ” cho cả nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu: Làm sao để hài hoà lợi ích?

Sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu: Làm sao để hài hoà lợi ích?

VOV.VN - Nghị định phải làm sao để thị trường xăng dầu vận hành ổn định trong mọi tình huống, công tác quản lý, điều hành đạt được mục tiêu “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ” cho cả nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Sửa đổi Nghi định về kinh doanh xăng dầu: Những yêu cầu từ thực tiễn
Sửa đổi Nghi định về kinh doanh xăng dầu: Những yêu cầu từ thực tiễn

VOV.VN - Bình luận nhân sự kiện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 95 và Nghị định số 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu”.

Sửa đổi Nghi định về kinh doanh xăng dầu: Những yêu cầu từ thực tiễn

Sửa đổi Nghi định về kinh doanh xăng dầu: Những yêu cầu từ thực tiễn

VOV.VN - Bình luận nhân sự kiện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 95 và Nghị định số 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu”.

Kỳ lạ kinh doanh xăng dầu “càng thấy đông khách càng sợ”
Kỳ lạ kinh doanh xăng dầu “càng thấy đông khách càng sợ”

VOV.VN - Các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị cần sự chia sẻ khó khăn giữa các bên và cần quy định mức chiết khấu tối thiểu để có thể duy trì hoạt động.

Kỳ lạ kinh doanh xăng dầu “càng thấy đông khách càng sợ”

Kỳ lạ kinh doanh xăng dầu “càng thấy đông khách càng sợ”

VOV.VN - Các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị cần sự chia sẻ khó khăn giữa các bên và cần quy định mức chiết khấu tối thiểu để có thể duy trì hoạt động.