Mỗi người hãy là một kênh quảng bá về đất nước mình

(VOV) - Đó là điều mà anh Uông Ngọc Minh, phiên dịch tiếng Đức, chia sẻ trong dịp về thăm Hà Nội sau 20 năm xa quê.

Là người con của Thủ đô, đã xa quê hơn 20 năm, nhưng trong anh vẫn còn vẹn nguyên tình yêu với nơi anh đã sinh ra và lớn lên. Để rồi tình yêu ấy dần được lan tỏa sang những người bạn Đức nơi anh đang định cư, khiến cho Hà Nội ngày trở nên thân thương không chỉ với mỗi người con đất Việt....

"Mình sang Đức năm 1991, khi hai miền đã thống nhất. Thời điểm đó cuộc sống khó khăn, người Việt mình phải làm đủ nghề, từ bán quần áo, hoa quả, phục vụ nhà hàng, làm hãng...", anh kể lại. Nhận thức được rằng, để có thể hòa nhập với xã hội sở tại, trước tiên là phải biết và thông thạo ngôn ngữ. Bởi vậy, từ chỗ không biết "một chữ bẻ đôi", sau một năm anh Minh đã có chút vốn liếng tiếng Đức kha khá, đủ để giao tiếp. Song, đó cũng chưa phải là bảo đảm duy nhất để mưu sinh trên đất khách dễ dàng. Mọi thứ chỉ trở nên ổn định hơn khi anh Minh cùng một số bạn bè người Việt khác cùng hùn vốn mở quán ăn.



Phải nói rằng, ở Đức hay bất kỳ khu vực nào trên thế giới, nói đến lĩnh vực nhà hàng ăn uống, người Hoa luôn có thế mạnh. Do vậy, việc xây dựng được chuỗi nhà hàng mang thương hiệu Việt tại Đức như ngày nay là một kỳ công lớn của những người đến sau như anh Minh. Bắt đầu từ làm nhân viên trong các nhà hàng Châu Á nổi tiếng tại Đức để học hỏi kinh nghiệm nấu nướng, quản lý, sau một thời gian tích lũy kiến thức, anh Minh và một số anh em trong cộng đồng người Việt mới quyết định ra làm riêng. Với cách làm bài bản như sử dụng cùng một đơn giá, logo, kích cỡ bảng hiệu, hệ thống quán ăn người Việt tại Đức đã tạo nên thương hiệu được bạn bè nước bạn yêu mến. Hiện tại, hệ thống nhà hàng Mongolei của anh Minh ở thành phố cảng Hambourg đã trở thành địa chỉ quen thuộc với nhiều người Đức.

"Để có được thành quả như hôm nay là cả một quá trình tìm tòi với cái tâm của người kinh doanh và tình yêu với ẩm thực dân tộc", anh Minh chia sẻ. Anh cho biết, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến chế biến, anh em trong đội ngũ quản lý cũng đều phải quan tâm, quán xuyến. Đội ngũ nhân viên phục vụ tận tình, niềm nở đã tạo ra sự thiện cảm của khách hàng. Thêm vào đó, món ăn Việt Nam đã được nghiên cứu, chế biến phù hợp với khẩu vị của người bản xứ nên đã dần đi vào lòng thực khách. Nhiều món ăn như nem, phở... đã để lại ấn tượng đẹp với người Đức về ẩm thực Việt Nam.

Tiếp xúc với ông chủ chuỗi nhà hàng Việt nổi danh tại Đức này, điều khiến người đối diện cảm mến nhất là tình yêu lớn lao của anh với quê hương. Sau 12 năm bôn ba nơi xứ người, anh mới có dịp về nước. Để rồi giờ đây cuộc sống của anh Minh được chia làm đôi, một nửa dành cho quê nhà. Dù đã được may mắn tới thăm nhiều thành phố ở Châu Âu, nhưng với anh chưa có nơi nào hấp dẫn như Hà Nội. Cũng hiếm thành phố nào có những hồ nước rộng lớn và biếc xanh làm nên vẻ đẹp, tâm hồn và sự quyến rũ như Thăng Long nghìn năm tuổi thân thương. Anh cho rằng, thời tiết 4 mùa rõ rệt cùng với văn hóa ẩm thực tinh tế, phong thái nhẹ nhàng thanh lịch của người Hà Nội có thể chiều lòng bất kỳ du khách khó tính nào trên thế giới.

