Buộc thôi học nữ sinh đánh bạn trong lớp

5 người khác bị cảnh cáo và cả lớp bị khiển trách vì đã cổ vũ đánh nhau, vô cảm khi chứng kiến sự việc.

Chiều 1/4, Ban giám hiệu THPT Trần Phú (xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông, Gia Lai) có công văn gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai báo cáo việc xử lý kỷ luật số học sinh đánh nhau, cổ vũ đánh nhau rồi quay clip tung lên mạng tuần trước.

Theo trường Trần Phú, do có cãi vã về cách ăn mặc, Thanh (lớp 10B3) và Thu (lớp 10B4) nhiều lần nhắn tin văng tục qua điện thoại. Ngày 24/3, sau tiết học thứ nhất, Thanh chạy sang lớp 10B4 đóng sập cửa lại rồi xông vào đánh Thu tới tấp. Thay vì can ngăn, các học sinh khác của lớp 10B4 lại có lời lẽ kích động, cổ vũ, dùng điện thoại để quay lại cảnh ẩu đả. Bốn ngày sau, đoạn video này bị tung lên mạng Internet.

Trường PTTH Trần Phú - Gia Lai, nơi vừa xảy ra vụ việc

Làm việc với các giáo viên, học sinh và phụ huynh, hội đồng kỷ luật trường Trần Phú đã thống nhất buộc thôi học có thời hạn với Thanh vì hành vi đánh bạn, xúc phạm danh dự, thân thể người học. Học sinh này trước đó hay trốn học, vi phạm nội quy, từng bị kỷ luật khiển trách trước toàn trường.

Nhà trường cũng cảnh cáo toàn trường 2 học sinh, khiển trách 3 em khác vì đã không can ngăn, không báo cáo thầy cô, nhà trường, đứng ngoài dùng lời lẽ kích động, xúi giục đánh nhau, xúc phạm nhân phẩm người học.

Ban giám hiệu cũng phê bình tập thể lớp 10B4 vì thiếu sự đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, vô cảm, che giấu hành vi bạo lực học đường, không báo cáo giáo viên để can thiệp, xử lý. Ban cán sự lớp, Ban Chấp hành chi đoàn lớp 10B4 phải nghiêm túc kiểm điểm về tinh thần trách nhiệm.

Nhà trường cũng gửi công văn đến UBND, công an xã Thăng Hưng (nơi Thanh trú ngụ) yêu cầu theo dõi, giám sát bởi lo ngại khả năng em này sẽ có hành động trả thù.

Theo thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Giới, Thanh là học sinh cá biệt của trường, học lực yếu và rất hung hăng. Sau khi đánh Thu, nữ sinh này đã hăm dọa các bạn khác "nếu hé răng sẽ cho ăn đòn" khiến ai cũng sợ. Thời điểm Thanh từ lớp 10B3 qua lớp 10B4 đánh bạn là lúc học sinh và giáo viên được nghỉ giải lao 5 phút. Trong lớp có gần 30 học sinh nhưng các em đã vô cảm trước việc bạn bị đánh.

"Toàn bộ sự việc từ đánh, làm nhục bạn và quay phim chỉ diễn ra chưa đầy 5 phút nhưng rất ồn ào. Em Thu xin nghỉ học bất thường ở tiết thứ hai nhưng giáo viên, trưởng ban thi đua nhà trường không hề hay biết chứng tỏ không bám sát, gần gũi học sinh", ông Giới cho hay.

Nhà trường cũng đề nghị giáo viên cần tâm huyết, gần gũi, gắn bó, thân thiết với học sinh hơn nữa để nắm bắt những khúc mắc của học trò, kịp thời chia sẻ, ngăn ngừa, tránh để mâu thuẫn ngày càng lớn dẫn đến hậu quả khó lường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

1 năm, gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau
1 năm, gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau

Hành vi đánh nhau ở học sinh thời gian gần đây có hiện tượng gia tăng, các em không chỉ đánh nhau mà còn quay camera, tung lên mạng, gây bức xúc đối với xã hội.  

1 năm, gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau

1 năm, gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau

Hành vi đánh nhau ở học sinh thời gian gần đây có hiện tượng gia tăng, các em không chỉ đánh nhau mà còn quay camera, tung lên mạng, gây bức xúc đối với xã hội.  

Đề nghị công an xác minh vụ nữ học sinh đánh nhau
Đề nghị công an xác minh vụ nữ học sinh đánh nhau

Sở GD-ĐT tỏ rõ quan điểm kiên quyết xử lý nghiêm khắc những học sinh, cán bộ công chức, giáo viên nếu cơ quan công an xác định có liên quan đến vụ việc trên.

Đề nghị công an xác minh vụ nữ học sinh đánh nhau

Đề nghị công an xác minh vụ nữ học sinh đánh nhau

Sở GD-ĐT tỏ rõ quan điểm kiên quyết xử lý nghiêm khắc những học sinh, cán bộ công chức, giáo viên nếu cơ quan công an xác định có liên quan đến vụ việc trên.

Hầu hết các vụ học sinh đánh nhau đều xảy ra ngoài nhà trường
Hầu hết các vụ học sinh đánh nhau đều xảy ra ngoài nhà trường

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa: Trách nhiệm trong vấn đề bạo lực học đường không chỉ thuộc về nhà trường mà từ nhiều phía như gia đình và xã hội.

Hầu hết các vụ học sinh đánh nhau đều xảy ra ngoài nhà trường

Hầu hết các vụ học sinh đánh nhau đều xảy ra ngoài nhà trường

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa: Trách nhiệm trong vấn đề bạo lực học đường không chỉ thuộc về nhà trường mà từ nhiều phía như gia đình và xã hội.

Ngăn chặn học sinh đánh nhau rồi quay phim, đưa lên mạng
Ngăn chặn học sinh đánh nhau rồi quay phim, đưa lên mạng

(VOV) - Bộ GD-ĐT yêu cầu không để học sinh, sinh viên tham gia tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng. 

Ngăn chặn học sinh đánh nhau rồi quay phim, đưa lên mạng

Ngăn chặn học sinh đánh nhau rồi quay phim, đưa lên mạng

(VOV) - Bộ GD-ĐT yêu cầu không để học sinh, sinh viên tham gia tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng. 

Học sinh đánh nhau và câu chuyện trách nhiệm
Học sinh đánh nhau và câu chuyện trách nhiệm

Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn TP Hà Nội đã xảy ra 42 vụ HS tụ tập đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó có 2 vụ giết người.

Học sinh đánh nhau và câu chuyện trách nhiệm

Học sinh đánh nhau và câu chuyện trách nhiệm

Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn TP Hà Nội đã xảy ra 42 vụ HS tụ tập đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó có 2 vụ giết người.

Ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau
Ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau

Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tăng cường tuyên truyền, tổ chức sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của học sinh trong việc “nói không với hành vi bạo lực”  

Ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau

Ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau

Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tăng cường tuyên truyền, tổ chức sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của học sinh trong việc “nói không với hành vi bạo lực”