Xuất khẩu cao su giảm mạnh cả lượng và giá

VOV.VN -7 tháng qua, xuất khẩu cao su giảm tới 32%, cao nhất trong nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm, giá cao su xuất khẩu cũng giảm tới gần 25%.

Theo Bộ Công Thương, 7 tháng qua, cao su là một trong các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước, mức giảm cụ thể là 32%, kim  ngạch chỉ ước đạt 832 triệu USD, và giá xuất khẩu cũng giảm tới 24,8%.


Năng suất cao su của Việt Nam hiện xếp thứ 2 thế giới và thứ 4 về sản lượng (Ảnh minh họa: KT)

Bộ này đánh giá, cao su hiện tại chủ yếu được sản xuất phục vụ cho mục đích xuất khẩu. Với 90% sản lượng dành cho xuất khẩu, Việt Nam là một trong 5 nước xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất trên thế giới. Năng suất cao su của Việt Nam hiện xếp thứ 2 thế giới và thứ 4 về sản lượng. Báo cáo tiềm năng xuất khẩu mới nhất của Bộ này cũng đánh giá “cao su là ngành hàng có tiềm năng cao về xuất khẩu”.

Theo Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, nếu vào đầu những năm 1990, năng suất cao su trung bình của Việt Nam chỉ đạt mức 700-800 kg/ha thì hiện tại đã đạt 1.720 kg/ha, ngang bằng với năng suất của Thái Lan và chỉ đứng sau Ấn Độ. Về diện tích trồng cao su, đến hết 2012, đạt xấp xỉ 910.500 ha, vượt mục tiêu 800.000 ha theo quy hoạch của Chính phủ.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Tư vấn Trưởng Đánh giá tiềm năng xuất khẩu (thuộc Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống hỗ trợ thương mại địa phương”) cho rằng, việc tăng diện tích cây cao su ngoài tầm kiểm soát gây ra một số hệ lụy liên quan đến việc chuyển đổi đất rừng sang trồng cao su làm ảnh hưởng tới hệ môi trường, biến đổi khí hậu và một số tác động về mặt kinh tế xã hội.

Mặc dù tăng nhanh diện tích trồng cao su, nhưng “giá trị gia tăng từ cao su lại chưa xứng với tiềm năng. Nguyên nhân quan trọng là do công nghệ chế biến còn kém phát triển và các ngành công nghiệp phụ trợ sử dụng sản phẩm cao su ở Việt Nam chưa phát triển đúng mức để tăng thêm giá trị gia tăng cho ngành”- đánh giá trong Báo cáo tiềm năng xuất khẩu của Bộ Công Thương.

Theo ông Ngô Quang Mỹ, Tư vấn Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống hỗ trợ thương mại địa phương”, tuy sản xuất và xuất khẩu nhiều nhưng lợi nhuận thu về của ngành cao su Việt Nam còn hạn chế. Bởi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cao su không lớn và Việt Nam vẫn là nước nhập khẩu ròng hầu hết các sản phẩm cao su.

Do đó, ông Mỹ cho rằng, vấn đề chính đối với ngành cao su Việt Nam hiện nay là các nỗ lực tập trung vào việc tăng sản lượng, nâng cấp công nghệ chế biến (ví dụ như công nghệ chế biến cao su tờ xông khói được dùng để sản xuất các trang thiết bị nhựa và được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật làm lốp ô tô...), khai thác khả năng sản xuất các chủng loại cao su phục vụ nhu cầu cao cấp và cải tiến hồ sơ “thương hiệu” của Việt Nam cho đến nay đều chưa hiệu quả.

Để phát triển xuất khẩu cao su, nhiều chuyên gia khuyến nghị cần phải tập trung vào việc cải thiện tính hiệu quả của cao su thiên nhiên và phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su trong nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rừng chuyển sang trồng cao su có hoàn toàn...nghèo kiệt?
Rừng chuyển sang trồng cao su có hoàn toàn...nghèo kiệt?

VOV.VN - GS Nguyễn Ngọc Lung: “Có đến hơn nửa diện tích chuyển đổi sang trồng cao su không phải là rừng nghèo kiệt, thậm chí là rừng giàu"

Rừng chuyển sang trồng cao su có hoàn toàn...nghèo kiệt?