Với tình yêu ấy, Hà Nội đã xuất hiện ngày một thường xuyên trong các câu chuyện của anh Minh với bạn bè Đức. "Nhiều người bạn Đức sau khi trở về từ Hà Nội còn thông thạo thành phố hơn cả mình, biết cả những ngõ ngách có món ăn ngon", anh Minh hào hứng chia sẻ. Câu nói "cửa miệng" của anh với người Đức là "Hà Nội rất hấp dẫn". Theo anh, sự lôi cuốn ấy lại không chỉ từ những tòa nhà cao vút đang hối hả hoàn thiện, những chiếc xe hơi sang trọng khiến cả người Đức phải trầm trồ... mà ở từng con phố cổ nhỏ bé, những khu chợ sinh động thể hiện rõ cuộc sống người Việt. Anh vẫn nhớ như in kỷ niệm khi phiên dịch cho một đoàn chuyên gia Đức sang Việt Nam cách đây 3 năm. Lúc đó là giữa mùa hè nên nhiều bạn Đức mệt mỏi với khí hậu của Hà Nội, thậm chí có những cô gái lả đi. Nhưng lạ thay khi tối đến, mọi mệt mỏi sau một ngày làm việc như tan biến khi cả đoàn đi thăm khu phố cổ. Họ hào hứng với những nét văn hóa mới lạ đầy đặc trưng của Hà Nội. Ngay cả chuyện qua đường cũng là một trải nghiệm thú vị. Từ chỗ sợ sệt, nhưng khi được anh Minh hướng dẫn và làm mẫu trước, nhiều người đã thấy thích thú và không coi giao thông là một khó khăn nữa. Luôn tự hào là một người con đất Việt, anh Minh cho rằng, tình yêu với quê hương là từ những gì nhỏ bé, dung dị nhất. Tâm nguyện lớn nhất của anh là mỗi người Việt hãy cố gắng là một kênh truyền thông hữu hiệu, tuyên truyền quảng bá cho quê hương, đất nước mình./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hãy trở về để thấy và tin vào sự thật
Hãy trở về để thấy và tin vào sự thật

Tổng biên tập kiêm nhà báo Việt kiều Nguyễn Phương Hùng, sau lần đầu trở về quê hương, ông đã thay đổi hẳn cách nhìn về Việt Nam.

Hãy trở về để thấy và tin vào sự thật

Hãy trở về để thấy và tin vào sự thật

Tổng biên tập kiêm nhà báo Việt kiều Nguyễn Phương Hùng, sau lần đầu trở về quê hương, ông đã thay đổi hẳn cách nhìn về Việt Nam.

Nữ Việt kiều xây cầu, dựng trường
Nữ Việt kiều xây cầu, dựng trường

(VOV)-Một cuộc khởi động đầy tinh thần nhân văn từ những phụ nữ Việt kiều xa xứ gửi vào những cây cầu, ngôi trường dựng nên cho quê hương.

Nữ Việt kiều xây cầu, dựng trường

Nữ Việt kiều xây cầu, dựng trường

(VOV)-Một cuộc khởi động đầy tinh thần nhân văn từ những phụ nữ Việt kiều xa xứ gửi vào những cây cầu, ngôi trường dựng nên cho quê hương.

Chúng tôi luôn hướng về nguồn cội
Chúng tôi luôn hướng về nguồn cội

Đa số kiều bào đang định cư ở nước ngoài đều hướng về quê cha đất tổ, muốn đóng góp sức lực để đất nước ngày càng giàu mạnh.

