Việt Nam-Trung Quốc sẽ cho xe cá nhân đi lại giữa hai nước

VOV.VN -Hai nước đang hoàn thiện hạ tầng, đặc biệt về mặt pháp lý để điều chỉnh, bổ sung hiệp định vận tải đường bộ giữa hai nước.

Tiếp theo sự kiện khai thông tuyến đường cao tốc Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh, tuyến xe khách liên vận Trung Quốc – Việt Nam vào ngày 9/6 thì tuyến xe buýt và xe hàng liên vận hai nước chính thức đi vào hoạt động.

Nhìn từ góc độ địa lý thì Trung Quốc và Việt Nam có đường bộ liên thông. Những năm gần đây hai nước cùng liên kết và xây dựng con đường bộ thuận lợi nhất.

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường (ảnh V.H)

Thứ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải Nguyễn Hồng Trường trả lời phóng viên VOV những thông tin liên quan đến hợp tác giao thông vận tải nhằm thúc đẩy kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc, đặc biệt là với tỉnh Quảng Tây.

PV: Thưa Thứ trưởng, việc hợp tác phát triển vận tải đường biển và đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và tỉnh Quảng Tây nói riêng tạo ra những cơ hội gì cho hai nước?

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng ‘núi liền núi, sông liền sông’. Đây cũng là một trong những điều kiện địa lý thuận lợi nhất để hai nước có thể phát triển một cách toàn diện các loại hình vận tải, đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, và đường hàng hải. Trong số này, tiềm năng để phát triển giao thông lớn nhất là đường bộ và đường biển.

Về đường bộ, trong những năm vừa qua, Việt Nam và Trung Quốc đã có những hợp tác rất là tốt. Chúng ta đã ký hiệp định về vận tải đường bộ giữa hai nước vào năm 1994. Vào năm 2001, Nghị định thư sửa đổi và nghị định thư về thực hiện hiệp định đã được ký kết, trên cơ sở đó đã tạo điều kiện cho Hiệp định đường bộ hai nước phát triển một cách tốt nhất. Và đến nay có thể chúng tôi có 16 tuyến vận tải hành khách và 20 tuyến vận tải đường hàng hóa thông qua 7 cửa khẩu trong đó có 3 tuyến là vận tải sâu của hai nước là tuyến Côn Minh, Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, và tuyến Nam Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội, và tuyến Thâm Quyến, Lạng Sơn, Hà Nội. 3 tuyến này trong thời gian vừa rồi đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hàng hóa giữa hai nước, đặc biệt là giữa Quảng Tây và các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Về đường biển, có thể nói là Việt Nam cũng là một trong những cửa ngõ kết nối giữa ASEAN và Trung Quốc. Việt Nam nằm trong tuyến vận tải hàng hải quốc tế kết nối biển Đông - Bắc Á với Châu Âu. Chính vì vậy hợp tác vận tải biển giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hai nước trong vấn đề đi lại cũng như trong việc tìm kiếm cứu nạn trên biển. Chúng tôi tin tưởng rằng, với việc hợp tác toàn diện giữa hai nước về giao thông vận tải, thì trong những năm tới thì kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước sẽ sớm đạt được những mong muốn mà cấp cao hai nước đã đặt ra là trước năm 2015 đảm bảo được 60 tỷ USD Mỹ.

PV: Thưa Thứ trưởng, cùng với việc đẩy mạnh hợp tác thu hút vào các nước ASEAN, thì ngày càng có nhiều khách du lịch Trung Quốc muốn tự lái xe đến các Quốc gia Đông Nam Á để du lịch, đặc biệt là đối với Việt Nam. Vậy theo Thứ trưởng mong muốn này bao giờ sẽ thành hiện thực?

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Việt Nam và Trung Quốc mới thông qua Hiệp định vận tải ở mức độ vận tải thương mại.

Hiện nay, Hiệp định cho cá nhân đi lại giữa hai nước đang tiếp tục hoàn thiện để có thể ký trong tháng tới.

Tuy vậy, thời gian qua, các đoàn khách du lịch của Trung Quốc vào Việt Nam đều có các đoàn du lịch dẫn đường, nên cũng đã có xe của cá nhân vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam.

Hiện nay, chúng tôi đang tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt về mặt pháp lý để điều chỉnh, bổ sung hiệp định vận tải đường bộ giữa hai nước.

