Ông tổ trưởng hòa giải bằng… châm ngôn

(VOV)-Là người sáng tác ra nghìn câu châm ngôn, ông Cao Văn Tuế (82 tuổi) còn là một tổ trưởng được nhân dân kính trọng và tin tưởng.

Ở tuổi cao niên, ông thợ cạo Cao Văn Tuế vừa ra cuốn sách tựa đề “Những dòng tâm thức” do nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành. Cuốn sách bỏ túi khổ nhỏ 10x15 cm tập hợp 300 câu châm ngôn tinh lọc từ 4.000 câu do chính ông lão cắt tóc Hà Thành chiêm nghiệm, chắt lọc từ cuộc sống mà viết nên.

Điều đáng quí không chỉ bởi những câu châm ngôn do ông sáng tác đã trở thành định hướng sống, là phương châm hành động, phép đối nhân xử thế cho rất nhiều người mà ông còn là một biểu tượng cho nghị lực tự học, tự trau dồi kiến thức cho bản thân. Từ nhiều năm nay, ông còn là người tổ trưởng đáng kính và là niềm tự hào của bà con tổ dân phố số 29, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Khách của ông Tuế phần lớn là người cao tuổi yêu thơ văn

Sinh ra ở làng Sủi, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội - một ngôi làng nhỏ có 10 vị tiến sĩ được khắc tên trên bia đá ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám, từ nhỏ ông Cao Văn Tuế đã mơ ước được viết văn, làm thơ noi gương các cụ tiền bối. Gia đình nghèo nên ông chỉ được học đến hết cấp 1. Năm 15 tuổi, ông bắt đầu hành nghề cắt tóc rồi chuyển đến làng Bưởi lấy vợ và định cư. Những lúc vắng khách, ông Tuế thường lôi sách, báo ra đọc để tự trau dồi kiến thức cho bản thân.

Nghề cắt tóc giúp ông có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người dân ở địa phương. Những câu chuyện khách hàng kể đều mang đến cho ông một vốn sống dồi dào. “Tay cắt tóc óc hành văn”, ngày cắt tóc, tối về ông chắp nối những câu chuyện đời và viết thành những bài thơ, bài văn rồi đem gửi bưu điện đăng báo.

Ông Cao Văn Tuế tâm sự: “Tôi hay đọc báo rồi nghiên cứu. Đọc sách cũ ngày xưa và cả văn học nước ngoài. Khi có vốn tư liệu, tôi bắt đầu đọc bài báo của người ta. Tôi nghĩ, người ta viết được thì mình cũng viết được. Cứ như thế, tôi cứ tập luyện viết dần”.

Rồi anh thợ cắt tóc học cấp I ấy đã trở thành hội viên Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội lứa đầu tiên và rất có duyên với các giải báo chí, trong đó phải kể đến những bài báo viết về quê ông như bài: “Đường về làng quê không bị lấm giày” (Giải A, Báo Hà Nội mới năm 1999), “Nếp làng Sủi” (Giải Ba cuộc thi Phóng sự báo Quân đội nhân dân năm 1998), “Hạnh phúc trên tay bà đỡ” (Giải B cuộc thi Sáng tác văn năm 2000).

Là con rể làng Bưởi -một làng nổi tiếng khoa bảng, học thức, dù chỉ xuất thân là anh thợ cạo, nhưng ông Cao Văn Tuế đã khiến người dân nơi đây nể phục về cốt cách con người. Ông được người dân làng đặt niềm tin và bầu làm tổ trưởng tổ dân phố như một sự động viên lớn cho việc tự học của bản thân. Không giống như công chức với 8 tiếng làm việc ở cơ quan, công việc tổ trưởng tổ dân phố của ông Cao Văn Tuế là 24/24 giờ. Nhiệm vụ của Tổ trưởng phải xử lý ngay khi có bất cứ sự vụ nào xảy ra trong tổ dân phố của mình từ việc thăm nom người ốm, ma chay, hiếu hỉ đến việc giữ gìn trật tự an toàn và vệ sinh môi trường.

Đến nay, ông Tuế đã 82 tuổi nhưng bà con vẫn tín nhiệm bầu ông làm Tổ trưởng liên tục 48 năm qua- kỷ lục về thâm niên công tác của chức vụ này.

