Hàng loạt vụ lừa bắt cóc để tống tiền qua điện thoại

(VOV) - Đối tượng dùng thủ đoạn gọi điện thoại đến số máy cố định của bị hại nói đang bắt cóc người thân và yêu cầu gửi tiền.

Đội Phòng chống tội phạm công nghệ cao- Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP Hà Nội sáng 3/7 cho biết, thời gian vừa qua, trên địa bàn thành phố liên tiếp xảy ra các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đối tượng dùng thủ đoạn gọi điện thoại đến số máy cố định của nhà riêng hoặc cơ quan của bị hại và cho nghe các tiếng “kêu cứu” giả giọng thân nhân gia đình. Đồng thời chúng đưa ra nội dung đã bắt cóc thân nhân của bị hại, yêu cầu phải chuyển tiền ngay cho chúng (qua tài khoản ngân hàng, hoặc hẹn đến một địa điểm nào đó) thì người thân mới được thả và không bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe. Tin là người thân bị bắt cóc thật, nhiều gia đình đã chuyển tiền cho bọn chúng. Sau khi chuyển tiền xong thì mới biết người thân không ai bị bắt đã đến trình báo cơ quan công an.

Theo thông tin từ cơ quan điều tra, thời gian qua đã có 9 vụ việc được người dân trình báo đến cơ quan điều tra. Điển hình như vụ chị H. (Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) đang làm việc tại cơ quan thì có điện thoại gọi đến số máy cố định của cơ quan với nội dung đe dọa, đang bắt giữ con trai chị vì con chị đang nợ chúng tiền. Đối tượng yêu cầu chị Hà phải nộp cho chúng 500 triệu đồng thì chúng thả con chị.

Chúng yêu cầu đưa trước 20 triệu đồng và nộp vào tài khoản ngân hàng của đối tượng. Sau khi đến ngân hàng nộp tiền xong, chị Hà điện thoại cho con thì mới biết đã bị đối tượng lừa.

Vụ việc mới nhất xảy ra ngày 1/7/2013. Chị Lê Thị Thúy Hoài (trú ở Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội) đang làm việc tại cơ quan thì có điện thoại gọi đến số máy cố định của cơ quan với nội dung đe dọa, đang bắt giữ chồng chị, vì chồng chị đang nợ chúng 200 triệu đồng. Đối tượng yêu cầu chị Hoài phải đưa trước cho chúng 50 triệu đồng thì mới thả chồng chị.

Đối tượng yêu cầu chị Hoài đi ngay xuống đường Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân) rồi chúng lại chuyển đi điểm giao tiền tại khu vực bến xe Gia Lâm.

Sau khi đưa tiền cho đối tượng xong, chị Hoài điện thoại cho chồng thì mới biết bị đối tượng lừa. Chị Hoài đã đến cơ quan công an trình báo nội dung vụ việc.

Cơ quan điều tra thông báo, khi biết thông tin về hoạt động của nhóm đối tượng trên, hoặc ở trong tình trạng bị đe dọa tống tiền, hãy báo cơ quan công an nơi gần nhất; hoặc báo đến Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP Hà Nội. ĐT: 04.39396134./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cô giáo tiểu học lừa đảo tiền tỷ
Cô giáo tiểu học lừa đảo tiền tỷ

Nhiều gia đình dân tộc thiểu số bán cả trâu bò, thế chấp sổ đỏ để vay tiền ngân hàng, vay của người thân đưa cho Hà và Tân.

Cô giáo tiểu học lừa đảo tiền tỷ

Cô giáo tiểu học lừa đảo tiền tỷ

Nhiều gia đình dân tộc thiểu số bán cả trâu bò, thế chấp sổ đỏ để vay tiền ngân hàng, vay của người thân đưa cho Hà và Tân.

Liệu có ngăn chặn được hết các hành vi lừa đảo?
Liệu có ngăn chặn được hết các hành vi lừa đảo?

(VOV) -Từ 1/7 tới, Nghị định 52 về thương mại điện tử có hiệu lực, thay thế nghị định cũ vốn đã lạc hậu so với thực tế.

Liệu có ngăn chặn được hết các hành vi lừa đảo?

Liệu có ngăn chặn được hết các hành vi lừa đảo?

(VOV) -Từ 1/7 tới, Nghị định 52 về thương mại điện tử có hiệu lực, thay thế nghị định cũ vốn đã lạc hậu so với thực tế.

Truy tố đối tượng giả nhân viên ngân hàng lừa đảo
Truy tố đối tượng giả nhân viên ngân hàng lừa đảo

(VOV) - Từ cuối năm 2011 đến tháng 3/2013, đối tượng này đã thực hiện 16 vụ lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tài sản.

Truy tố đối tượng giả nhân viên ngân hàng lừa đảo

Truy tố đối tượng giả nhân viên ngân hàng lừa đảo

(VOV) - Từ cuối năm 2011 đến tháng 3/2013, đối tượng này đã thực hiện 16 vụ lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tài sản.