Bài 1:

Cô gái Hà Nội xinh đẹp và mối tình “sét đánh”, yêu sau 24 giờ gặp mặt

VOV.VN -Gặp gỡ và nhận lời yêu bạn trai người Trung Quốc trong vòng… 24 tiếng, hiện cô gái Hà Nội xinh đẹp đang là giảng viên ĐH Quảng Tây và có cuộc sống hạnh phúc cùng chồng với 2 con…

Lời Tòa soạn: Khi sử dụng cụm từ “cô dâu Việt ở Trung Quốc” tìm kiếm trên google thì cho ra 115.000.000 kết quả. Hầu hết đều là những thông tin như cô dâu Việt bị lừa bán sang Trung Quốc, cô dâu Việt bị bạo hành, cô dâu Việt muốn thoát khỏi nhà chồng,…

Cũng có lẽ một phần vì những thông tin dày đặc như vậy cùng với suy nghĩ ăn sâu vào tâm thức nhiều người là cô dâu Việt ở Trung Quốc có cuộc sống khó khăn, khổ ải nên bức tranh về cô dâu Việt ở Trung Quốc khá ảm đạm, u buồn…

Vì thế, trong kế hoạch của chuyến công tác khá dài ngày tại Trung Quốc của chúng tôi là phải tận mắt, tận tai chứng kiến cuộc sống của các cô dâu Việt ở nơi đây.

Chúng tôi đã tìm gặp các cô dâu Việt thuộc nhiều thế hệ và có thể thấy rõ bức tranh khá toàn diện về cuộc sống của các cô dâu Việt ở Trung Quốc. Trong đó, những cô dâu của thế hệ trước (những người hiện nay  khoảng 50-70 tuổi), có nhiều người bị lừa bán, thậm chí bị lừa bán tới hai lần, ba lần và cuộc sống khá vất vả.

Khác hẳn với thế hệ những cô dâu này, thế hệ các cô dâu Việt trẻ, có tri thức ở Trung Quốc cũng khá nhiều. Họ là điểm nhấn rõ nét, tươi sáng trong bức tranh về cô dâu Việt ở Trung Quốc. Đó là sự tự tin, tự quyết định và làm chủ cuộc sống của bản thân, chăm lo tốt cho gia đình, con cái. Không những thế, họ còn tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, hỗ trợ nhau trong cuộc sống và luôn hướng về Tổ quốc, gìn giữ bản sắc dân tộc.

VOV.VN giới thiệu loạt bài viết: “Cô dâu Việt trẻ ở Trung Quốc: “Bán” tri thức, “mua” tương lai tươi sáng”.

Cô gái ấy thu hút người đối diện từ hình dáng xinh xắn đến cách nói chuyện có duyên, đầy ấn tượng. Cũng có lẽ vì thế nên người chồng của cô đã yêu người con gái Hà Nội này ngay từ lần gặp đầu tiên.

Gặp và nhận lời yêu trong vòng… 24 tiếng

Trước năm 2007, khi còn ở tuổi mười tám đôi mươi, đang là sinh viên khoa tiếng Trung (Đại học Hà Nội), Trịnh Nguyệt Lan có quen một người bạn là người Trung Quốc. Khi người bạn ấy tốt nghiệp trở về Trung Quốc thì được nhận vào làm việc tại một cơ quan Nhà nước ở Nam Ninh. Sau một thời gian, người bạn này chuyển công tác về quê ở Bằng Tường và mời Nguyệt Lan sang chơi.

Người này đã nhờ người bạn làm cùng hồi còn ở Nam Ninh đón Lan và mua vé tàu hỏa để cô đến Bằng Tường. “Tôi có cảm tình với anh ấy (giờ là chồng của Nguyệt Lan-PV) ngay từ lần gặp đầu tiên. Theo kế hoạch, tôi ở lại Nam Ninh và đợi đến sáng mai sẽ đi tàu hỏa đến Bằng Tường. Tối đó, tôi đi chơi Nam Ninh với anh ấy. Trong ánh mắt dành cho nhau, chúng tôi đều biết rằng mình đã “cảm” đối phương. Anh ấy rủ tôi ở lại thêm một ngày để đi tham quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Nam Ninh, tôi đồng ý mà không chút đắn đo. Trong ngày ở lại Nam Ninh này, anh ấy đã tỏ tình và tôi đồng ý ngay”.

Trịnh Nguyệt Lan nhận lời yêu chồng của cô sau 24 tiếng gặp mặt

Chính Lan cũng không lý giải nổi khi một cô gái khá thận trọng trong các mối quan hệ với bạn khác giới lại có thể nhận lời yêu nhanh đến như vậy, chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ. “Cả hai đều là mối tình đầu của nhau và đều cảm thấy yêu đối phương ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đến lúc này tôi mới tin tình yêu sét đánh là có thật”- Lan hóm hỉnh.