Bà Đoàn Thị Tú, 65 tuổi, một người dân trong tổ nhận xét: “Nói về một người tổ trưởng dân phố mà làm việc như ông Tuế, tôi thấy là nhất đấy vì bác rất ôn hòa và tận tình. Tiếng nói của bác có uy tín nên hòa giải có hiệu quả. Người ta phải rất tin cậy thì mới nghe theo. Bác ấy làm công việc hiệu quả vì là người có tâm và rất tình cảm, hòa đồng với bà con”.

Sử dụng châm ngôn để giải quyết sự việc

Không chỉ tận tâm với bà con, ông Tuế có cách giải quyết sự vụ không giống ai, đó là bằng những câu châm ngôn do ông tự viết. Bởi thế ông được bà con tổ dân phố số 29 phường Bưởi, quận Tây Hồ gọi là “ông tổ trưởng châm ngôn”. Hiện nay, ông là người sở hữu gần 4.000 câu châm ngôn, trong đó 1.000 câu đã được đăng báo, đăng lịch. Những câu châm ngôn này được ông viết từ khi làm tổ trưởng tổ dân phố.

Ông Tuế tranh thủ đọc báo khi vắng khách

Một lần ông Tuế chứng kiến đứa trẻ 6 tuổi trong xóm bị cha mắng do cầm tiền đi mua xôi không cẩn thận bị người ta giật mất. Gặng hỏi thì người cha cho biết, hàng xôi đầu ngõ hết nên cháu bé cầm 100.000 đồng ra ngoài đường thì bị giật mất tiền. Ông Tuế nghe xong liền phê bình người cha vì đã giao việc quá sức đứa trẻ. Sau đó, ông viết câu châm ngôn: “Thường phê bình người hỏng việc, mấy ai phê người giao việc”.

Một trường hợp khác, chứng kiến nhà có hai bố con cùng nghiện rượu, ông tổ trưởng bèn vận dụng viết châm ngôn để khuyên nhủ. Ông Cao Văn Tuế kể: “Tôi viết “Bố dốc chai, con dốc lọ, nhà không đổ cũng bị xiêu”. Mình viết châm ngôn, được đăng trên báo nữa thì họ càng tin. Những câu tôi viết ra đều in lên báo cả. In xong, tôi mang tờ báo đến và bảo: Này nhé, tôi đến nhà anh thấy bố uống rượu, con dốc rượu thì tôi ghi vào đây rồi. Họ tỉnh ngộ bảo bác Tuế nhận xét thế, nhân dân cũng thấy đúng thì mình phải theo”.

Những câu châm ngôn của ông Tuế đều xuất phát từ chính cuộc sống, lại mang hơi thở của các câu thành ngữ, tục ngữ dân gian nên rất gần gũi, gắn với những khung cảnh nhất định.

Ông Vũ Nhật Chương, người Làng Bưởi nhận xét: “Phần lớn câu châm ngôn của bác Tuế xuất phát từ cuộc sống thường ngày nên nhiều người thấy rất thiết thực và phù hợp với nhận thức và suy nghĩ của người dân bình thường. Nó không quá cao siêu nhưng những người đã từng trải thì lại nghiệm thấy rất đúng. Vì thế câu viết của bác ấy được rất nhiều người biết đến”.

Từ chuyện làng, chuyện xã đến chuyện nước, những câu châm ngôn của ông Cao Văn Tuế đúc kết kinh nghiệm sống giúp mọi người biết cách đối nhân xử thế, hướng tới cuộc sống vị tha, lương thiện.

Ông Tuế chia sẻ: “Có làm tổ trưởng tổ dân phố mới thấu hiểu nhân dân, thấu đáo được hoàn cảnh của từng gia đình, do đâu mà thành, vì đâu mà bại. Từ đó cũng giúp tôi có thêm vốn sống quí giá”.

Ông gọi việc làm tổ trưởng, làm nghề cắt tóc với viết văn là bộ 3: xe, pháo, mã. Nhờ sự gắn bó khăng khít của bộ ba này cùng với ý thức luôn trau dồi học hỏi và đọc sách báo mà ông thành công trong sự nghiệp văn chương. Năm nay, bước sang tuổi 82 tuổi nhưng ông Tuế vẫn không ngừng học hỏi, tận tụy với công việc. Và cuốn sách châm ngôn mang tên: “Những dòng tâm thức” là vốn sống cả đời như ông chia sẻ:

Vốn quý của quê hương

Kho báu trong cuộc đời

Tất cả! Tất cả! Gộp lại,

Là hạt gạo.