Chúng tôi luôn hướng về nguồn cội

Chúng tôi luôn hướng về nguồn cội

Đa số kiều bào đang định cư ở nước ngoài đều hướng về quê cha đất tổ, muốn đóng góp sức lực để đất nước ngày càng giàu mạnh.

Hương vị phở Việt ở Geneva
Hương vị phở Việt ở Geneva

Quán phở "Ngôi nhà châu Á” (Maison d'Asie) ở TP Geneva là điểm dừng chân hấp dẫn của những người yêu ẩm thực Việt tại Thụy Sĩ.

Hương vị phở Việt ở Geneva

Hương vị phở Việt ở Geneva

Quán phở "Ngôi nhà châu Á” (Maison d'Asie) ở TP Geneva là điểm dừng chân hấp dẫn của những người yêu ẩm thực Việt tại Thụy Sĩ.

Blog Trà xanh: Lý Nhã Kỳ và bà nội tôi
Blog Trà xanh: Lý Nhã Kỳ và bà nội tôi

(VOV) -Những đại sứ du lịch dân gian như bà nội tôi tạo ra thành công bền vững của du lịch nước nhà.

Blog Trà xanh: Lý Nhã Kỳ và bà nội tôi

Blog Trà xanh: Lý Nhã Kỳ và bà nội tôi

(VOV) -Những đại sứ du lịch dân gian như bà nội tôi tạo ra thành công bền vững của du lịch nước nhà.

Ông chủ 24 tuổi của nhà hàng cơm Việt tại Mỹ
Ông chủ 24 tuổi của nhà hàng cơm Việt tại Mỹ

Thừa hưởng tài năng từ người là một đầu bếp rất giỏi các món ăn Việt Nam, Duy Tran yêu và đến với nghề nấu nướng như một lẽ tự nhiên.

Ông chủ 24 tuổi của nhà hàng cơm Việt tại Mỹ

Ông chủ 24 tuổi của nhà hàng cơm Việt tại Mỹ

Thừa hưởng tài năng từ người là một đầu bếp rất giỏi các món ăn Việt Nam, Duy Tran yêu và đến với nghề nấu nướng như một lẽ tự nhiên.

Hương phở Việt ở Canada
Hương phở Việt ở Canada

(VOV) -Hai món truyền thống của người Việt: phở và nem đã trở nên quen thuộc với người bản xứ. Phở Việt còn được gọi là "Vietnamese noodle".

Hương phở Việt ở Canada

Hương phở Việt ở Canada

(VOV) -Hai món truyền thống của người Việt: phở và nem đã trở nên quen thuộc với người bản xứ. Phở Việt còn được gọi là "Vietnamese noodle".

Câu chuyện nấu phở của anh Thanh ở Đức
Câu chuyện nấu phở của anh Thanh ở Đức

Câu chuyện món phở của quán anh Thanh được trang zeit.de đăng tải trong loạt bài về chợ Đồng Xuân.

Câu chuyện nấu phở của anh Thanh ở Đức

Câu chuyện nấu phở của anh Thanh ở Đức

Câu chuyện món phở của quán anh Thanh được trang zeit.de đăng tải trong loạt bài về chợ Đồng Xuân.

Nhà khoa học Mỹ: Cảm ơn vì cha mẹ là người Việt
Nhà khoa học Mỹ: Cảm ơn vì cha mẹ là người Việt

(VOV) - Cha mẹ là người Việt Nam và cả hai đều là dược sĩ nên dòng máu yêu khoa học đã ngấm vào nhà khoa học Mỹ Caroline Hatton ngay từ nhỏ

Nhà khoa học Mỹ: Cảm ơn vì cha mẹ là người Việt

Nhà khoa học Mỹ: Cảm ơn vì cha mẹ là người Việt

(VOV) - Cha mẹ là người Việt Nam và cả hai đều là dược sĩ nên dòng máu yêu khoa học đã ngấm vào nhà khoa học Mỹ Caroline Hatton ngay từ nhỏ