Dân bức xúc lôi tượng giống sư trụ trì ra khỏi chùa

Ngôi chùa Chân Long (Thạch Thất, Hà Nội) bị đóng cửa sau người dân bức xúc lôi bức tượng giống sư trụ trì ra khỏi chùa.



Chùa Chân Long (xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) được xếp hạng di tích Lịch sử kiến trúc quốc gia từ năm 1992, người dân quanh vùng rất coi trọng và thường xuyên đến đây làm lễ mỗi dịp lễ Tết.
Sự việc sư trụ trì Thích Minh Phượng (tên thật là Nguyễn Xuân Long) đã tự ý thay đổi vị trí và di dời tượng Phật trong chùa, sau đó đúc tượng giống hệt mình mang vào chùa đã làm người dân quanh vùng bức xúc.
Họ đã xông vào chùa mang bức tượng có hình sư trụ trì đem vứt bỏ.
Sáng 7/11, vị trí đặt pho tượng cổ nằm sau lư hương đã bỏ trống. Mới cách đây vài ngày, nơi đây còn đặt bức tượng mới được cho là có hình giống nhà sư trụ trì Thích Minh Phượng.
Từ trẻ em đến người già ở 7 thôn của xã Chàng Sơn đều bức xúc đến mức phẫn nộ. Họ cho rằng nhà sư Thích Minh Phượng đã làm vậy để ai cũng phải cúng bái và quỳ dưới chân ông ta. Bà Năm, sãi trong chùa cho biết, kể từ ngày 5/11 sau khi vụ việc xảy ra không thấy sư Phượng quay lại chùa.
Lãnh đạo xã cho biết, năm 2012 một gian nhà vệ sinh mọc lên làm biến dạng kết cấu tại chùa Chân Long mà không báo cáo ban văn hóa xã. Khu toilet này nằm ngay gần mặt tiền của ngôi chùa, khá nhếch nhác.
Sư Phượng xây gara ô tô ngay cổng chùa, 2 cây bàng to che mát cho người dân đến vãn cảnh chùa cũng bị chặt. Lãnh đạo xã Chàng Sơn nhiều lần ra văn bản xử phạt nhưng cuối cùng vẫn được xây dựng.
Cách đây không lâu, phật tử quyên góp cho chùa 300 triệu đồng để tu sửa và làm công tác từ thiện. Tuy nhiên sư Phượng đã dùng nửa số tiền trên để mua bộ bàn ghế.

Bên trong nhà chùa vốn đã nhếch nhác nay càng thảm thương. Những bức tượng mới làm bằng gỗ và thạch cao dùng để thay thế những pho tượng cổ vốn tồn tại hàng trăm năm trong chùa được chính quyền yêu cầu sư Phượng đem xuống nhà Tứ Ân và phải thay toàn bộ tượng phật cổ lên tòa Tam bảo.

Không chỉ có tượng Phật bị thay thế, những chiếc bình cổ cũng được thay bằng bình mới. Người dân xã Chàng Sơn cho hay, dù đã đem bình cổ để lên chùa, nhưng vẫn còn thiếu so với trước đó. Lãnh đạo xã Chàng Sơn cho biết, sau khi yêu cầu sư Phượng trục vớt tượng và bình cổ từ sông Tây Ninh lên lại phát hiện thêm hai túi đồ được bó chặt ở dưới. "Hiện đang được niêm phong và cất giữ tại trụ sở xã", ông nói.
Chiếc chuông, khánh tại cổng chùa vốn thiêng liêng cũng bị mốc meo. Anh Phương, nhà đối diện chùa Chân Long cho biết: "Từ khi về chùa tới giờ, tôi chỉ nghe thấy trụ trì chùa gieo chuông vài lần...".

Hiện tại Chân Long đã bị xuống cấp, tài nhà Tứ Ân cửa sổ rời rạc do hư hỏng...
Anh Chu Văn Sơn, một người dân Chàng Sơn thương xót cho số phận những pho tượng cổ. Đến chiều 7/11, chùa vẫn đóng cửa im lìm.
Còn phía trước cổng chùa, cánh cửa sắt bị vứt đổ ngổn ngang. Nhiều chỗ còn xuất hiện ngập úng mà không được tu bổ.
Chiếc bia ghi tên chùa cũng bị xô lệch mấy lần trong quá trình xây gara ô tô của sư Phượng.
Người dân Chàng Sơn đem vứt bỏ bức tượng mang hình sư trụ trì.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gìn giữ tiếng Việt trên đất nước Chùa Vàng
Gìn giữ tiếng Việt trên đất nước Chùa Vàng

Giảng viên tiếng Việt Lê Quốc Vi đã cởi mở chia sẻ về công tác dạy học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan.

Gìn giữ tiếng Việt trên đất nước Chùa Vàng

Gìn giữ tiếng Việt trên đất nước Chùa Vàng

Giảng viên tiếng Việt Lê Quốc Vi đã cởi mở chia sẻ về công tác dạy học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan.

Ngôi chùa độc đáo có hơn 100 pho tượng bằng đất
Ngôi chùa độc đáo có hơn 100 pho tượng bằng đất

VOV.VN - Chùa Nôm (Hưng Yên) hiện đang lưu giữ hơn 100 pho tượng làm bằng đất với nghệ thuật điêu khắc độc đáo.

Ngôi chùa độc đáo có hơn 100 pho tượng bằng đất

Ngôi chùa độc đáo có hơn 100 pho tượng bằng đất

VOV.VN - Chùa Nôm (Hưng Yên) hiện đang lưu giữ hơn 100 pho tượng làm bằng đất với nghệ thuật điêu khắc độc đáo.