Xuất khẩu đồ gỗ nội thất tăng nhưng vẫn còn nhiều nỗi lo

VOV.VN - Hôm nay (27/8), tại Hội chợ quốc tế đồ gỗ - mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN lần thứ 2 - VIFA ASEAN 2024. Các doanh nghiệp cho biết, mặc dù tình hình xuất khẩu gỗ đang hồi phục nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn phải đối mặt.

Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 7 tháng năm 2024, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản cả nước ước đạt 9,361 tỷ USD, đạt 61,5% kế hoạch năm, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang các thị trường lớn của ngành như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc... đạt kết quả khả quan. Trong khi đó, một vài thị trường xuất khẩu lớn khác của ngành gỗ tại châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc có dấu hiệu giảm nhẹ.

Mặc dù đã có sự phục hồi và tăng trưởng trở lại nhưng trị giá xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất Việt Nam vẫn chưa đạt mức cùng kỳ năm 2022 là 11,5 tỷ USD.

Ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh khu vực TPHCM đánh giá, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức do tình hình kinh tế, chính trị thế giới bất ổn, chính sách bảo hộ tại các thị trường lớn, chi phí giao nhận hàng hóa, giá dịch vụ ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm, cạnh tranh hàng hóa....

Cùng với đó, nhiều thị trường quản lý chặt chẽ hơn về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn lao động, môi trường, nguồn gốc xuất xứ…, đặt ra nhiều vấn đề thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Bởi vậy, doanh nghiệp cần chủ động hoàn thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng các chứng chỉ quốc tế cần thiết, mở rộng tìm kiếm các thị trường phi truyền thống, đa dạng hóa thị trường đầu ra của sản phẩm.

Ông Phạm Xuân Hòa - CEO Công ty An Hòa Phát cho biết, trong 8 tháng qua, tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm đồ gỗ của công ty sang các thị trường truyền thống như Mỹ và Châu Âu tăng trưởng chậm (chỉ đạt 60% kế hoạch đề ra). Tới nay, các đơn hàng tuy đã có sự dịch chuyển tốt hơn nhưng vẫn không bằng các năm trước đó.  Mặc dù thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc đã mở rộng hơn nhưng vẫn còn nhiều lo ngại.

Theo ông Hòa, có nhiều lý do dẫn đến xuất khẩu chậm tăng trưởng nhưng vấn đề nan giải nhất vẫn là chi phí logistic quá cao dẫn đến tồn kho tại các nhà máy: "Chi phí logistic tăng cao kéo theo nguyên vật liệu nhập về tăng. Giá nguyên vật liệu tăng trong khi khách hàng muốn giảm giá bán dẫn đến các doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí để giảm tiêu hao nguyên liệu, giảm chi phí nhân công để có giá thành tương đối ổn định".

Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết, Hội chợ quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu và Hội chợ Tôn vinh Hàng Việt năm 2024 nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giao lưu, tìm kiếm đối tác, mở rộng khách hàng, quảng bá thương hiệu sản phẩm. Các đơn vị sẽ được tiếp cận nắm bắt nhu cầu, xu hướng hàng hóa trên thế giới để tiếp tục đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm, đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra thế giới.

Hội chợ quốc tế đồ gỗ - mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN lần thứ 2 - VIFA ASEAN 2024 tại TP.HCM diễn ra song song với Hội chợ Triển lãm Tôn vinh hàng Việt  lần thứ 15 , diễn ra từ ngày 27-30/8 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7.

Hội chợ quy tụ hơn 600 gian hàng đến từ 200 doanh nghiệp trong nước và quốc tế như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan… tham gia trưng bày các sản phẩm và dịch vụ từ các ngành hàng như: nội ngoại thất, đồ trang trí nhà cửa, máy móc thiết bị, công cụ, dịch vụ hỗ trợ….

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dệt may và chế biến đồ gỗ có những dấu hiệu xuất khẩu tích cực
Dệt may và chế biến đồ gỗ có những dấu hiệu xuất khẩu tích cực

VOV.VN - Năm 2023 là một năm khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may và chế biến đồ gỗ ở TP HCM. Đầu năm nay, 2 ngành này có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Riêng dệt may, đến giữa tháng 2/2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,9 tỉ USD, tăng 17 % so với cùng kỳ năm 2023.

Dệt may và chế biến đồ gỗ có những dấu hiệu xuất khẩu tích cực

Dệt may và chế biến đồ gỗ có những dấu hiệu xuất khẩu tích cực

VOV.VN - Năm 2023 là một năm khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may và chế biến đồ gỗ ở TP HCM. Đầu năm nay, 2 ngành này có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Riêng dệt may, đến giữa tháng 2/2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,9 tỉ USD, tăng 17 % so với cùng kỳ năm 2023.

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tận dụng cơ hội mở rộng thị trường
Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tận dụng cơ hội mở rộng thị trường

VOV.VN - Thông qua hội chợ quốc tế đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu sẽ đưa các doanh nghiệp đến thị trường mới, có thể không có đơn hàng lớn nhưng vẫn có những đơn hàng nhỏ, giúp DN duy trì sản xuất.

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tận dụng cơ hội mở rộng thị trường

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tận dụng cơ hội mở rộng thị trường

VOV.VN - Thông qua hội chợ quốc tế đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu sẽ đưa các doanh nghiệp đến thị trường mới, có thể không có đơn hàng lớn nhưng vẫn có những đơn hàng nhỏ, giúp DN duy trì sản xuất.

Hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán nguy cơ đóng cửa
Hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán nguy cơ đóng cửa

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam lo phải đóng cửa vì khó khăn do phía Hàn Quốc sắp ra các phán quyết cuối cùng về thuế chống bán phá giá gỗ dán với sự chênh lệch mức thuế biên độ dao động từ 4,2 - 13,04%.

Hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán nguy cơ đóng cửa

Hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán nguy cơ đóng cửa

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam lo phải đóng cửa vì khó khăn do phía Hàn Quốc sắp ra các phán quyết cuối cùng về thuế chống bán phá giá gỗ dán với sự chênh lệch mức thuế biên độ dao động từ 4,2 - 13,04%.