Rừng chuyển sang trồng cao su có hoàn toàn...nghèo kiệt?

VOV.VN - GS Nguyễn Ngọc Lung: “Có đến hơn nửa diện tích chuyển đổi sang trồng cao su không phải là rừng nghèo kiệt, thậm chí là rừng giàu"

Phá bỏ vườn cao su do giá giảm mạnh
Phá bỏ vườn cao su do giá giảm mạnh

Tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, người dân đang phá bỏ vườn cao su để chuyển sang các loại cây nông nghiệp ngắn ngày khác do giá mủ cao su giảm mạnh.

Phá bỏ vườn cao su do giá giảm mạnh

Phá bỏ vườn cao su do giá giảm mạnh

Tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, người dân đang phá bỏ vườn cao su để chuyển sang các loại cây nông nghiệp ngắn ngày khác do giá mủ cao su giảm mạnh.

Cho hộ nông dân góp vốn trồng cây cao su bằng quyền sử dụng đất
Cho hộ nông dân góp vốn trồng cây cao su bằng quyền sử dụng đất

VOV.VN - Hộ nông dân có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp để hợp tác, thực hiện các dự án phát triển cây cao su.

Cho hộ nông dân góp vốn trồng cây cao su bằng quyền sử dụng đất

Cho hộ nông dân góp vốn trồng cây cao su bằng quyền sử dụng đất

VOV.VN - Hộ nông dân có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp để hợp tác, thực hiện các dự án phát triển cây cao su.

Hàng tồn, giá giảm, doanh nghiệp cao su Tây Ninh gặp khó
Hàng tồn, giá giảm, doanh nghiệp cao su Tây Ninh gặp khó

Tính đến giữa tháng 6/2014, tại các doanh nghiệp của nhà nước và tư nhân trên địa bàn tỉnh còn tồn khoảng 10.000 tấn mủ cao su.

Hàng tồn, giá giảm, doanh nghiệp cao su Tây Ninh gặp khó

Hàng tồn, giá giảm, doanh nghiệp cao su Tây Ninh gặp khó

Tính đến giữa tháng 6/2014, tại các doanh nghiệp của nhà nước và tư nhân trên địa bàn tỉnh còn tồn khoảng 10.000 tấn mủ cao su.

Dự kiến điều chỉnh thuế xuất khẩu cao su còn 0%
Dự kiến điều chỉnh thuế xuất khẩu cao su còn 0%

VOV.VN - Biện pháp này nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khi giá cao su và lượng xuất khẩu giảm mạnh.

Dự kiến điều chỉnh thuế xuất khẩu cao su còn 0%

Dự kiến điều chỉnh thuế xuất khẩu cao su còn 0%

VOV.VN - Biện pháp này nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khi giá cao su và lượng xuất khẩu giảm mạnh.

Trên 23 ha cao su bị chặt bỏ do sản lượng thấp
Trên 23 ha cao su bị chặt bỏ do sản lượng thấp

VOV.VN - Sản lượng mủ cao su giảm thấp cộng với giá thành hạ đã khiến người dân không đủ cho phí chăm sóc.

Trên 23 ha cao su bị chặt bỏ do sản lượng thấp

Trên 23 ha cao su bị chặt bỏ do sản lượng thấp

VOV.VN - Sản lượng mủ cao su giảm thấp cộng với giá thành hạ đã khiến người dân không đủ cho phí chăm sóc.

Hồ tiêu được giá, nông dân lại phá bỏ cao su
Hồ tiêu được giá, nông dân lại phá bỏ cao su

Tính đến cuối tháng 6/2014, diện tích cao su bị thanh lý và chuyển đổi trên cả nước vào khoảng trên 3.300 ha.

Hồ tiêu được giá, nông dân lại phá bỏ cao su

Hồ tiêu được giá, nông dân lại phá bỏ cao su

Tính đến cuối tháng 6/2014, diện tích cao su bị thanh lý và chuyển đổi trên cả nước vào khoảng trên 3.300 ha.