Tôi xin dùng: Hạt gạo ủ lên men,

Cất lên thành rượu

Đó chính là: Những dòng tâm thức./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Johnathan Hạnh Nguyễn: Đầu tư chứ không đầu cơ
Johnathan Hạnh Nguyễn: Đầu tư chứ không đầu cơ

Nhắc đến Johnathan Hạnh Nguyễn, nhiều doanh nhân Việt Nam tỏ ra nể phục.

Johnathan Hạnh Nguyễn: Đầu tư chứ không đầu cơ

Johnathan Hạnh Nguyễn: Đầu tư chứ không đầu cơ

Nhắc đến Johnathan Hạnh Nguyễn, nhiều doanh nhân Việt Nam tỏ ra nể phục.

Cậu học trò lớp 11 sáng chế máy cắt thức ăn cho cá
Cậu học trò lớp 11 sáng chế máy cắt thức ăn cho cá

(VOV) - Nguyễn Tiến Hoàng, học sinh  tỉnh Bình Phước đã sáng chế một sản phẩm hữu ích phục vụ cho cuộc sống.

Cậu học trò lớp 11 sáng chế máy cắt thức ăn cho cá

Cậu học trò lớp 11 sáng chế máy cắt thức ăn cho cá

(VOV) - Nguyễn Tiến Hoàng, học sinh  tỉnh Bình Phước đã sáng chế một sản phẩm hữu ích phục vụ cho cuộc sống.

Nhà báo Kim Cúc: Một đam mê, cả cuộc đời
Nhà báo Kim Cúc: Một đam mê, cả cuộc đời

(VOV)- Được làm việc, được đem những điều tốt đẹp nhất đến cho mọi người, đã trở thành niềm vui sống trong con người chị...

Nhà báo Kim Cúc: Một đam mê, cả cuộc đời

Nhà báo Kim Cúc: Một đam mê, cả cuộc đời

(VOV)- Được làm việc, được đem những điều tốt đẹp nhất đến cho mọi người, đã trở thành niềm vui sống trong con người chị...

Nữ thương binh 68 tuổi vẫn hết lòng vì công việc
Nữ thương binh 68 tuổi vẫn hết lòng vì công việc

(VOV) - Dù mang trên mình nhiều thương tật nhưng bà Bùi Thị Tưởng vẫn không ngừng lao động để giúp ích cho những thương, bệnh binh.

Nữ thương binh 68 tuổi vẫn hết lòng vì công việc

Nữ thương binh 68 tuổi vẫn hết lòng vì công việc

(VOV) - Dù mang trên mình nhiều thương tật nhưng bà Bùi Thị Tưởng vẫn không ngừng lao động để giúp ích cho những thương, bệnh binh.

Nữ sinh Việt khiến ngành giáo dục Australia ngỡ ngàng
Nữ sinh Việt khiến ngành giáo dục Australia ngỡ ngàng

Đặt chân đến Australia từ khi 14 tuổi, sau 5 năm, cô gái trẻ Thái Minh Thùy đã đạt được những kết quả học tập vượt trội đến ngỡ ngàng,

Nữ sinh Việt khiến ngành giáo dục Australia ngỡ ngàng

Nữ sinh Việt khiến ngành giáo dục Australia ngỡ ngàng

Đặt chân đến Australia từ khi 14 tuổi, sau 5 năm, cô gái trẻ Thái Minh Thùy đã đạt được những kết quả học tập vượt trội đến ngỡ ngàng,

“Ngôi nhà” của các nữ doanh nhân Quảng Trị
“Ngôi nhà” của các nữ doanh nhân Quảng Trị

(VOV) -Câu lạc bộ Doanh nhân nữ tỉnh Quảng Trị đang phát huy vai trò, hiệu quả, đóng góp tích cực cho địa phương.

“Ngôi nhà” của các nữ doanh nhân Quảng Trị

“Ngôi nhà” của các nữ doanh nhân Quảng Trị

(VOV) -Câu lạc bộ Doanh nhân nữ tỉnh Quảng Trị đang phát huy vai trò, hiệu quả, đóng góp tích cực cho địa phương.

6 phụ nữ gốc Việt thành đạt trên đất khách
6 phụ nữ gốc Việt thành đạt trên đất khách

Những phụ nữ gốc Việt này không chỉ thành công trong lĩnh vực mình theo đuổi mà còn trở thành nguồn cảm hứng sống cho rất nhiều người.

6 phụ nữ gốc Việt thành đạt trên đất khách

6 phụ nữ gốc Việt thành đạt trên đất khách

Những phụ nữ gốc Việt này không chỉ thành công trong lĩnh vực mình theo đuổi mà còn trở thành nguồn cảm hứng sống cho rất nhiều người.