Từ khi yêu đến khi thành vợ chồng, Lan và bạn trai có gần 2 năm rưỡi yêu xa. Lan về Việt Nam để hoàn thành chương trình học Đại học, còn bạn trai là công chức Nhà nước nên thời gian khá eo hẹp. “Một năm chúng tôi gặp nhau 3-4 lần, nếu tôi nghỉ hè thì sang Trung Quốc thăm anh, còn anh tranh thủ nghỉ phép thì về Việt Nam gặp tôi. Cũng may là thời đại công nghệ nên ngày nào chúng tôi cũng gặp nhau trên mạng”.

Khi Lan tốt nghiệp Đại học và quyết định lấy chồng Trung Quốc, gia đình khá bất ngờ. Mẹ Lan bị “sốc” vì chưa bao giờ nghĩ rằng con gái mình lại lấy chồng xa đến vậy. Còn bố Lan đồng ý nhưng trong lòng cũng rối bời “Một mình con ở nơi đất khách quê người sẽ đối mặt ra sao với vô vàn khó khăn? Con có đủ nghị lực để vượt qua không?”.

Năm 2007, Lan theo chồng sang Trung Quốc sinh sống và tổ chức đám cưới. Chồng cô làm việc ở thành phố Nam Ninh nhưng theo tục lệ, đám cưới phải được tổ chức ở quê chồng.

Trịnh Nguyệt Lan hiện là giảng viên Đại học ở Trung Quốc và có cuộc sống hạnh phúc cùng chồng với 2 con

“Đám cưới của vợ chồng tôi đông nhất làng. Nhiều người đến vì tò mò, họ nghĩ tôi là một cô dâu Việt bị bán sang Trung Quốc nên đến để xem mặt. Nhưng khi dự đám cưới, họ không khỏi ngạc nhiên vì thấy một cô dâu người Việt có học thức, nói tiếng Trung sõi như tiếng mẹ đẻ và trông cũng khá xinh xắn”- Lan nhớ lại. 

“Không ai nghĩ tôi là con dâu người nước ngoài”

Sau đám cưới, vợ chồng Lan trở lại TP Nam Ninh để làm việc và sinh sống. Lan học tiếp lên cao học và làm nghiên cứu sinh về ngôn ngữ.

Sống ở nơi “đất khách quê người” nhưng Lan luôn có cảm giác như sống ở quê hương vì không gặp phải khó khăn nào về ngôn ngữ, giao tiếp đến sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người bạn của chồng Lan đến nhà chơi, thấy Lan nói tiếng Trung Quốc còn “chuẩn” hơn chồng, họ nghĩ Lan là người Việt gốc Hoa “nhiều người muốn tôi nói thử tiếng Việt xem có thạo không?”.

Lan tâm sự, bố mẹ chồng Lan thương yêu con dâu như con đẻ và có suy nghĩ khá “thoáng” đối với con cái. “Ngày giỗ, ngày Tết, nhiều khi tôi cũng không thạo nấu các món ăn Trung Quốc nên dù vào bếp nhưng mẹ chồng làm là chính. Mẹ chồng tôi khá thoải mái, bà không xét nét những chuyện đó mà cứ con cháu quây quần là vui”.

Gia đình chồng cũng luôn tôn trọng mọi quyết định của vợ chồng Lan từ công việc gia đình đến nuôi dạy con cái.  “Lúc tôi sinh em bé, mẹ chồng tôi lên chăm sóc mẹ con tôi cả tháng trời. Trong cách nuôi dạy con của 2 thế hệ đôi khi có khác biệt, tôi cố gắng chắt lọc những điểm chung để làm theo, còn không bố mẹ chồng tôi cũng hoàn toàn thoải mái”.

Để nhận được sự yêu thương từ gia đình chồng, Lan tâm sự, bản thân mình phải chân thành. Cô luôn coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ, quan tâm chăm sóc ông bà không phải bằng vật chất mà từ những hành động nhỏ. Cô thường xuyên cho con về thăm ông bà, cùng ông bà đi du lịch mỗi dịp nghỉ… Ngày Tết cô sắp xếp để cả gia đình vừa về thăm ông bà ngoại, lại vừa ăn Tết với ông bà nội.

“Bố mẹ tôi cũng như bố mẹ chồng, ngày Tết mong con cháu quây quần lắm, nên nếu về thăm ông bà ngoại trước Tết, thì 30 Tết, chúng tôi sẽ trở lại Trung Quốc ăn Tết với ông bà nội hoặc ngược lại. Với tất cả chân thành của mình thì bố mẹ và họ hàng đều cảm nhận được. Vì thế, cuộc sống làm dâu xứ người của tôi khá thoải mái, họ hàng nhiều khi “quên” tôi là cô dâu nước ngoài, mà là một cô dâu bản địa”- Lan chia sẻ.

Đến nay, sau hơn 10 năm kể từ ngày con gái thông báo sang Trung Quốc lấy chồng và sinh sống, bố mẹ Nguyệt Lan thực sự yên tâm và tự hào về cô con gái cá tính của mình./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gặp người thầy đam mê tìm kiếm kỷ vật Việt Nam xuyên thế kỷ
Gặp người thầy đam mê tìm kiếm kỷ vật Việt Nam xuyên thế kỷ

VOV.VN -“Tôi họ Nguyễn, cũng là người Việt Nam. Mỗi lần sang Việt Nam tôi như trở về quê mình vậy"-Giám đốc Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam chia sẻ

Gặp người thầy đam mê tìm kiếm kỷ vật Việt Nam xuyên thế kỷ

Gặp người thầy đam mê tìm kiếm kỷ vật Việt Nam xuyên thế kỷ

VOV.VN -“Tôi họ Nguyễn, cũng là người Việt Nam. Mỗi lần sang Việt Nam tôi như trở về quê mình vậy"-Giám đốc Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam chia sẻ

Cụ ông Việt kiều 75 năm lưu lạc xứ người và nỗi đau đáu ngày về
Cụ ông Việt kiều 75 năm lưu lạc xứ người và nỗi đau đáu ngày về

VOV.VN -Bằng những ký ức mờ nhạt của một cậu bé chăn trâu bị lừa bán khi 9 tuổi, trong hơn nửa thế kỷ lưu lạc nơi xứ người, cụ ông Việt kiều 84 tuổi luôn đau đáu ngày trở về…

Cụ ông Việt kiều 75 năm lưu lạc xứ người và nỗi đau đáu ngày về

Cụ ông Việt kiều 75 năm lưu lạc xứ người và nỗi đau đáu ngày về

VOV.VN -Bằng những ký ức mờ nhạt của một cậu bé chăn trâu bị lừa bán khi 9 tuổi, trong hơn nửa thế kỷ lưu lạc nơi xứ người, cụ ông Việt kiều 84 tuổi luôn đau đáu ngày trở về…

​Giọt nước mắt của cô dâu Việt trong Tết xa quê
​Giọt nước mắt của cô dâu Việt trong Tết xa quê

VOV.VN -Những giọt nước mắt mang nặng nỗi nhớ quê nhưng chứa chan niềm vui của những Kiều bào trong ngày Tết cộng đồng do Lãnh sự quán Việt Nam ở Quảng Tây, Trung Quốc tổ chức…

​Giọt nước mắt của cô dâu Việt trong Tết xa quê

​Giọt nước mắt của cô dâu Việt trong Tết xa quê

VOV.VN -Những giọt nước mắt mang nặng nỗi nhớ quê nhưng chứa chan niềm vui của những Kiều bào trong ngày Tết cộng đồng do Lãnh sự quán Việt Nam ở Quảng Tây, Trung Quốc tổ chức…

Cô dâu Việt trẻ ở Trung Quốc:“Bán” tri thức, “mua” tương lai tươi sáng
Cô dâu Việt trẻ ở Trung Quốc:“Bán” tri thức, “mua” tương lai tươi sáng

VOV.VN -Những cô dâu Việt trẻ ở Trung Quốc là những người có tri thức, tự tin quyết định cuộc sống của mình và chăm lo tốt cho gia đình, con cái…

Cô dâu Việt trẻ ở Trung Quốc:“Bán” tri thức, “mua” tương lai tươi sáng

Cô dâu Việt trẻ ở Trung Quốc:“Bán” tri thức, “mua” tương lai tươi sáng

VOV.VN -Những cô dâu Việt trẻ ở Trung Quốc là những người có tri thức, tự tin quyết định cuộc sống của mình và chăm lo tốt cho gia đình, con cái…

“Người mẹ thứ hai” của du học sinh Việt Nam trên đất Trung Quốc
“Người mẹ thứ hai” của du học sinh Việt Nam trên đất Trung Quốc

VOV.VN -Chị Tuệ Quân, giảng viên trường ĐH Sư phạm Quảng Tây được nhiều thế hệ du học sinh Việt Nam coi như người mẹ thứ hai vì tấm lòng nhân ái và những việc làm của chị dành cho họ.

“Người mẹ thứ hai” của du học sinh Việt Nam trên đất Trung Quốc

“Người mẹ thứ hai” của du học sinh Việt Nam trên đất Trung Quốc

VOV.VN -Chị Tuệ Quân, giảng viên trường ĐH Sư phạm Quảng Tây được nhiều thế hệ du học sinh Việt Nam coi như người mẹ thứ hai vì tấm lòng nhân ái và những việc làm của chị dành cho họ.