“Xử lý dự án thua lỗ và ngân hàng yếu kém còn chậm, chưa rõ trách nhiệm”

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, xử lý các dự án thua lỗ, ngân hàng yếu kém còn chậm, chưa rõ nguyên nhân và trách nhiệm.

Nội dung này được thể hiện trong Thông báo của Tổng Thư ký Quốc hội về kết kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 tại Phiên họp thứ 16 vừa qua.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản đồng tình cho rằng năm 2022, vượt qua khó khăn thách thức, kinh tế - xã hội Việt Nam phục hồi và phát triển mạnh mẽ; GDP 9 tháng đầu năm tăng 8,83%, dự kiến cả năm khoảng 8% đạt cận dưới về kỳ vọng tăng trưởng khi có gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (8-8,5%); được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng.

14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; phục hồi kinh tế diễn ra đồng đều giữa các địa phương (44/63 tỉnh, thành phố có GRDP tăng trên 6%); số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; lạm phát được kiểm soát, ước cả năm CPI tăng khoảng 4%; thu ngân sách nhà nước vượt cao so với dự toán; an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững; uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao…

Bên cạnh kết quả đã đạt được, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá tồn tại, bất cập nội tại của nền kinh tế chậm được cải thiện như: Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, năng lực, tính tự chủ, khả năng chống chịu của nền kinh tế chưa cao; doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất thấp, phụ thuộc nhập khẩu đầu vào; chưa có nhiều tập đoàn mạnh, quy mô lớn đóng vai trò dẫn dắt, tổ chức các chuỗi cung ứng, hệ sinh thái sản xuất nội địa; liên kết giữa các doanh nghiệp nội địa với nhau và với doanh nghiệp FDI còn hạn chế…

Một số điểm nghẽn chưa được tháo gỡ hiệu quả như công tác lập, triển khai quy hoạch chậm; thiếu hụt lao động cục bộ, chuyển dịch lao động từ khu vực công sang khu vực tư có chiều hướng gia tăng; nguy cơ thiếu nhân lực tại cơ sở y tế công lập do tình trạng xin thôi việc; vướng mắc trong mua sắm công, thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế chưa được xử lý dứt điểm.

“Mục tiêu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để dẫn dắt đầu tư xã hội hỗ trợ nền kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu; Quy hoạch điện VIII chậm được phê duyệt. Cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, xử lý các dự án thua lỗ, ngân hàng yếu kém còn chậm, chưa rõ nguyên nhân và trách nhiệm” - Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh.

Ngoài ra, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế; thủ tục của một số chính sách bất cập, chưa rõ ràng, khó tiếp cận; giải ngân vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm quốc gia, Chương trình mục tiêu quốc gia chậm.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm về những tồn tại, hạn chế nêu trên; đồng thời báo cáo bổ sung một số nội dung như ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại trước tình hình nợ xấu gia tăng và hiện tượng bất ổn ở một ngân hàng thương mại gần đây; thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản và mức độ ảnh hưởng đến tăng trưởng, an ninh tài chính…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 như Chính phủ trình. Tuy nhiên đề nghị xây dựng giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn để khắc phục những hạn chế, yếu kém của một số ngành, lĩnh vực như giải ngân vốn đầu tư công; tháo gỡ các vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế; có giải pháp ổn định giá cả hàng hóa, bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là điện, xăng và dầu…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng cho công chức, viên chức
Đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng cho công chức, viên chức

VOV.VN - Nếu được thông qua, lương cơ sở áp dụng với công chức, viên chức sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng, tương đương tăng khoảng 20,8 %.

Đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng cho công chức, viên chức

Đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng cho công chức, viên chức

VOV.VN - Nếu được thông qua, lương cơ sở áp dụng với công chức, viên chức sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng, tương đương tăng khoảng 20,8 %.

"Cần xây dựng lại cơ chế điều hành giá bán lẻ xăng dầu hợp lý hơn"
"Cần xây dựng lại cơ chế điều hành giá bán lẻ xăng dầu hợp lý hơn"

VOV.VN - Trước những bất cập trong việc bán lẻ xăng dầu thời gian gần đây, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng lại cơ chế điều hành giá bán lẻ một cách hợp lý hơn vừa đảm bảo lợi ích người dân, doanh nghiệp...

"Cần xây dựng lại cơ chế điều hành giá bán lẻ xăng dầu hợp lý hơn"

"Cần xây dựng lại cơ chế điều hành giá bán lẻ xăng dầu hợp lý hơn"

VOV.VN - Trước những bất cập trong việc bán lẻ xăng dầu thời gian gần đây, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng lại cơ chế điều hành giá bán lẻ một cách hợp lý hơn vừa đảm bảo lợi ích người dân, doanh nghiệp...

Thực hiện Chương trình phục hồi KT-XH: “Còn tâm lý e ngại, sợ mắc sai phạm”
Thực hiện Chương trình phục hồi KT-XH: “Còn tâm lý e ngại, sợ mắc sai phạm”

VOV.VN - Chính phủ đánh giá ở một số nơi còn chưa quán triệt đầy đủ tầm quan trọng của Chương trình, chưa tích cực đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ trợ. Còn có tâm lý e ngại, sợ mắc sai phạm trong thực hiện.

Thực hiện Chương trình phục hồi KT-XH: “Còn tâm lý e ngại, sợ mắc sai phạm”

Thực hiện Chương trình phục hồi KT-XH: “Còn tâm lý e ngại, sợ mắc sai phạm”

VOV.VN - Chính phủ đánh giá ở một số nơi còn chưa quán triệt đầy đủ tầm quan trọng của Chương trình, chưa tích cực đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ trợ. Còn có tâm lý e ngại, sợ mắc sai phạm trong thực hiện.