Việt Nam đề cao khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Việt Nam đề cao tầm quan trọng các khu vực phi vũ khí hạt nhân và ủng hộ các nỗ lực đóng góp của các khu vực này đối với cơ chế chống phổ biến và giải trừ quân bị,...

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, ngày 14/10 đã phát biểu thay mặt các nước ASEAN tại Phiên thảo luận về chủ đề vũ khí hạt nhân tại Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế (Ủy ban 1) của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ). Tham dự phiên họp có bà Izumi Nakamitsu, Phó Tổng Thư ký, Đại diện cao cấp của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Giải trừ quân bị, đông đảo Đại sứ, đại diện các nước thành viên Liên hợp quốc.

Thay mặt ASEAN, Đại sứ Việt Nam nhấn mạnh khóa họp năm nay diễn ra trong bối cảnh môi trường an ninh quốc tế nhiều thách thức. Bày tỏ quan ngại về hậu quả thảm khốc của vũ khí hạt nhân, Đại sứ tái khẳng định ASEAN ủng hộ các nỗ lực quốc tế nhằm hướng tới thế giới phi vũ khí hạt nhân.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh ASEAN tiếp tục coi trọng chủ nghĩa đa phương trong lĩnh vực giải trừ và chống phổ biến vũ khí hạt nhân, trong đó có vai trò trung tâm của Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) trong cơ chế toàn cầu về giải trừ quân bị, chống phổ biến và sử dụng hạt nhân vì mục đích hòa bình. ASEAN hoan nghênh việc tổ chức Hội nghị Kiểm điểm NPT lần thứ 10, song lấy làm tiếc về việc hai hội nghị kiểm điểm lần thứ 9 và lần 10 đều không đồng thuận thông qua được văn kiện cuối cùng. ASEAN kêu gọi các nước tiếp tục ký, phê chuẩn để Hiệp ước Cấm thử hạt nhân (CTBT) sớm có hiệu lực. Bên cạnh đó, ASEAN ghi nhận Hội nghị lần thứ nhất các nước thành viên Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) tổ chức thành công, thông qua Tuyên bố và Chương trình hành động để thực hiện Hiệp ước.

Trưởng Phái đoàn Việt Nam cũng nhấn mạnh việc các nước ASEAN đề cao tầm quan trọng các khu vực phi vũ khí hạt nhân và ủng hộ các nỗ lực đóng góp của các khu vực phi vũ khí hạt nhân đối với cơ chế chống phổ biến và giải trừ quân bị, nhấn mạnh các nước sở hữu vũ khí hạt nhân cần cam kết không đe dọa và sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các nước nằm trong các khu vực này.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang tái khẳng định ASEAN cam kết nỗ lực thúc đẩy khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân và vừa qua đã thông qua chương trình hành động 2023-2027 nhằm mục tiêu này. Các nước ASEAN cũng nhấn mạnh hợp tác của ASEAN với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, trong đó có những hoạt động hợp tác cụ thể thời gian qua. Đại sứ nhấn mạnh cam kết của ASEAN đối với công việc của Ủy ban 1 nhằm mục tiêu loại bỏ hoàn toàn loại vũ khí này./.

Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế, còn gọi là Uỷ ban 1, là một trong 6 ủy ban chính của Đại hội đồng Liên hợp quốc có chức năng xem xét, thảo luận về giải trừ quân bị, các mối đe dọa và thách thức đối với hòa bình và an ninh quốc tế, từ đó đề ra giải pháp phù hợp. Ủy ban 1 sẽ thảo luận 7 nhóm đề mục, trong đó có các vấn đề quan trọng như giải trừ và chống phổ biến vũ khí hạt nhân, cải tổ bộ máy giải trừ quân bị, tăng cường an ninh quốc tế, bảo đảm an ninh an toàn vũ trụ. Tại các đề mục này, các nước thành viên chia sẻ quan điểm quốc gia và giới thiệu các dự thảo Nghị quyết liên quan. Đề mục vũ khí hạt nhân là đề mục đầu tiên được thảo luận trong khuôn khổ Ủy ban 1.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất của Nga trên chiến trường Ukraine
Vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất của Nga trên chiến trường Ukraine

VOV.VN - TOS-1 và các biến thể của vũ khí này có thể gây ra sự sát thương đáng kinh ngạc. Nó được coi là vũ khí mạnh nhất của Nga không sử dụng công nghệ hạt nhân.

Vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất của Nga trên chiến trường Ukraine

Vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất của Nga trên chiến trường Ukraine

VOV.VN - TOS-1 và các biến thể của vũ khí này có thể gây ra sự sát thương đáng kinh ngạc. Nó được coi là vũ khí mạnh nhất của Nga không sử dụng công nghệ hạt nhân.

Nam Phi - Quốc gia duy nhất từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình
Nam Phi - Quốc gia duy nhất từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình

VOV.VN - Nam Phi từng chế tạo vũ khí hạt nhân và đã quyết định từ bỏ chúng. Khu vực và thế giới chắc chắn an toàn hơn nhờ quyết định đó, nhưng bài học Nam Phi có hữu ích cho tương lai phát triển vũ khí hạt nhân tại một số khu vực trên thế giới?

Nam Phi - Quốc gia duy nhất từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình

Nam Phi - Quốc gia duy nhất từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình

VOV.VN - Nam Phi từng chế tạo vũ khí hạt nhân và đã quyết định từ bỏ chúng. Khu vực và thế giới chắc chắn an toàn hơn nhờ quyết định đó, nhưng bài học Nam Phi có hữu ích cho tương lai phát triển vũ khí hạt nhân tại một số khu vực trên thế giới?

Hải quân Nga ưu tiên phát triển vũ khí răn đe phi hạt nhân chiến lược
Hải quân Nga ưu tiên phát triển vũ khí răn đe phi hạt nhân chiến lược

VOV.VN - Hải quân Nga sẽ tập trung phát triển các loại vũ khí răn đe phi hạt nhân chiến lược cho giai đoạn 2018-2027.

Hải quân Nga ưu tiên phát triển vũ khí răn đe phi hạt nhân chiến lược

Hải quân Nga ưu tiên phát triển vũ khí răn đe phi hạt nhân chiến lược

VOV.VN - Hải quân Nga sẽ tập trung phát triển các loại vũ khí răn đe phi hạt nhân chiến lược cho giai đoạn 2018-2027.

Việt Nam cam kết thúc đẩy khu vực phi vũ khí hạt nhân
Việt Nam cam kết thúc đẩy khu vực phi vũ khí hạt nhân

Việt Nam khẳng định cam kết triển khai các hoạt động thiết thực theo Chương trình hoạt động của khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân. 

Việt Nam cam kết thúc đẩy khu vực phi vũ khí hạt nhân

Việt Nam cam kết thúc đẩy khu vực phi vũ khí hạt nhân

Việt Nam khẳng định cam kết triển khai các hoạt động thiết thực theo Chương trình hoạt động của khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân.