Cú hích kiều hối?

Với lượng kiều hối chuyển về nước trong năm 2013 ước đạt 11 tỷ USD, Việt Nam lọt vào top 10 địa chỉ nhận kiều hối lớn nhất thế giới.

Lượng kiều hối chảy về nước tiếp tục tăng bất chấp kinh tế thế giới có nhiều khó khăn cho thấy mối gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với Tổ quốc, thể hiện tình cảm của kiều bào đối với người thân và quê hương, đất nước.

Lọt vào tốp 10 địa chỉ vàng 

Nếu như  lấy năm 1994 làm mốc, tại thời điểm này chỉ có 16 quốc gia chuyển kiều hối về Việt Nam qua kênh Western Union. Nhưng đến nay, có đến 200 quốc gia, vùng lãnh thổ chuyển kiều hối về Việt Nam. Theo thống kê vừa được công bố của Ngân hàng thế giới (WB), năm 2013 Việt Nam lọt vào 1 trong 10 quốc gia được đón dòng sóng kiều hối. Cụ thể đứng đầu là Ấn Độ (khoảng 71 tỷ USD), Trung Quốc (60 tỷ USD), Philippines, Mexico, Nigieria và Ai Cập. Tiếp theo là các nước nhận nhiều kiều hối khác gồm Pakistan, Bangladesh, Việt Nam và Ukraina. Lượng kiều hối này có tác động đáng kể giúp tái tạo cân bằng kinh tế trong nước. 

Hiện có trên 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có khoảng 400.000 lao động xuất khẩu đang sinh sống, làm việc tại 101 quốc gia, vùng lãnh thổ khắp thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan và khu vực Trung Đông… Chỉ cần làm phép tính đơn giản, cứ mỗi lao động xuất khẩu chỉ cần gửi về cho người thân 2.500 USD/năm thì doanh số kiều hối từ lao động nước ngoài đã lên tới 1 tỷ USD/năm, góp phần đáng kể trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam. 


Mỹ, Canada, Australia vẫn tiếp tục đóng vai trò là những thị trường kiều hối tiềm năng của Việt Nam. Riêng tại Đông Á, doanh số kiều hối vẫn tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu và chiếm hơn 60% tổng lượng kiều hối. Chưa kể, một lượng lớn là doanh nhân kiều bào đang trăn trở muốn đầu tư về Việt Nam vào các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch,…

Đừng để "kiều hối chảy về, chất xám chảy đi”

Tuy nhiên cũng cần nói rằng, bên lợi thế được đón dòng kiều hối "gà đẻ trứng vàng”, cần nhớ rằng hiện đang có tới 400.000 chuyên gia, trí thức Việt kiều có trình độ từ ĐH trở lên (tập trung ở các ngành khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao) làm việc tại nhiều quốc gia. Một số liệu công bố của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, riêng tại Thung lũng Silicon của Mỹ, hiện có khoảng 10.000 người Việt Nam đang làm việc. Hầu hết chuyên gia, trí thức trở về nước đóng góp đều thuộc thế hệ đã và sắp nghỉ hưu, trong khi không ít du học sinh quyết định ở lại nước sở tại để có điều kiện tốt hơn. Như vậy, làm thế nào để tránh được tình trạng "kiều hối chảy về, chất xám chảy đi” như lo ngại của nhiều trí thức tâm huyết đang là vấn đề cần phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc.

Không phải ngẫu nhiên, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã từng viện dẫn câu chuyện đáng buồn: "một tiến sĩ làm việc ở nước ngoài, lương được trả đến 3.000 USD/tháng, còn ở trong nước cũng chức danh này được trả lương 3 triệu, tương đương 150USD/năm. Ai cũng có thể hiểu được rằng, chế độ đãi ngộ người hiền tài chưa xứng tầm.  Nhưng nguyên nhân do đâu? GS Nguyễn Lân Dũng cũng đã thẳng thắn chỉ ra: do môi trường công tác không có. Việt Nam có nhiều viện ngiên cứu nhưng rất ít công trình khoa học tầm quốc tế.

Nhiều du học sinh cũng đã chia sẻ: khi hồi hương họ ít có cơ hội áp dụng những điều đã học vào thực tế. Rõ ràng hiện tượng một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước dịch chuyển sang nước khác luôn được cho là một tổn thất lớn, đặc biệt đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Hiện nay, Nhà nước cũng đã bắt tay vào việc thực hiện các sáng kiến nhằm khuyến khích các du học sinh và những người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài quay trở về phục vụ đất nước. Các chương trình "chiêu hiền đãi sĩ”, hỗ trợ về tiền lương, nhà ở đã được đưa ra nhưng kết quả không được như mong đợi. 

GS-TSKH Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khi trao đổi với báo chí cũng đã phân tích, khi nền kinh tế chưa phát triển như ý, dù đã đưa ra một số cơ chế đặc thù để ưu đãi người tài, nhưng không sử dụng hết năng lực của họ thì đó không chỉ là sự bất công mà còn làm thui chột tài năng của họ. Những nhà khoa học ở lại nước ngoài làm việc vẫn có thể trực tiếp hoặc gián tiếp có những đóng góp nhất định cho đất nước. Như trường hợp của GS Ngô Bảo Châu, dù về Việt Nam chỉ là bán thời gian nhưng đó lại là cầu nối quan trọng để có sự giao lưu giữa ngành toán học nước nhà với thế giới. Ông Thi cũng hi vọng rằng, 10-15 năm nữa sẽ có nhiều GS, nhà khoa học là Việt kiều sẽ về Việt Nam tìm cơ hội phát triển.

Như vậy, để thu hút nhiều hơn lượng kiều hối về nước, khai thác và sử dụng hiệu quả kiều hối cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, ngoài việc ổn định  kinh tế vĩ mô, nhà nước cần có những giải pháp để phát huy được chất xám của kiều bào./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam trong tốp 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới
Việt Nam trong tốp 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới

VOV.VN-Các nước nhận nhiều kiều hối: Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Mexico, Nigieria, Ai Cập, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam, và Ukraine.

Việt Nam trong tốp 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới

Việt Nam trong tốp 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới

VOV.VN-Các nước nhận nhiều kiều hối: Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Mexico, Nigieria, Ai Cập, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam, và Ukraine.

Kiều hối về TPHCM đạt 3 tỷ USD sau 9 tháng
Kiều hối về TPHCM đạt 3 tỷ USD sau 9 tháng

Dự kiến cả năm 2013 kiều hối chuyển về địa bàn TPHCM có thể lên đến 4,8 tỉ USD.

Kiều hối về TPHCM đạt 3 tỷ USD sau 9 tháng

Kiều hối về TPHCM đạt 3 tỷ USD sau 9 tháng

Dự kiến cả năm 2013 kiều hối chuyển về địa bàn TPHCM có thể lên đến 4,8 tỉ USD.

Kiều hối chảy vào tiệm vàng?
Kiều hối chảy vào tiệm vàng?

Lượng kiều hối về Việt Nam trong năm nay được dự báo sẽ đạt gấn 10 tỉ USD, cao hơn mức kỷ lục 8 tỉ USD của năm 2010.

Kiều hối chảy vào tiệm vàng?

Kiều hối chảy vào tiệm vàng?

Lượng kiều hối về Việt Nam trong năm nay được dự báo sẽ đạt gấn 10 tỉ USD, cao hơn mức kỷ lục 8 tỉ USD của năm 2010.

Kiều hối đạt kỷ lục 9 tỷ USD
Kiều hối đạt kỷ lục 9 tỷ USD

Theo WB, Việt Nam tiếp tục là một trong 16 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới.

Kiều hối đạt kỷ lục 9 tỷ USD

Kiều hối đạt kỷ lục 9 tỷ USD

Theo WB, Việt Nam tiếp tục là một trong 16 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới.

Mở rộng hình thức chi trả kiều hối
Mở rộng hình thức chi trả kiều hối
52% kiều hối đổ vào bất động sản
52% kiều hối đổ vào bất động sản

Năm nay, kiều hối của kiều bào gửi về Việt Nam đạt trên 9 tỷ USD,. Trong đó, 52% đổ vào bất động sản.

52% kiều hối đổ vào bất động sản

52% kiều hối đổ vào bất động sản

Năm nay, kiều hối của kiều bào gửi về Việt Nam đạt trên 9 tỷ USD,. Trong đó, 52% đổ vào bất động sản.

Kiều hối có thể đạt 11 tỷ USD trong năm 2012
Kiều hối có thể đạt 11 tỷ USD trong năm 2012

(VOV) -Ngoài ra, vốn giải ngân FDI thực tế cả năm có thể đạt mức tương đương với 2011, khoảng 11 tỷ USD.

Kiều hối có thể đạt 11 tỷ USD trong năm 2012

Kiều hối có thể đạt 11 tỷ USD trong năm 2012

(VOV) -Ngoài ra, vốn giải ngân FDI thực tế cả năm có thể đạt mức tương đương với 2011, khoảng 11 tỷ USD.

Năm 2012, kiều hối tại TPHCM đạt 4,1 tỉ USD
Năm 2012, kiều hối tại TPHCM đạt 4,1 tỉ USD

(VOV) -Lượng kiều hối năm nay chuyển về TPHCM chủ yếu từ châu Mỹ và một phần từ châu Âu.

Năm 2012, kiều hối tại TPHCM đạt 4,1 tỉ USD

Năm 2012, kiều hối tại TPHCM đạt 4,1 tỉ USD

(VOV) -Lượng kiều hối năm nay chuyển về TPHCM chủ yếu từ châu Mỹ và một phần từ châu Âu.

Kiều hối sẽ chảy vào đâu?
Kiều hối sẽ chảy vào đâu?

Dự kiến đến cuối năm 2013, lượng kiều hối vào TP HCM đạt 4,5 - 4,8 tỉ USD, tăng 10 - 15% so với năm 2012.

Kiều hối sẽ chảy vào đâu?

Kiều hối sẽ chảy vào đâu?

Dự kiến đến cuối năm 2013, lượng kiều hối vào TP HCM đạt 4,5 - 4,8 tỉ USD, tăng 10 - 15% so với năm 2012.