Chúng tôi tin tưởng trong thời gian ngắn nhất, việc cá nhân của hai nước sẽ đi vào thuận lợi giúp phát triển tiềm năng du lịch cũng như thương mại giữa hai nước.

PV: Thưa Thứ trưởng, trong tiến trình xây dựng đường sắt và đường quốc lộ xuyên Á, Việt Nam hợp tác với Trung Quốc trên lĩnh vực nào để tăng tốc độ xây dựng đường giao thông?

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Hiện nay, thực hiện kết nối GMS giữa ASEAN và Trung Quốc, Việt Nam nằm trong 7 Quốc gia kết nối ở Đông Nam Á của Trung Quốc.

Tuyến đường sắt từ Côn Minh, Trung Quốc đi Singapore chỉ còn đoạn nối từ thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia sang thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường sắt này hiện nay đang được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện lập dự án, thiết kế để sớm xây dựng và trước năm 2020 có thể hoàn thiện.

Đối với tỉnh Quảng Tây, trong chuyến làm việc cấp cao nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc đã khẳng định, chúng ta sẽ tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp đường cao tốc Hà Nội, Lạng Sơn, bằng nguồn vốn ODA của Trung Quốc và nguồn vốn ADB.

Đồng thời cũng tiếp tục nghiên cứu tuyến đường sắt tốc độ cao nối Côn Minh, Lào Cai, Hà Nội và Hải Phòng theo tiêu chuẩn đường bộ 45.

Hiện nay, Cục đường sắt hai bên đang nghiên cứu để sớm trình Quốc hội hai nước.

Chúng tôi cũng tin tưởng rằng trong thời gian tới, tuyến đường sắt này sẽ được khởi động, đầu tư xây dựng, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của hai tỉnh, cũng như của hai nước trong vận tải hành khách cũng như hàng hóa.

PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Họp Uỷ ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc
Họp Uỷ ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc

(VOV)-Tại phiên họp, hai nước sẽ trao đổi ý kiến về phương hướng, biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác trong thời gian tới.

Họp Uỷ ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc

Họp Uỷ ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc

(VOV)-Tại phiên họp, hai nước sẽ trao đổi ý kiến về phương hướng, biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác trong thời gian tới.

Hợp tác biên phòng Việt Nam-Trung Quốc
Hợp tác biên phòng Việt Nam-Trung Quốc

Hai bên đều khẳng định việc tăng cường trao đổi, giao lưu hợp tác giữa lực lượng biên phòng.  

Hợp tác biên phòng Việt Nam-Trung Quốc

Hợp tác biên phòng Việt Nam-Trung Quốc

Hai bên đều khẳng định việc tăng cường trao đổi, giao lưu hợp tác giữa lực lượng biên phòng.  

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hợp tác về lâm nghiệp
Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hợp tác về lâm nghiệp

Ngoài việc phối hợp giải quyết các vấn đề như chống cháy rừng, hai bên cũng đang triển khai dự án mẫu về bảo vệ và phát triển rừng…  

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hợp tác về lâm nghiệp

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hợp tác về lâm nghiệp

Ngoài việc phối hợp giải quyết các vấn đề như chống cháy rừng, hai bên cũng đang triển khai dự án mẫu về bảo vệ và phát triển rừng…  

Việt Nam-Trung Quốc đối thoại chiến lược quốc phòng
Việt Nam-Trung Quốc đối thoại chiến lược quốc phòng

(VOV)- Quân đội hai nước cần tạo môi trường hòa bình trên Biển Đông, tránh có những hành động có thể gây hiểu lầm...

Việt Nam-Trung Quốc đối thoại chiến lược quốc phòng

Việt Nam-Trung Quốc đối thoại chiến lược quốc phòng

(VOV)- Quân đội hai nước cần tạo môi trường hòa bình trên Biển Đông, tránh có những hành động có thể gây hiểu lầm...

Việt Nam-Trung Quốc thỏa thuận thúc đẩy hợp tác cùng có lợi
Việt Nam-Trung Quốc thỏa thuận thúc đẩy hợp tác cùng có lợi

(VOV) -Ngày 20/6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có các cuộc hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường...

Việt Nam-Trung Quốc thỏa thuận thúc đẩy hợp tác cùng có lợi

Việt Nam-Trung Quốc thỏa thuận thúc đẩy hợp tác cùng có lợi

(VOV) -Ngày 20/6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có các cuộc hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường...